Nếu khó ngủ, hãy chú ý thức ăn và giờ ăn tối!
Loại thực phẩm bạn ăn và thời gian ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của bạn vào ban đêm, theo Naturalnews.
Ảnh: Shutterstock
Hầu hết chúng ta đều biết rằng cafein có thể gây rối cho giấc ngủ. Uống cà phê càng gần giờ ngủ thì càng có nhiều khả năng giấc ngủ bị gián đoạn.
Một nghiên cứu cho thấy đồ uống này có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ ngay cả uống 6 giờ trước khi ngủ.
Ngoài ra, hãy ăn bữa cuối trong ngày trước khi ngủ 2-3 giờ để ngăn chặn các triệu chứng của chứng mất ngủ và ợ nóng vào ban đêm, theo Naturalnews.
“Tốt nhất là tránh ăn các bữa ăn nặng vào ban đêm”, bác sĩ Aris Iatridis, chuyên gia về thuốc ngủ tại Piedmont Healthcare (Mỹ), nói.
“Bữa ăn lớn chỉ nên ăn vào giữa ngày. Như vậy, bạn ít có khả năng tích trữ lượng calo dư thừa như chất béo vì cơ thể bạn sẽ có thời gian để đốt cháy chúng và bạn sẽ ít có khả năng bị ợ nóng”, theo bá sĩ Aris Iatridis.
Trong một nghiên cứu năm 2016 của Đại học Columbia (Mỹ), các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên hệ giữa giấc ngủ kém và lượng đường và chất béo bão hòa cao hơn.
Video đang HOT
Theo tác giả chính, tiến sĩ Marie-Pierre St-Onge, việc ăn nhiều carbohydrate tinh chế hơn có thể trì hoãn việc tiết ra một loại hoóc môn được gọi là melatonin, đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ ngủ – thức, theo Naturalnews.
Trong khi tất cả những điều trên có liên quan đến sự gián đoạn giấc ngủ, câu hỏi đặt ra là những gì thực sự có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Lời khuyên bạn thường nghe là hãy uống một ly sữa ấm để ngủ ngon hơn. Mặc dù điều này có thể không có tác động đáng kể đến giấc ngủ, các chuyên gia nghĩ rằng việc này có thể do tâm lý.
Naomi Rogers, chuyên gia về giấc ngủ và là giáo sư tại Đại học Sydney (Úc), cho biết: “Bộ não và sinh lý học của chúng ta cũng giống như thói quen và khả năng dự báo. Vì vậy, nếu ai đó có thói quen mỗi đêm nói chuyện, xem tin tức muộn, thì khi uống một ly sữa ấm, đánh răng và ngủ thì não và sinh lý của chúng ta nhận ra hành vi này như một phần của quá trình chuẩn bị cho giấc ngủ và đáp ứng cho phù hợp, làm dễ ngủ hơn khi chúng ta nằm xuống”, theo Naturalnews.
Theo thanhnien
6 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư xương mà bạn không nên chủ quan bỏ qua
Ung thư xương hiện tại đã không còn là một căn bệnh hiếm gặp nữa. Do đó, nếu thấy một số triệu chứng bất thường sau thì bạn nên chủ động đi khám để tầm soát ung thư sớm.
Đau xương
Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết ung thư xương phổ biến nhất. Ban đầu, những cơn đau sẽ chỉ phát triển nhẹ, nhưng sau đó sẽ tăng cấp độ lên dần dần. Khi những cơn đau xuất hiện, người bệnh thường có cảm giác đau nhức, việc đi lại trở nên khó khăn.
Hầu hết, những cơn đau thường đến vào ban đêm và gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, do tình trạng đau thường diễn ra rất mơ hồ, không rõ ràng nên nhiều người vẫn chủ quan bỏ qua. Lúc này, bạn nên chủ động đi khám và chụp X-quang chi tiết để phát hiện bệnh từ sớm.
Sưng hoặc nổi u cục
Trong thời kỳ đầu, khối u mới xuất hiện sẽ thấy có hiện tượng sưng, sờ thấy xương biến dạng. Đặc biệt, nếu thấy tình trạng sưng ngày càng lan rộng và khiến mô xương nhô ra ngoài, bề mặt trơn bóng hoặc lồi lõm bất thường thì không nên xem thường mà hãy đi khám chuyên khoa ngay.
Teo cơ
Khi bệnh nhân bị ung thư xương nặng hơn hoặc tiến triển tới gần giai đoạn cuối thì nguy cơ cao không chỉ gặp phải tình trạng đau, sưng mà còn ảnh hưởng đến chức năng xương, từ đó gây ra các triệu chứng teo cơ, rối loạn chức năng xương...
Có cảm giác bị đè nén, chèn ép
Nếu khối u phát triển trong khoang sọ và khoang mũi thì có thể gây ra sự chèn ép trong não và mũi. Đây chính là nguyên nhân khiến não của bạn trở nên chậm chạp, gặp một số vấn đề trong quá trình hô hấp.
Bên cạnh đó, những khối u vùng chậu đè nén vào trực tràng, bàng quang, ruột... cũng có thể gây cảm giác khó tiểu, hoặc khối u ở tủy sẽ đèn nén cột sống và gây tê liệt.
Biến dạng cơ thể
Do sự phát triển của khối u có thể gây ảnh hưởng đến hệ xương chi, từ đó kéo theo các triệu chứng dị tật, làm biến dạng cơ thể. Đồng thời, chi dưới cũng sẽ gặp phải những thay đổi bất thường so với trước đó.
Dễ bị gãy xương
Ở phần xương bị bệnh, chỉ cần một tác động nhẹ cũng có thể bị gãy xương, hay đau nặng nề. Thậm chí, tình trạng đau xương còn xuất hiện thường xuyên, không chỉ dễ bị gãy xương mà còn gây liệt chân.
Theo Helino
Nam giáo viên 35 tuổi đột tử trên bục giảng vì thói quen xấu khi ngủ Nếu bạn thường xuyên thức khuya hậu quả sẽ giống như trường hợp của nam giáo viên 35 tuổi dưới đây, cho dù bạn có thường xuyên tập thể dục cũng không cứu vãn được. Giáo viên 35 tuổi chết đột ngột do ngưng tim khi đang giảng bài Vào 8 giờ sáng ngày 11/10, Triệu Diệm Vân một giáo viên trẻ tại...