Nếu không có phi vụ Blue Box, sẽ không có Apple ngày nay
Phi vụ mạo hiểm Blue Box đã đặt nền móng cho sự phát triển mối quan hệ hợp tác của Jobs và Wozniak, điều mà họ đáng lẽ phải hiện thực hóa sớm hơn.
Jobs và Wozniak. Nguồn: stern.de.
Khi còn học ở lớp của McCollum, Jobs kết bạn với một sinh viên đã tốt nghiệp đại học tên là Stephen Wozniak, học trò cưng của thầy giáo và cũng là một huyền thoại ở trường bởi tài năng xuất chúng.
Em trai của Stephen từng tham gia đội bơi lội với Jobs. Stephen lớn hơn Jobs khoảng 5 tuổi nhưng kiến thức về điện tử thì vượt xa ông. Tuy nhiên, xét về cả mặt tình cảm lẫn giao tế xã hội thì Stephen vẫn chỉ như một cậu bé trung học. [...]
Bên cạnh sở thích về máy tính, cả hai còn có điểm chung là niềm đam mê âm nhạc. “Đó là quãng thời gian tuyệt vời cho tình yêu âm nhạc, giống như bạn đang sống trong thời đại khi mà Beethoven và Mozart còn sống. Thật sự, mọi người thường có những so sánh hồi tưởng như vậy. Đương nhiên, Woz và tôi cũng chìm đắm trong đó”, Jobs nhớ lại. [...]
Và sự kết hợp cuối cùng giữa điện tử và những trò chơi “ngông” của bộ đôi này, đồng thời cũng là hành động phiêu lưu giúp khởi xướng ra Apple, diễn ra vào một chiều chủ nhật khi Wozniak đọc được một bài báo trên tạp chí Esquire mà mẹ cậu để trên bàn ăn.
Lúc đó là tháng 9 năm 1971 và Woz đang định hôm sau sẽ nhập học tại Berkely, trường đại học thứ ba của ông. Câu chuyện với tựa đề “Bí mật của ‘chiếc hộp xanh’ nhỏ bé”, được viết bởi Ron Rosenbaum, nói về Blue Box, mô tả cách mà những kẻ trộm cướp viễn thông xâm nhập vào hệ thống và gọi điện đường dài miễn phí bằng cách dùng bản sao mô phỏng âm thanh truyền tín hiệu trên hệ thống mạng AT&T.
Wozniak nói rằng “Đọc được nửa bài báo thì tôi phải nhấc máy gọi luôn cho người bạn chí cốt của mình là Steve Jobs và cùng cậu ấy đọc nốt bài báo dài này”. Wozniak hiểu rằng Jobs, mặc dù bận rộn với việc chuẩn bị cho năm học cuối cấp, vẫn là một trong số hiếm hoi những người có thể chia sẻ được sự phấn khích của ông lúc đó.
Người anh hùng được nhắc tới trong bài báo đó tên là John Draper, một tin tặc (hacker) được biết đến biệt danh Captain Crunch, trước đó đã khám phá ra rằng những âm thanh phát ra từ chiếc còi đồ chơi kết hợp cùng với ngũ cốc ăn sáng giống y hệt âm điệu 2600 Hertz khi hệ thống tín hiệu mạng điện thoại báo chuyển hướng cuộc gọi.
Chính việc này khiến cho hệ thống có thể bị xâm nhập để thực hiện những cuộc gọi đường dài mà không phải trả thêm bất cứ một khoản phí nào. Bài báo cũng tiết lộ rằng những âm thanh khác được dùng để truyền tín hiệu cuộc gọi có thể tìm thấy trong một số báo của Bell System Technical Journal (Tạp chí Hệ thống Kỹ thuật Bell), nó đã được AT&T yêu cầu các thư viện dỡ bỏ ra khỏi giá sách ngay lập tức.
Ngay khi nhận được cuộc gọi của Wozniak vào chiều chủ nhật, Jobs biết rằng họ phải bắt tay nghiên cứu cuốn tạp chí kỹ thuật này ngay lập tức. Job kể rằng “Woz đã đón tôi chỉ vài phút sau đó và chúng tôi đi ngay đến thư viện ở SLAC (The Stanford Linear Accelerator Center – Trung tâm Gia số Tuyến tính Stanford) để tìm kiếm chúng”.
Video đang HOT
Hôm đó là chủ nhật nên thư viện đóng cửa nhưng họ biết cách đột nhập qua một cách cửa hiếm khi khóa. Jobs tiếp tục: “Tôi nhớ chúng tôi đã xới tung đống sách báo trong thư viện và chính Woz là người đã tìm ra tờ báo đó. Quỷ thần ơi, chính là nó, chúng tôi đã thấy nó. Chúng tôi không kìm lại được mà liên tục thốt lên ‘Quỷ thần ơi, nó là sự thật! Nó là sự thật! Tất cả đều có ở trong cuốn tạp chí này, những âm thanh, những tần số”.
Wozniak đi ngay đến Sunnyvale Electronics để kịp mua những linh kiện lắp đặt một chiếc máy phát âm thanh dạng tín hiệu tuần tự (analog) trước khi nó đóng cửa vào buổi tối. Jobs đã từng làm một chiếc máy đếm tần số khi tham gia Câu lạc bộ Những nhà khám phá HP và họ đã sử dụng nó để hiệu chuẩn những âm thanh mong muốn.
Với một lần quay số, họ có thể có bản sao mô phỏng và ghi lại bằng những âm thanh đúng như mô tả trong bài báo. Đến nửa đêm thì họ đã sẵn sàng để thử nghiệm nó. Nhưng không may là bộ dao động mà họ sử dụng không đủ ổn định để mô phỏng lại những âm thanh nhỏ một cách chính xác nhằm có thể “chơi khăm” công ty viễn thông.
Woz nói: “Chúng tôi nhận ra sự thiếu ổn định khi sử dụng máy đếm tần số của Jobs và đã không thể thực hiện được ý định của mình. Sáng hôm sau tôi phải đến Berkeley để nhập học, vì vậy chúng tôi quyết định tôi sẽ tập trung chế tạo ra một phiên bản kỹ thuật số ngay khi tôi đến đó”.
Trước đó, chưa từng có ai chế tạo phiên bản điện tử của Blue Box nhưng Woz đã dám liều lĩnh làm nó. Với sự giúp đỡ của một sinh viên âm nhạc ở cùng ký túc xá, người có âm vực hoàn hảo, Woz đã sử dụng đi-ốt và bóng bán dẫn từ Radio Shack để làm ra Blue Box điện tử trước Lễ Tạ ơn. Ông nói rằng “Tôi chưa bao giờ thiết kế ra một mạch điện tử nào đáng tự hào hơn. Đến tận bây giờ tôi vẫn nghĩ đúng là không thể tin được”.
Một đêm, Wozniak đã lái xe từ Berkely tới nhà Jobs để thử vận hành thiết bị mới. Họ cố gắng gọi điện cho bác của Wozniak ở Los Angeles nhưng gọi sai số. Chẳng hề hấn gì, điều quan trọng là cuối cùng thiết bị của họ đã hoạt động. Wozniak đã hét lên sung sướng.
“Xin chào, chúng tôi đang gọi cho bạn miễn phí! Chúng tôi đang gọi cho bạn miễn phí!”. Người ở đầu dây bên kia lúng túng và khó chịu. Jobs chen thêm: “Chúng tôi đang gọi cho bạn từ California! Từ California! Bằng một chiếc Blue Box”. Điều này có thể chẳng có ý nghĩa gì với người đàn ông đó vì ông ta cũng ở California.
Đầu tiên, Blue Box được sử dụng để phục vụ những trò nghịch ngợm của hai người. [...] Sau đó, họ đã đi đến một quyết định quan trọng đánh dấu một thành công hữu hình trong mối quan hệ hợp tác của hai người, đó là Jobs có ý tưởng sẽ biến Blue Box không còn là thứ đồ chơi tiêu khiển của hai người nữa mà họ sẽ sản xuất và bán chúng.
“Tôi thu thập tất cả các linh kiện cần dùng như vỏ thiết bị, nguồn điện, phím bấm và tính toán giá cả rồi chúng tôi sẽ bán chúng”, Jobs kể lại công việc của mình như một điềm báo trước về vai trò của ông khi họ sáng lập ra Apple.
Sản phẩm hoàn thiện có kích cỡ bằng hai xấp bài. Giá mua linh kiện khoảng 40 đôla và họ sẽ bán thành phẩm với giá 150 đôla. [...]
Việc hợp tác này đã mở đường cho những “cuộc phiêu lưu” ở mức độ cao hơn nhiều của Jobs và Woz sau này. Jobs đã phải thừa nhận rằng “Nếu không có phi vụ Blue Box, sẽ không có Apple ngày nay. Tôi chắc chắn 100% về điều này. Woz và tôi đã học được cách phối hợp làm việc với nhau và hơn hết thảy, chúng tôi cảm thấy tự tin rằng chúng tôi có thể giải quyết các vấn đề kỹ thuật và tạo ra những sản phẩm thật sự có thể đưa vào sản xuất và phân phối”.
Nhiều kỷ vật Apple đang được rao bán, giá từ vài trăm USD
Các kỷ vật Apple thuộc dạng hiếm, liên quan đến những nhà sáng lập Steve Jobs và Wozniak đang được giới sưu tầm trả giá từ vài trăm đến hàng chục nghìn USD.
Trang RR Auction vừa đấu giá nhiều kỷ vật liên quan đến Apple, các đồng sáng lập Steve Jobs và Wozniak. Đầu tiên là tấm séc năm 1976 để mua các linh kiện cho máy tính Apple-1, bên dưới là chữ ký của Jobs và Wozniak. Tấm séc này được trả giá 163.923 USD.
Chiếc Apple II được Jobs tặng cho Allan Alcorn, người tạo ra trò chơi Pong nổi tiếng trên hệ máy Atari được trả giá 20.610 USD. Thời gian đấu giá các kỷ vật trong bộ sưu tập "The Steve Jobs Revolution: Engelbart, Atari, and Apple" từ 14/2 đến 17/3.
Bản sao sách hướng dẫn Apple-1 (trái) với chữ ký Ron Wayne, đồng sáng lập thứ 3 của Apple được bán với giá 25.000 USD. Một người khác đã trả 42.660 USD để sở hữu tài liệu hướng dẫn gốc "cực hiếm" (phải) của máy tính Apple-1.
Máy tính Apple II Plus (kèm màn hình) với chữ ký của Wayne và ổ đĩa mềm Apple Disk II, được Wozniak ký vào mặt trên. Cả 2 món được trả giá 1.031 USD.
Twentieth Anniversary Macintosh (TAM), chiếc máy tính kỷ niệm 20 năm thành lập Apple còn nguyên hộp, chưa khui seal đến từ cựu nhân viên Apple được trả giá 4.230 USD USD. Sản phẩm được ra mắt lần đầu năm 1997 với giá 7.500 USD, có ngoại hình độc đáo với thiết kế all-in-one, tất cả linh kiện đặt sau màn hình. Thiết bị có ổ đĩa CD ở mặt trước, tặng kèm loa Bose, bàn phím và trackpad cảm ứng.
Kỷ niệm chương của Apple được chế tác bởi công ty Hoya tại Nhật Bản năm 2002. Sản phẩm làm bằng pha lê, logo Táo khuyết lớn ở chính giữa, kèm theo hộp đựng, giấy cảm ơn của Hoya, tài liệu và tấm logo Apple bằng kim loại. Mức giá cao nhất được trả cho kỷ vật hiếm này là 1.553 USD.
iPod classic phiên bản Bob Marley được trả giá 26.250 USD. Theo chủ sở hữu, đây là thế hệ iPod đầu tiên với dung lượng 5 GB, ra mắt năm 2001, còn nguyên hộp và chưa khui seal.
Một số danh thiếp của Jobs cũng được đấu giá, gồm danh thiếp tại Apple vào năm 1978 hoặc 1979 (trái) và 1983 (phải), được trả giá lần lượt 12.080 USD và 7.871 USD.
Danh thiếp của Jobs với vị trí CEO hãng phim Pixar được trả giá 13.289 USD. Theo chủ sở hữu, Jobs đã viết số điện thoại và biển số xe lên danh thiếp để gửi cho một cô gái vô tình đâm xe vào chiếc Mercedes của ông những năm 1990.
Thư tay do Jobs viết tặng một bé trai 6 tuổi (trái) vào năm 1982, động viên cậu học hỏi thêm về máy tính, cách sử dụng chúng để liên lạc với mọi người. Bức thư được trả giá 124.998 USD. Trong khi đó, cuốn sách dùng tại một hội thảo có Steve Jobs làm diễn giả, kèm chữ viết tay của đồng sáng lập Apple có giá 24.359 USD.
Theo Business Insider, cuộc đấu giá cũng bao gồm một số vật dụng có chữ ký của đồng sáng lập Steve Wozniak. Đầu tiên là bàn phím Apple với chữ "Woz" ở bên trên góc phải, được trả giá 303 USD.
Ảnh chụp máy tính Apple-1 với chữ "Apple I!" và "Woz" do Wozniak ký bằng mực xanh, trong tình trạng tốt. 723 USD là mức giá cao nhất được trả cho kỷ vật này.
Giấy ghi chú tặng cho một người tên Charles (trái), lần hiếm hoi Wozniak ký tên đầy đủ có giá 303 USD. Tiếp theo là sơ đồ nguồn điện của Apple-1 (phải), cũng có chữ ký của Wozniak được trả giá 1.553 USD.
Apple bắt đầu sản xuất iPhone 14 ở Ấn Độ Ngày 26/9, tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ thông báo đã bắt đầu sản xuất dòng điện thoại iPhone 14 mới tại Ấn Độ. Ảnh: Reuters Thông báo trên được đưa ra chưa đầy ba tuần sau khi Apple ra mắt dòng điện thoại thông minh iPhone 14, 14 Pro và 14 Plus. Tờ Bloomberg đưa tin Apple đã làm việc với...