Nếu không có 6 triệu chứng dưới đây khi đi bộ, xin chúc mừng bạn sẽ có tuổi thọ rất cao
Không phải ai cũng có những biểu hiện bình thường khi đi bộ, thậm chí có nhiều người dần khó đi lại theo tuổi tác và những khoảng thời gian khác nhau.
Đi bộ là một trong những phương pháp thể dục tăng cường sức khỏe hiệu quả nhất, nhưng trong quá đi bộ cần chú ý những dấu hiệu sau để kịp thời phát hiện mầm bệnh.
Nếu cảm thấy chóng mắt và đau đầu khi đi bộ, bạn có thể đang gặp phải những bệnh lý nội sọ, trong đó thường gặp nhất là bệnh mạch máu não, hẹp mạch máu. Những bệnh lý trên gây ra tình trạng não không cung cấp đủ oxy, hơn nữa sẽ làm tiêu tốn lượng lớn oxy khi thực hiện vận động.
Nếu cảm thấy chóng mắt và đau đầu khi đi bộ, bạn có thể đang gặp phải những bệnh lý nội sọ, trong đó thường gặp nhất là bệnh mạch máu não, hẹp mạch máu.
2. Tê và yếu tay chân
Tê và yếu tay chân khi đi bộ, thậm chó là khả năng vận động giảm sút rõ rệt có thể hồi chuông cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh đột quỵ. Cần lập tức đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám, kiểm tra trước khi bệnh trở nặng.
Tê và yếu tay chân khi đi bộ, thậm chó là khả năng vận động giảm sút rõ rệt có thể hồi chuông cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh đột quỵ.
3. Ho, khó thở
Video đang HOT
Nếu tình trạng ho, khó thở diễn ra tần suất liên tục khi bạn thực hiện đi bộ, bạn phải hết sức cảnh giác, vì đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, do hút thuốc lá lâu ngày khiến phổi suy giảm chức năng.
Tình trạng ho, khó thở có thể là dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
4. Tức ngực, đau tức ngực
Dấu hiệu tức ngực và đau tức ngực khi đi bộ thường xuất hiện ở người cao tuổi, nguyên nhân chủ yếu do mắc bệnh mạch vành, từ đó gây ra tình trạng tăng tiêu thụ oxy của cơ tim. Chúng ta có thể kiểm tra chức năng tim mạch bằng cách đi bộ 150 mét trong một nhịp thở trên đường bằng phẳng, nếu cơ thể không xuất hiện cảm giác khó chịu thì chứng tỏ tim mạch đang hoạt động tốt.
Dấu hiệu tức ngực và đau tức ngực khi đi bộ thường xuất hiện ở người cao tuổi, nguyên nhân chủ yếu do mắc bệnh mạch vành.
5. Đầy bụng và đau bụng
Hệ tiêu hóa có vấn đề dễ gây ra tình trạng chướng bụng và đau bụng khi đi bộ, thậm chí, nếu tình trạng trở nặng, có thể bạn đang mắc phải bệnh ung thư tuyến tụy.
Hệ tiêu hóa có vấn đề dễ gây ra tình trạng chướng bụng và đau bụng khi đi bộ.
6. Đau thắt lưng
Mặc dù đi bộ hứa hẹn mang đến nhiều hiệu quả tích cực cho người luyện tập và phù hợp với mọi đối tượng. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc phải một số bệnh mạn tính, trong đó có các bệnh liên quan đến xương khớp, cột sống…lúc này hiện tượng đau lưng cũng sẽ thường xuyên xuất hiện.
Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho biết việc đi bộ trong thời gian dài hay đi bộ nhanh sẽ khiến sức nặng của phần trên cơ thể dồn xuống cột sống thắt lưng. Khi ấy, các đốt sống sẽ bị dồn ép vào nhau khiến cảm giác đau xuất hiện.
Các đốt sống sẽ bị dồn ép vào nhau khiến cảm giác đau xuất hiện.
Kéo cả bố mẹ, vợ con đi thi chạy, đau khớp gối cũng cố chạy cho bằng anh bằng em
Gần đây phong trào chạy Marathon nở rộ, rất nhiều người kể cả phụ nữ hay người già cũng tham gia chạy để cải thiện sức khỏe, tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng chạy Marathon không thể là môn thể thao toàn dân.
Cả nhà cùng chạy Marathon
Anh Nguyễn Văn Thanh (Hai Bà Trưng, Hà Nội), cho biết khoảng 1 năm nay gia đình anh rất hào hứng tham gia tất cả các phong trào chạy Marathon. Theo anh Thanh, lúc đầu anh cũng không để ý tới các phong trào mà anh chỉ giữ thói quen chạy bộ của mình. Sau đó, anh Thanh vận động được cả bố mẹ và vợ cùng chạy Marathon.
Vào dịp cuối tuần, gia đình thường tự thử thách bằng hành trình chạy vòng quanh khu đô thị Ecopack. Trước đó gia đình anh Thanh cũng tham gia chương trình cả nhà cùng chạy để ủng hộ phong trào gia đình thể thao.
Ảnh minh họa.
Gia đình chị Bùi Thị Mai (Lò Đúc, Hà Nội) cũng có sở thích chạy Marathon. Chị Mai cho biết vào cuối tuần gia đình chị thường dành cho các buổi dã ngoại cùng chạy Marathon. Vợ chồng chị Mai cùng hai con gái sẽ chạy vào công viên Yên Sở và đặt mục tiêu chạy 15 km trong ngày. Ban đầu chạy khá mệt nhưng hành trình cứ tăng lên dần dần. Mỗi ngày tăng thêm một chút thời gian và đến hiện tại cả nhà đều có thể chạy từ 10 đến 15 km là bình thường.
Chị Mai cho biết trước đó chị là người yêu thích vận động nhưng chồng và các con rất lười. Để vực dậy tinh thần thể thao, ban đầu chỉ là đi bộ từ nhà ra Hồ Hoàn Kiếm và đặt mục tiêu có quà tặng và dần dần đi bộ nhiều thành quen, sau đó gia đình chị chuyển sang chạy bộ.
Ai nên chạy Marathon?
Tuy nhiên, theo bác sĩ Tăng Hà Nam Anh - Chuyên gia về cơ xương khớp tại TP.HCM, việc chạy Marathon chỉ nên dành cho chuyên nghiệp và không thể ai thích chạy là chạy.
Vận động luôn tốt cho cơ thể nhưng tùy từng người để có mức vận động khác nhau. Có người vận động chạy rất tốt nhưng có người lại không. TS Nam Anh khám cho rất nhiều người bị tổn thương khớp gối nặng chỉ vì phong trào thấy người khác đi bộ, chạy thể dục mình cũng phải chạy cho bằng được. Có bệnh nhân đến khám vì tràn dịch khớp gối mà nguyên nhân chỉ vì cố đi bộ, cố chạy để đạt 10 nghìn bước chân mỗi ngày với mong muốn là khỏe nhưng thực chất không có kiến thức lại làm cho tình trạng xương khớp nặng hơn.
Ngoài ra, sư tăng đôt ngôt cương đô hay thơi gian luyên tâp co thê gây ra nhưng tôn thương do qua sức căng thăng lăp đi lăp lai. Viêm gân va đau xương banh che la nhưng triêu chưng thông thương cua đâu gôi.
Phải đảm bảo cac bai tâp căng giãn trươc va sau tâp thê duc. Va sau nhưng ngay tâp căng thăng la nhưng ngay nhe nhang cho cơ thê ban co thê hôi phuc.
Còn PGS Nguyễn Hoài Nam - Giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, chủ tịch Hội tĩnh mạch học TP.HCM, cho biết chạy Marathon tốt nhưng nên hướng tới chuyên nghiệp chứ không phải là môn thể thao toàn dân.
BS Hoài Nam cho rằng có rất nhiều ca bệnh đã đột tử trên đường chạy do trước đó bị bệnh mãn tính mà không biết. Theo vị bác sĩ này trước khi tập luyện cần có chỉ định và tham khảo bác sĩ bởi có nhiều người rất khỏe bên ngoài nhưng bên trong có bệnh lý mà không biết.
Nếu một người mắc bệnh tim mạch nhưng không rõ vì không có dấu hiệu và vẫn cố chạy Marathon thì gây nguy hiểm cho tính mạng thậm chí có thể đột tử.
Theo bác sĩ Nam, với những người chưa từng kiểm tra sức khỏe, không có khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa chấn thương và y học thể thao thì có thể tham khảo các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội. Còn những môn thể thao như bóng chuyền, chạy marathon, tenis nên dành cho các đối tượng phù hợp, vận động viên chuyên nghiệp.
Bé gái 9 tuổi bị viêm loét dạ dày Bệnh nhi bị đau bụng, khó thở, nặng ngực và có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn HP. Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội), bệnh nhi là Đ.B.P. (nữ, 9 tuổi) trú tại Ba Đình, Hà Nội. Trong khoảng một tháng trước khi đi khám, bé P. thỉnh thoảng đau bụng quanh vùng rốn kèm...