“Nếu không hòa nhập vào mạng xã hội, nhà báo sẽ trở nên lạc lõng”
Theo PGS Nguyễn Văn Dững, nếu không hòa nhập vào mạng xã hội, nhà báo sẽ trở nên lạc lõng. Nhiều người đặt ra câu hỏi: “Các sinh viên báo chí có được dạy cách sử dụng mạng xã hội, facebook?”
Chúng tôi đã cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này với PGS.TS Nguyễn Văn Dững – Trưởng khoa Báo chí – Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Hầu như môn học nào cũng liên quan đến mạng xã hội
PGS. TS Nguyễn Văn Dững cho biết, hiện nay, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thì hầu như môn học nào thuộc chuyên ngành báo chí cũng liên quan đến mạng internet và mạng xã hội. Do đó, các giảng viên ở đây luôn luôn nhắc nhở sinh viên cách ứng xử với nó.
Theo PGS Dững, việc nhắc nhở hay cách ứng xử thì tùy theo môn học để nêu ra và yêu cầu tuân thủ. Ví dụ như môn Cơ sở lý luận báo chí thì cách ứng xử với mạng MXH khác với khi sinh viên học môn tin báo chí.
PGS.TS Nguyễn Văn Dững
Video đang HOT
PGS Dững nói: “Tuy nhiên, trong trường đào tạo là một chuyện, ra trường lại là câu chuyện khác. Vì, thứ nhất, không phải tất cả những người sử dụng MXH sai phạm đều là sinh viên báo chí; thứ hai, các cơ quan báo chí đều có chuẩn mực và nguyên tắc ứng xử với mạng xã hội. Cũng giống như trong trường không ai dạy tham nhũng hay nịnh nọt. Vấn đề là ở khâu quản lý”.
Cần cẩn trọng với các thông tin từ facebook và mạng xã hội
Chia sẻ về mạng facebook cá nhân nói riêng, PGS Dững cho biết thêm: “Tôi thường xuyên tham gia mạng xã hội, từ thời blog đến nay. Mạng xã hội là nơi người ta bày tỏ ý kiến về những sự kiện và vấn đề người ta quan tâm. Đó là nhu cầu tồn tại và nhu cầu phát triển, như cơm ăn nước uống, như học hành; thì được bày tỏ ý kiến, được thông tin và tham gia truyền thông là quyền cơ bản của con người, không thể khác được. Rất may là quyền này Thủ tướng đã phát biểu là không thể cấm; trong xã hội văn minh thì người ta khuyến khích. Dưới góc độ quản lý thì sử dụng mạng xã hội để nắm bắt thông tin và nhu cầu công chúng – nhân dân, để điều tiết và xử lý cho phù hợp”.
Khi được hỏi về những “tai nạn” hay “sự cố” khi dùng facebook, PGS Dững chia sẻ: “Tai nạn với tôi thì chưa, nhưng tai nạn ai cũng có thể bị. Tôi thấy dùng mạng xã hội để chia sẻ thông tin rất tốt, để nhiều người cùng biết để mở rộng hiểu biết, để thay đổi nhận thức, hành vi và thái độ. Đặc biệt trên báo chí của chúng ta hiện nay thông tin chưa đáp ứng nhu cầu công chúng, thì mạng xã hội là nơi để người ta có chỗ để bày tỏ. Mà xu hướng hiện nay công chúng “đổ” về mạng xã hội, thay vì báo chí. Trên thế giới cũng có tình hình này, nhưng nhẹ hơn. Vì báo chí họ thông tin đa chiều, thực tế hơn.
PGS Dững cũng cho biết, ông thường khuyên anh em học viên cao học, nghiên cứu sinh và sinh viên rằng nhà báo không thể xa rời mạng xã hội. Theo ông, nếu không hòa nhập vào mạng xã hội, nhà báo sẽ trở nên lạc lõng. Vào mạng xã hội để hiểu “công chúng ảo” đang quan tâm sự kiện, vấn đề thật nào đàn diễn ra, để hiểu các luồng thông tin, để nhận rõ cuộc sống thật dưới các chiều cạnh khác nhau,…
Tuy nhiên, theo PGS Dững, nếu sử dụng nguồn tin trên mạng xã hội thì phải rất cẩn trọng, cần có phương pháp thẩm định nguồn tin. Nguồn tin là quan trọng thì thẩm định nguồn tin quan trọng gấp 10 lần. Mặt khác, sử dụng nguồn tin và các luồng ý kiến trên MXH chỉ nên xem như những dữ liệu tham chiếu cho các bài bình luận, đánh giá để thêm các chiều cạnh của vấn đề, không nên chỉ lấy đó làm tiền đề.
Theo infonet
Các thế hệ chuyên Toán tài năng hội tụ
GS Hoàng Tuỵ, TS Lê Minh Sơn, GS Ngô Bảo Châu cùng các thệ hệ chuyên Toán A0 từ mọi miền đất nước về gặp mặt trong chương trình kỷ niệm Nửa thế kỷ A0 Tổng hợp và đón nhận huân chương Độc lập hạng nhì.
Khối chuyên Toán - Tin A0, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tiền thân là khối phổ thông chuyên Toán, được thành lập ngày 14/9/1965 theo quyết định của Thủ tướng. Lớp có nhiệm vụ phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh năng khiếu Toán học nhằm cung cấp cán bộ khoa học kỹ thuật xuất sắc để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Năm 1993, Khối được giao thêm nhiệm vụ đào tạo học sinh năng khiếu về Tin học và đổi tên thành Khối phổ thông chuyên Toán - Tin. Năm 2010, trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên được thành lập trên cơ sở thống nhất các bộ môn THPT chuyên của trường.
GS Hoàng Tuỵ (phải). Ảnh: Hoàng Long.
Thầy Nguyễn Vũ Lương, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên cho biết, từ khi thành lập đến nay, học sinh của khối A0 đã đạt được 110 huy chương Olympic quốc tế, trong đó Toán học 70 huy chương, Tin học 40 huy chương. Tổng số huy chương quốc tế mà học sinh của trường giành được chiếm khoảng 1/3 tổng số huy chương toàn quốc, trong đó đóng góp của Bộ môn Khối chuyên Toán - Tin là trên 50%.
"Nhiều học sinh của khối đã trở thành nhà khoa học nổi tiếng thế giới như GS Ngô Bảo Châu, GS Đàm Thanh Sơn và nhiều giáo sư tại các trường đại học danh tiếng, nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc, nhiều doanh nhân thành đạt, góp phần tích cực xây dựng và bảo vệ tổ quốc", thầy Lương khẳng định.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, 50 năm qua, khối chuyên Toán A0 đã đem lại 3 thành quả quan trọng với giáo dục nước nhà, đó là đào tạo nhân tài toán học, tạo môi trường làm toán với mức độ tập trung và chất lượng cao, hình thành lực lượng toán nòng cốt, là niềm tự hào cho dân tộc.
Trong các nước ASEAN, Việt Nam còn kém về nhiều mặt, nhưng chỉ có một GS Ngô Bảo Châu đạt giải thưởng Fields, châu Á cũng chỉ có ba nước là Nhật Bản, Việt Nam và Ấn Độ.
GS Ngô Bảo Châu chia sẻ tại buổi lễ. Ảnh: Hoàng Long.
"Việt Nam đã có nhiều công trình công bố quốc tế, trong đó Toán học là nhiều nhất, tiếp đến là Vật lý, Hoá học và các khối kỹ thuật. Đất nước đang bước vào giai đoạn mới với nhiều tiền đề để phát triển, hy vọng thầy và trò trường chuyên Khoa học Tự nhiên sẽ nỗ lực hơn nữa để xây dựng đất nước", Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nhắn nhủ.
Gửi lời cảm ơn đến những người thầy đã dìu dắt trong ba năm cấp 3 - thời gian quan trọng của cuộc đời, GS Ngô Bảo Châu cho biết, để thúc đẩy và phát triển nghiên cứu cũng như phong trào học tập Toán, Viện nghiên cứu cao cấp về Toán đã ra đời và phát triển 5 năm qua. Mục tiêu của chương trình là đến năm 2020 Việt Nam có thể xếp vào top những nước phát triển về Toán học trên thế giới.
"5 năm vừa qua Viện cao cấp về Toán luôn được các thầy giáo, học sinh cũ của chuyên Toán quan tâm và sát cánh. Mỗi lần quay lại thăm trường chuyên A0 là tôi được quay về tuổi học trò. Tôi tin tưởng các em sẽ trưởng thành, là người tiên phong trong các hoạt động nghiên cứu khoa học", GS Ngô Bảo Châu nói.
Bà Colleen Belack (Đại học Chicago, Mỹ) bày tỏ sự hào hứng khi được dự lễ kỷ niệm 50 năm khối chuyên Toán - Tin A0. Bà cho biết Việt Nam xếp thứ 6 trong các quốc gia gửi học sinh đến Mỹ, năm học vừa qua có 7.000 em đến học. "Tôi rất mong muốn được chào đón những học sinh tốt nhất đến học tập tại trường", bà Colleen Belack nói.
Theo VNE
500 học sinh về trụ sở xã học thay vì vào trung tâm thương mại Huyện Hưng Hà (Thái Bình) chấp thuận đề xuất của phụ huynh chuyển gần 500 học sinh Trường tiểu học Thái Phương sang trụ sở mới của xã, thay vì phải đến trung tâm thương mại học tạm. Trường tiểu học Thái Phương hiện có gần 500 học sinh đang theo học. Ảnh: Giang Chinh Ngày 14/9, trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn...