Nếu không ngăn chặn thuốc lá mới, Việt Nam sẽ phải gánh hậu quả nặng nề
Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, chi phí điều trị 5 nhóm bệnh trong tổng số 25 bệnh do thuốc lá gây ra tại Việt Nam chiếm khoảng 67.000 tỷ đồng.
Chiều 16/11, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo, đài khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Mối nguy hiểm của thuốc lá mới
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông Hồ Hồng Hải cho biết kết quả điều tra sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên (GYTS 2022) cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trên thế giới với nhóm 13-15 tuổi là 3,5% (nam là 4,3%, nữ là 2,8%). Kết quả điều tra thuốc lá là người trưởng thành PGATS 2020 có 52% người trong độ tuổi từ 15-24 từng nghe tới thuốc lá điện tử; 7,3% người trong độ tuổi 15-24 hiện đang sử dụng thuốc lá điện tử.
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông Hồ Hồng Hải.
“Theo số liệu điều tra này, nếu chúng ta không quyết liệt ngăn chặn các sản phẩm thuốc lá mới tại Việt Nam thì tỷ lệ sẽ gia tăng trở lại. Việt Nam sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề hơn rất nhiều trong tương lai gần và các kết quả đạt được sẽ bị phá bỏ”, ông Hải cảnh báo.
Do đó, việc nâng cao năng lực truyền thông về công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, đặc biệt là các sản phẩm thuốc lá mới là biện pháp quan trọng để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong cộng đồng…
Video đang HOT
Theo ông Hải, phòng chống tác hại của thuốc lá sẽ đem lại lợi ích không chỉ cho Việt Nam mà còn cho thế giới. Thống kê cho thấy, hàng năm có 7 triệu người tử vong do tác hại của thuốc lá, trong đó, có 1 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động.
Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, chi phí điều trị 5 nhóm bệnh trong tổng số 25 bệnh do thuốc lá gây ra tại Việt Nam chiếm 1% (quy đổi) GDP (khoảng 67.000 tỷ đồng).
Những năm gần đây, thuốc lá truyền thống đang bị lấn át bởi thuốc lá điện tử. Thuốc lá điện tử ngày càng tăng và tăng chủ yếu ở giới trẻ. Để giảm thiểu, phòng chống tác hại thuốc lá, Việt Nam đã có nhiều quy định liên quan đến giảm tác hại thuốc lá như cấm quảng cáo, cấm sử dụng thuốc lá nơi công cộng…
Các sản phẩm thuốc lá điện tử nghi nhập lậu được phát hiện tại một cửa hàng ở Đà Nẵng. Ảnh: CACC
Tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nữ đang có dấu hiệu tăng
Phó Giám đốc Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) Phan Thị Hải cho biết những nguy cơ, hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi. “Đây là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam”, bà Hải nói. Nghiên cứu tại Bệnh viện K cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc chiếm 96,8%.
Theo bà Phan Thị Hải, tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm người trưởng thành tại Việt Nam có xu hướng giảm trong những năm qua. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong thanh thiếu niên (13-15 tuổi) đã giảm từ 2,5% năm 2014 xuống 1,9% năm 2022. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nữ giới đang có biểu hiện tăng.
Năm 2022, tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động giảm đáng kể so với năm 2010 tại hầu hết các địa điểm như nơi làm việc (từ 55,9% xuống 23%); tại trường trung cấp, cao đẳng, đại học (từ 54,3% xuống 30,7%); trên phương tiện giao thông công cộng (từ 34,4% xuống 19%)…
“Với nhiều nỗ lực phòng chống tác hại thuốc lá, ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam đã phòng tránh được 280.000 ca tử vong sớm vì các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá”, bà Hải cho hay. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là 1 trong 15 nước có số nam giới trưởng thành hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới…
Tại hội nghị, các học viên được nghe các chuyên gia, diễn giả cung cấp thông tin về tình hình hoạt động và một số vấn đề ưu tiên trong phòng chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam; những thách thức do ngành công nghiệp thuốc lá can thiệp vào kiểm soát thuốc lá trên toàn cầu; tác hại của thuốc lá điện tử, cập nhật tình hình các ca ngộ độc do sử dụng thuốc lá điện tử; tổng quan về quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm thuốc lá mới tại Việt Nam, các hình thức tiếp cận giới trẻ.
Hút thuốc lá trên 40 năm, người đàn ông phải cắt cả lá phổi
Hút thuốc lá, thuốc lào trên 40 năm, nam bệnh nhân 64 tuổi ở Hà Nội phải nhập viện và phẫu thuật cắt cả lá phổi trái do khối u chiếm toàn gần hết nhu mô phổi.
Theo thống kê của ngành y tế, thuốc lá là nguyên nhân chính, chiếm tới trên 90% các ca ung thư phổi, trên 30% các loại ung thư khác.
Theo Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, nam bệnh nhân N.V.K (SN 1957, quận Long Biên, Hà Nội) làm nghề xây dựng, hút thuốc lá, thuốc lào trên 40 năm. Ba tuần trước khi vào viện, bệnh nhân xuất hiện ho khạc đờm trắng có lẫn nâu, có cảm giác sốt, không đau ngực, không khó thở, sau tự mua thuốc uống nhưng không đỡ.
Bệnh nhân đi khám phát hiện u phổi trái và được nhập viện điều trị tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
Các bác sĩ cho biết, khối u chiếm gần hết nhu mô phổi bên trái của người bệnh, vì vậy, sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã thống nhất phẫu thuật cắt toàn bộ phổi trái kèm nạo vét hạch cho bệnh nhân.
Các bác sĩ phẫu thuật cắt phổi cho bệnh nhân.
Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào vảy không biệt hóa. Sau mổ 5 ngày, bệnh nhân tự ngồi dậy, tự thở không cần oxy hỗ trợ.
Theo BS Nguyễn Văn Lâm, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, mổ cắt cả phổi điều trị ung thư là một phẫu thuật lớn, nặng nề cả về mặt ngoại khoa và gây mê hồi sức. Đây cũng là ca cắt cả phổi đầu tiên được tiến hành tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
Ung thư phổi là một trong những bệnh lý có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới và nguyên nhân chủ yếu do hút thuốc lá.
Tại Việt Nam, ung thư phổi là một trong những bệnh lý ác tính có số lượng người mắc và tỷ lệ tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp ở hai giới.
Theo thống kê ung thư toàn cầu Globocan, năm 2020, tại Việt Nam, tỉ lệ mắc ung thư phổi xếp thứ 2 với 26.262 ca mắc mới, chiếm 14.4%, và 23.797 ca tử vong vì căn bệnh này.
Theo thống kê của ngành y tế, thuốc lá là nguyên nhân chính chiếm tới trên 90% gây ra ung thư phổi, trên 30% gây ra các loại ung thư khác. Mỗi năm, nước ta ghi nhận hơn 182.000 ca mắc mới ung thư, trên 122.000 trường hợp tử vong. Hiện có khoảng 354.000 người đang sống chung với ung thư.
Bệnh sẽ được điều trị tốt nếu được phát hiện sớm, phẫu thuật sớm. Vì vậy, để phòng chống ung thư phổi, bác sĩ khuyến cáo người dân không nên sử dụng và tiếp xúc với thuốc lá, khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bệnh lý nói chung và ung thư phổi nói riêng.
Chủ nhà hàng qua đời ở tuổi 26 chỉ vì uống chiều khách mỗi ngày Kinh doanh nhà hàng ăn nhậu, anh Q. là chủ một nhà hàng làm ăn có tiếng nhưng đã qua đời ở tuổi 26 vì 2 lần nhồi máu cơ tim. Một ca cấp cứu tại BV Bạch Mai. Theo GS BS Nguyễn Gia Bình - Chủ tịch Hội Hồi sức chống độc Việt Nam tăng mỡ máu ở người trẻ hiện nay...