Nếu kết quả thi tốt nghiệp không như ý muốn
Bây giờ chúng ta đã có thể thở phào nhẹ nhõm khi kết thúc kì thi TN. Thế nhưng nỗi lo này qua đi thì nỗi lo khác lại ập đến, một câu hỏi được đặt ra “Liệu mình có đậu TN không?” hoặc “Lỡ như mình không được bằng khá giỏi thì sao?”. Bất cứ teen 12 nào cũng mang trong mình tâm trạng ấy: lo lắng, suy nghĩ thậm chí tuyệt vọng… Và nếu không có một giải pháp kịp thời teen sẽ dễ bị “stress” và không tập trung ôn thi ĐH được.
Nỗi sợ mang tên “xui xẻo”
Chỉ còn một tuần nữa thôi là teen có thể biết được kết quả của mình. Càng gần đến ngày đó, một số bạn lại cảm thấy lo lắng hơn về bài thi của mình. Chỉ vì một chút bất cẩn, một chút sai sót nhỏ trong kì thi đã làm cho các bạn ăn không ngon ngủ không yên, hồi hộp, lo lắng sợ hãi mình thi rớt, hoặc kết quả không như mong muốn.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bạn mặc dù học giỏi, thi tốt nhưng cũng tỏ ra khá lo lắng vì chẳng may “xui xẻo” đến với mình thì công sức 12 năm học bỏ phí. Thay vì đến các lớp học ôn thi ĐH, một số bạn lại xa lánh mọi người, hoàn toàn không tập trung vào việc học nữa mà suốt ngày cứ bi quan, hết lo cái này đến lo cái khác, nghĩ đủ chuyện xui xẻo xảy ra như: máy chấm sai, thầy cô chấm gắt… dẫn đến mình bị liệt hay thiếu điếm. Chính vì những nỗi sợ hãi này mà teen rơi vào tình thế tuyệt vọng tinh thần trước khi đến với kì thi ĐH trong đời.
Hoài Thương (teen 12 THPT Quang Trung) tâm sự: “Bây giờ tớ không biết làm thế nào đi nữa, hôm thi TN vừa rồi tớ làm bài tương đối tốt nhưng tớ sợ lỡ mình chủ quan thiếu sót cái gì đó thì bài mình bị liệt thì sao? Tớ không biết mình có tô đúng mã đề không, thêm chuyện tớ vẽ biểu đồ bằng bút chì nữa thật sự tớ rất là sợ”.
Nỗi sợ của T cũng như bao thí sinh khác, dù làm bài tốt nhưng vẫn mang tâm lý lo lắng, bồn chồn nên hoàn toàn không chú trọng vào việc thi ĐH. Đây cũng là hậu quả của việc thiếu tự tin vào bản thân.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Video đang HOT
Đừng vội bi quan
Nếu như bạn cảm thấy mình đã làm bài tốt thì không nên quá lo sợ vì TN thường thầy cô chấm bài tương đối “thoáng” chứ không khắt khe như chấm thi ĐH. Chính vì thế bạn đừng quá lo lắng, mục tiêu chúng ta hướng tới là cánh cửa ĐH. Nếu bạn quá chú trọng vào tấm bằng TN thì sau này sẽ hối hận vì đã bỏ lỡ con đường ĐH.
Theo như kinh nghiệm từ các anh chị thi trước thì kì thi TN sẽ chấm không quá cứng nhắc vì thầy cô chấm thi sẽ không nỡ để học sinh của mình rớt TN vì những lỗi nhỏ như thế đâu. Bạn nào tô sai mã đề thì có thể làm đơn phúc khảo và vẫn được tính điểm phần đó. Những bạn học giỏi thì không nên lệ thuộc vào kì thi TN này quá mà hãy hướng đến kì thi ĐH cao hơn.
Ý Lan (teen 12 THPT Thái Phiên): “Sau khi thi TN xong tớ thấy mình đã làm bài tốt nhưng về đến nhà mới phát hiện ra mình tô sai mã đề. Sau vài ngày buồn chán đến gần như tuyệt vọng. Tớ nhốt mình trong nhà và không nói chuyện với ai. Thế nhưng sau ngày thứ 3 thì tớ mới choàng tỉnh không thể nào cứ tiếp tục mãi như thế này được, tớ càn quét hết tất cả những nỗi buồn, tớ lên mạng săn lung tin tức về sự cố của mình, tham khảo ý kiến của thầy cô và kết quả là tớ vẫn còn có cơ hội được phúc khảo. Nếu như tớ mãi nhốt mình như thế thì tớ không thế biết được mình có cơ hội lấy lại điểm như thế và càng tệ hơn là hết quá hạn phúc khảo tớ sẽ không có cơ hội nữa. Thật may là tớ đã không quá bi quan về bài làm của mình”.
Hướng tới mục tiêu cao hơn
Chưa có kết quả nghĩa là mình vẫn còn có cơ hội. Do đó không nên quá buồn, chán nản, thậm chí đừng nghĩ đến ý định tự tử. Hãy cứ luôn hy vọng về tương lai tươi sáng hơn, không có cơ hội này thì có cơ hội khác. Nếu có chút hy vọng nào thì bạn hãy cứ ôm ấp nó, buồn chán sẽ không giải quyết được vấn đề mà chỉ càng làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Thật đáng buồn khi có nhiều bạn không may mắn như mình, ngưỡng cửa TN bạn không vưon tới thì bạn không vội nản chí. Trong thời đại này nếu không có tấm bằng TN thì không thể kiếm được cho mình một công việc tốt được. Thế nên, nếu bạn không may mắn như thế thì đừng vội kết thúc con đường học vấn của mình bằng cách lăn lội vào các công việc khác mà hãy cố gắng chăm chỉ ôn thi lại vào năm sau. Chỉ có học mới giúp chúng ta khẳng định được vị trí của mình trong xã hội.
Theo PLXH
Nỗi lo về học cấp tốc
Cuối cùng thì teen 12 đã thở phào nhẹ nhõm khi kết thúc kì thi TN với bao nỗi sợ hãi về Sử, Địa. Bây giờ thì teen có thể tập trung "toàn lực" cho 3 môn chính mà mình thì Đại Học. Chỉ còn 1 tháng ngắn ngủi thôi nên nhiều teen bắt đầu tăng giờ cho những lớp học thêm. Nắm bắt được tâm lý này, nhiều trung tâm, gia sư đã tổ chức nhiều khóa học cấp tốc để ôn lại toàn bộ kiến thức cho teen.
Săn lùng chỗ học thêm
Vừa bắt đầu ngày thi TN, những trung tâm đã bắt đầu lên lịch phát tờ rơi quảng cáo, những lời hứa hẹn đảm bảo chất lượng được viết đầy trong những tờ rơi. Chỉ cần đứng một lúc trước cổng trường là teen có thể nhận hàng chục tờ quảng cáo của trung tâm như TD, VS, AS... tha hồ mà teen lựa chọn.
Một số teen tỏ ra không quan tâm đến những tờ rơi này trong khi đó một số bạn khác lại rất chú ý và đọc rất chi tiết. Ai cũng nghĩ rằng chỉ còn một tháng ngắn ngủi nên học được chữ nào thì càng tốt. Đa số teen muốn ôn lại toàn bộ kiến thức nên đã đăng kí vào lớp cấp tốc. Hiệu quả thì chưa chắc chắn, nhưng teen vẫn cứ "đâm đầu" vào những trung tâm này.
Trường hợp của bạn N.H (tp. HCM) là một ví dụ. Vừa thi xong ngày cuối cùng bạn nhận được tờ rơi của trung tâm TD, nhìn những lời lẽ ngon ngọt, đảm bảo thi đậu 100% đã khiến H về nhà thuyết phục cha mẹ cho mình đi học khóa cấp tốc đó. Được cha mẹ cho tiền, H phóng xe ngay đến trung tâm nộp và học luôn. Sau khi hoàn tất các thủ tục H, được dẫn vào một phòng, tới nơi, bạn mới té ngửa vì lớp học đông nghẹt tới hơn 100 bạn, bàn ghế thì mục nát, chỗ ngồi thì chật chội lại thêm không có quạt. H cắn răng chịu đựng vì mình đã lỡ nộp tiền rồi bây giờ không thể đòi lại được.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Những cỗ máy hút tiền
Một "nguyên tắc" được đặt ra trong 1 tháng này là đã muốn học thì phải chấp nhận, không được than phiền. Những khóa học cấp tốc dao động từ 400k - 1tr, tùy theo số lượng mà có những mức học phí khác nhau. Tuy nhiên không phải lúc nào những trung tâm này cũng làm y như trong các tờ tơi vậy. Một lớp học trung bình từ 15-20 học sinh có thể tăng lên đến 30 học sinh mà mức học phí vẫn như vậy.
Đã học trung tâm thì nhiều teen bỗng nhiên trở thành "ngân hàng" để cho trung tâm này rút tiền bằng đủ thứ lý do nào là tiền giữ xe, tiền photo, tiền tài liệu, tiền tăng tiết... và đủ thứ tiền phát sinh. Thế là từ 400k/tháng có thể tăng lên 500k/tháng và hơn thế nữa. Nhưng vì teen đã trót nộp tiền rồi nên phải theo tới cùng, bỏ thì rất là phí.
Bạn M.T (tp. HCM) cho biết: "Chỉ còn một tháng này thôi nên nhà tớ bắt tớ phải đi học thêm, tớ học cũng ổn nhưng chưa vững lắm nên tới đăng kí vào lớp cấp tốc để củng cố lại kiến thức. Bỏ ra 500k đóng tiền học những hiệu quả chẳng đem lại là bao. Lớp học thì đông, mà lúc nào cũng phải đóng thêm đủ thứ tiền linh tinh, thầy thì nói nhỏ, lớp lại quá ồn thành ra tớ chẳng học được gì nhưng nghỉ thì tiếc 500k quá nên tớ phải đi".
Teen nên suy nghĩ sáng suốt hơn
Một tháng mà học lại toàn bộ chương trình thì hơi khó, những kiến thức này chúng ta đã được học trong suốt cả năm rồi nên bây giờ chúng ta không nhất thiết phải đi học cấp tốc để ôn lại mà thay vào đó là hãy chăm làm thật nhiều bài tập. Học nhiều mà không có thời gian làm bài tập thì không nên, có thực hành nhiều thì chúng ta mới tiến bộ lên được.
Theo kinh nghiệm của mấy anh chị đi trước thì teen nên chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian. Trong một tháng này nên dẹp hết những việc không quan trọng sang một bên, không nên dính đến tình cảm vì sẽ bị chi phối rất nhiều, cũng không nên vùi đầu vào học quên ăn, quên ngủ thì dễ bị stress lắm.
Chúng ta không thể phủ nhận được những lợi ích mà học cấp tốc đem lại nhưng đã xác định học thì chúng ta phải có nhiều thời gian làm bài tập hơn. Teen nên suy nghĩ hơn trước khi quyết định chọn một trung tâm nào đó để học nhé!
Theo PLXH
Sức mạnh của "tin đồn" lộ đề Có trải qua kì thi tốt nghiệp bạn mới cảm nhận hết sự... thú vị của nó. Không chỉ là sự mệt mỏi, thiếu ngủ, không chỉ là nỗi lo lắng bồn chồn mà còn là những pha... thót tim và đau đầu chỉ vì nghe ai đó nói đề đã lộ, đã ra thế này, thế nọ... Thật ra, sự áp lực...