Nếu không muốn hủy hoại tương lai con mình, bố mẹ tuyệt đối đừng dạy trẻ theo 3 cách này
Tâm lý và tính cách của mỗi người, không ít thì nhiều đều có những khiếm khuyết nhất định. Ví dụ như không tự tin, tính cách thô bạo… Nguyên nhân chính đến từ sự giáo dục của gia đình, cũng chính là sự nuôi dạy con cái của bố mẹ tạo thành.
Cha mẹ đem tình yêu tới, giúp chúng ta cảm thấy ấm áp trên con đường nhân sinh. Cha mẹ còn dạy bản lĩnh sống và làm việc, giúp chúng ta biết được cách giải quyết khó khăn trên đường đời. Nhưng cũng có lúc cha mẹ lại khiến chúng ta tổn thương, khiến chúng ta ám ảnh tâm lý. Dưới đây là 3 cách thức dạy con sai lầm mà các mẹ thường mắc phải. Nếu thường xuyên áp dụng chúng sẽ hủy hoại đời con.
1. Đả kích con
Khiêm tốn là một từ có nghĩa tốt, nhưng cũng có chút nghĩa thiếu tự tin. Trong quá trình dạy dỗ con cái, rất nhiều bậc phụ huynh sợ con mình kiêu ngạo, cùng là để con biết khiêm tốn nên thường xuyên đả kích con.
Cha mẹ không nên đả kích con. (Ảnh minh họa)
Ví dụ khi con thi được 8 điểm, hớn hở vui mừng nói cho cha mẹ biết, cha mẹ lại nói rằng “ Sao không được 9 điểm?” Khi trẻ thi được 9 điểm, cha mẹ lại hỏi “Sao chỉ có 9 điểm? Không thi nổi 10 điểm à?” Khi trẻ đứng thứ 2, cha mẹ sẽ nói có gì mà đáng tự hào, dù gì cũng chả phải là xếp thứ nhất.
Đợi đến khi bạn xếp thứ nhất lớp, họ lại so sánh với cái khác… Những bậc cha mẹ này họ không biết rằng mình đang hủy hoại sự tự tin của con, đang khiến con cảm thấy áp lực và bị trói buộc rất lớn.
Cha mẹ nên nhìn nhận một cách chính xác về từng bước trưởng thành của con mình, đồng thời phải có sự khẳng định, khích lệ một cách khách quan với trẻ nhỏ. Như vậy mới giúp trẻ nhận thức đúng đắn về bản thân, càng tự tin hơn! Còn với khiêm tốn, nên để cho trẻ biết rằng lúc cần khiêm tốn thì khiêm tốn, lúc không cần khiêm tốn thì không phải khiêm tốn.
2. Bắt lớn nhường bé
Lớn nhường bé đó là một đức tính truyền thống đẹp, nhưng đối với trẻ con mà nói thì điều này chưa hẳn là đúng. Có rất nhiều gia đình sinh 2 con, cha mẹ đều bắt đứa lớn nhường đứa bé hơn, thậm chí còn phê bình đứa lớn, luôn bảo vệ đứa nhỏ.
Video đang HOT
Cha mẹ không được thiên vị. (Ảnh minh họa)
Nếu như lâu ngày làm vậy sẽ khiến đứa lớn cảm thấy mẹ không công bằng, hoặc không còn yêu con nữa, dần dần trở nên mất tự tin, còn đứa nhỏ vì được chiều chuộng sẽ ngày càng ương bướng. Cho nên, việc này sẽ không có lợi cho sự trưởng thành tâm lý của cả 2 đứa trẻ. Các cha mẹ cần phải làm khi hai đứa cãi nhau là đứng giữa, nhìn nhận khách quan không thiên vị, dẫn dắt các con tim cách xử lý.
3. Không để ý tới thể diện của con
Cha mẹ cần tôn trọng thể diện của con. (Ảnh minh họa)
Người lớn có thể diện của người lớn, trẻ con cũng có thể diện của trẻ con. Bất luận là người lớn hay trẻ nhỏ, không ai muốn mình bị mất thể diện cả, đặc biệt là khi trước mặt người ngoài. Nhưng trong thực tế có rất nhiều ông bố, bà mẹ không thèm để ý tới điều này, thậm chí là quát mắng, trừng phạt con ở những chốn đông người.
Phương thức giáo dục trẻ như vậy không có hiệu quả, dễ khiến trẻ cảm thấy ấm ức, có một số trẻ dần dần sẽ trở nên mặt dày, thậm chí là thái độ thờ ơ… Chúng ta sẽ thấy trẻ ngày càng ương bướng, thậm chí sau này trẻ lớn lên sẽ học theo cha mẹ không biết tôn trọng người khác, điều này sẽ đem lại những bất lợi rất lớn cho trẻ về sau.
Nguồn: QQ
Theo Helino
Câu chuyện truyền cảm hứng từ nữ tình nguyện viên khuyết tay tiếp sức mùa thi đầy nhiệt huyết
Dù không may mắn có một cơ thể lành lặn như bao người khác nhưng Phạm Thị Hồng Mai (sinh viên trường ĐH Hàng hải Việt Nam) vẫn khiến mọi người phải nể phục bởi những hoạt động tình nguyện tiếp sức mùa thi.
Sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng có bố là kỹ sư và mẹ là bác sĩ nhưng khác với nhiều đứa trẻ khác, Hồng Mai không may mắn khi vừa chào đời đã thiếu mất cánh tay trái.
Phạm Thị Hồng Mai (SN 1997) đến từ Hải Phòng bị khuyết một tay từ khi mới lọt lòng.
Suốt những năm tháng tuổi thơ, Hồng Mai luôn cảm thấy tự ti vì sự khiếm khuyết của cơ thể. Cô nàng ngày càng sống khép kín, né tránh mọi người xung quanh.
Nhưng điều kỳ diệu đã đến với cuộc sống của cô bé nhút nhát, ít nói ngày nào khi Mai bắt đầu bước vào cánh cửa đại học.
Chính những ngày tháng sinh viên đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ cùng những người bạn tốt bụng từ khắp nơi đã giúp Mai cởi mở, hòa đồng hơn.
Mọi người luôn yêu mến và giúp đỡ Mai, không coi Mai là người khuyết tật khiến cô nàng cảm thấy mình phải nỗ lực và thay đổi tích cực hơn.
Thấu hiểu những tình cảm mà mọi người dành tặng cũng như muốn đóng góp tuổi trẻ của mình, Mai đã quyết định tham gia các hoạt động tình nguyện xã hội - đặc biệt là chiến dịch Tiếp sức mùa thi.
'Khi đi thi đại học, nhìn những anh chị sinh viên tình nguyện cười nói, đoàn kết và vui đùa cũng nhau dù trời nắng nóng, mình cũng ước ao có một ngày được như thế, được là người có ích cho xã hội' - Mai tâm sự.
Từ ý nghĩ ấy, ngay sau khi thi đỗ vào trường Đại học Hàng hải Việt Nam, cô nàng đã mạnh dạn tham gia hoạt động tiếp sức mùa thi, cùng các bạn bè của mình đến điểm thi trên địa bàn thành phố Hải Phòng, đứng phân luồng giao thông, giúp đỡ các thí sinh và phụ huynh.
Khoác trên mình chiếc áo xanh tình nguyện, Mai quên đi khiếm khuyết cơ thể của bản thân và hòa đồng hơn với mọi người.
Đối với các tình nguyện viên khác, việc tham gia tình nguyện, hỗ trợ, giúp đỡ các thí sinh giữa điều kiện thời tiết như vậy đã rất vất vả nhưng với Mai, sự khó khăn ấy còn nhiều hơn nữa.
Tất cả mọi việc, Mai đều phải làm bằng tay phải. Tuy nhiên, lòng nhiệt huyết, sự đam mê và khát khao cống hiến đã thôi thúc Mai cố gắng hơn.
Giữa tiết trời nóng nực của mùa hè, nhìn những gương mặt đầy hào hứng, phấn khởi, tràn đầy nhựa sống tuổi trẻ cùng nụ cười tươi tắn luôn thường trực trên môi của những người bạn cùng tham gia tình nguyện, Mai cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc gấp bội.
Những người bạn cởi mở cùng Mai trải qua các hoạt động tình nguyện đã giúp cô nàng thấy tự tin, lạc quan hơn nhiều.
Không chỉ tham gia tiếp sức mùa thi, cô nàng còn mạnh dạn đăng ký tham dự hoạt động Mùa hè xanh, giúp đỡ bà con và các em nhỏ trong dịp hè khi còn là sinh viên năm nhất. Từ cô nàng nhút nhát, khép nép, Mai đã trở nên tự tin hơn.
'Có lần mình cùng mọi người tham gia hành trình tình nguyện kéo dài gần hai tuần tại các xã nghèo trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Qua quá trình tiếp xúc với bà con nơi đây, mình cảm thấy cuộc sống vẫn còn nhiều những mảnh đời kém may mắn nên cảm thấy rất xúc động và tự nhủ phải cố gắng làm nhiều việc ý nghĩa hơn, giúp đỡ mọi người hết sức có thể' - Mai chia sẻ.
Trong suốt thời sinh viên của mình, Hồng Mai cũng chứng tỏ được năng lực của bản thân khi đạt danh hiệu sinh viên 5 tốt cấp trường và liên tiếp đạt học bổng trong mỗi kì học.
Ngoài tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, ở trường, Mai cũng trở thành tấm gương về nghị lực vượt khó, đạt nhiều thành tích học tập tốt khiến thầy cô và bạn bè phải khâm phục. Bằng sự nỗ lực và tích cực của mình, tháng 5 vừa qua, Hồng Mai cũng xuất sắc trở thành 1 trong 20 người đại diện nhận bằng khen trong tổng số 336 đại biểu tại Đại hội thanh niên tiên tiến toàn quốc lần thứ 5.
Theo tiin.vn
Lý do cha mẹ nên dạy con biết hai chữ "cảm ơn" Tính cách con trẻ khi trưởng thành phụ thuộc phần lớn vào sự giáo dục của các bậc sinh thành. Nếu quá yêu thương trẻ, đòi gì đáp ứng nấy, mong trẻ thỏa mãn, nuông chiều một cách không lý trí sẽ khiến trẻ hình thành lối sống tùy tiện, buông thả, ích kỷ không biết ý nghĩa của sự hàm ơn. Câu...