Nếu góp không đủ 6,3 tỷ USD trong 90 ngày, USC Interco chỉ bị phạt 10-20 triệu và điều chỉnh lại vốn
Nếu cổ đông không góp đủ vốn như vốn điều lệ đã đăng ký thì doanh nghiệp chỉ bị phạt 10-20 triệu đồng và buộc điều chỉnh số vốn như số thực góp.
CTCP Tư vấn đầu tư quốc tế và dịch vụ thương mại USC ( USC Interco) có vốn điều lệ đến 6,3 tỷ USD (144.000 tỷ đồng) được thành lập bởi 3 cổ đông là ông Trần Gia Phong, bà Kim Thị Phương và ông Nguyễn Hoàn Sơn.
Ông Trần Gia Phong là Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của USC Interco. Ông Phong sinh năm 1979, có hộ khẩu tại huyện Đan Phượng, Hà Nội. Cả 3 cá nhân này đều không phải là các đại gia nổi danh trên thị trường kinh tế ở Việt Nam.
Công ty này hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Nếu so sánh, USC Interco có vốn điều lệ lớn hơn 4 lần Vingroup – công ty bất động sản lớn nhất Việt Nam hiện nay của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (Vingroup có vốn điều lệ 34.300 tỷ đồng).
Nguồn tiền mà các cổ đông sáng lập này đóng góp vào vốn cho USC Interco đến từ đâu, kế hoạch góp như thế nào là một ẩn số. Hơn nữa với những con số khủng như vậy, các cổ đông có đáp ứng đủ hay đây chỉ là sự hô hào cho danh tiếng của Công ty mới thành lập.
USC Interco nằm sâu trong ngõ 243 đường Lai Xá. Ảnh: Thanh Hà – Bizlive
Theo điều 48 của Luật Doanh Nghiệp năm 2014, đối với Công ty cổ phần, các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
Video đang HOT
Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.
Nếu sau thời hạn 90 ngày, có cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua, thì công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày.
Nếu doanh nghiệp không góp đủ vốn và không đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, thì theo Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về việc Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp, hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải khắc phục hậu quả, bằng cách đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn góp đối với hành vi vi phạm.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Vượt cả Vingroup, "Đại gia" nào vừa đăng ký thành lập doanh nghiệp với vốn khủng 6,3 tỷ USD?
Doanh nghiệp đăng ký vốn khủng 144.000 tỷ đồng (khoảng 6,3 tỷ USD) đang xôn xao dư luận được góp vốn bởi 3 cổ đông người Việt.
Doanh nghiệp đăng ký nhiều lĩnh vực hoạt động, nhưng ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản, xây dựng. Ảnh: Pháp luật Việt Nam
Cục Đăng ký kinh doanh (bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết trong tháng 1, một doanh nghiệp đã đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 144.000 tỷ đồng (khoảng 6,3 tỷ USD). Doanh nghiệp này đăng ký hoạt động trong 59 lĩnh vực.
Doanh nghiệp đăng ký vốn khủng nói trên là Công ty cổ phần tư vấn đầu tư quốc tế và dịch vụ thương mại USC (USC Interco), được thành lập ngày 17/1 và có trụ sở chính tại huyện Hoài Đức, Hà Nội. Doanh nghiệp này đăng ký nhiều lĩnh vực hoạt động, nhưng lĩnh vực chính là bất động sản, xây dựng.
Vị này cho hay theo Luật Doanh nghiệp, cơ quan chức năng tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện tại, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới có đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Sau 90 ngày (thời hạn góp vốn), phía cục Quản lý đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình góp vốn. Nếu việc góp vốn được đảm bảo thì Cục sẽ tôn trọng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cơ quan quan ly nha nươc cung đa thông bao ro cho doanh nghiêp quyên va nghia vu liên quan đên vân đê nay. Đông thơi gưi thông tin cho môt sô cơ quan co liên quan đê giam sat qua trinh đo, đam bao không co chuyên gi xay ra.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không góp vốn như đăng ký thì phía cơ quan chức năng sẽ phạt và yêu cầu giảm về mức vốn thật.
Theo tìm hiểu của PV, USC Interco do ba cổ đông sáng lập gồm: Trần Gia Phong (40%), Kim Thị Phượng (30%) và Nguyễn Hoàn Sơn (30%).
Hai cái tên Kim Thị Phượng và Nguyễn Hoàn Sơn gần như không có bất cứ thông tin liên quan. Trong khi cổ đông Trần Gia Phong được biết đến là chủ sở hữu của Công ty TNHH tư vấn đầu tư xây dựng và phát triển thương mại xuất nhập khẩu USC. Công ty này được thành lập từ năm 2016 và đã chuyển qua nhiều người đại diện pháp luật khác như Hà Văn Hùng hay Phạm Thị Xuyến. Từ khi chuyển sang chủ sở hữu là ông Trần Gia Phong, công ty này đã có bước tăng vốn từ 9,9 tỷ đồng lên 140 tỷ đồng vào cuối năm 2019.
Các chủ sở hữu/người đại diện pháp luật của Công ty TNHH tư vấn đầu tư xây dựng và phát triển thương mại xuất nhập khẩu USC có cùng địa chỉ thường trú với ông Trần Gia Phong.
Sô vôn 144.000 ty đông mà USC Interco đăng ky vượt qua cả vốn điều lệ của Vingroup, tương đương tổng vốn điều lệ của 4 ngân hàng nhà nước lớn nhất là Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank cộng lại.
Hiện cả nước mới chỉ có 5 doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 100.000 tỷ đồng gồm 3 tập đoàn kinh tế nhà nước là PetroVietnam, EVN và Viettel cùng 2 doanh nghiệp FDI là Formosa Hà Tĩnh và Vietnam Beverage.
Bạch Hiền
Theo doisongphapluat.com
USC Interco, doanh nghiệp vừa đăng ký vốn khủng 144 ngàn tỷ đồng là ai? CTCP Tư vấn đầu tư quốc tế và dịch vụ thương mại USC (USC Interco) đã đăng ký vốn điều lệ 144.000 tỷ đồng Ảnh: Internet Theo Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp, trong ngày 17/1/2020, một doanh nghiệp đã đăng ký thành lập với vốn điều lệ lên đến 144.000 tỷ đồng, chiếm 53,9% tổng vốn đăng ký thành lập mới...