Nếu giáo dục tốt, thi cử chỉ mang tính thủ tục
Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) hay tự luận (TL), đều một phần đánh giá đúng năng lực của học sinh. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng trong mỗi hình thức vẫn còn những hạn chế nhất định và chúng ta hãy nhìn ra các vấn đề mang tính vĩ mô.
Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục (nguồn ảnh minh họa: phamdinhtan.wordpress.com)
Xin chào các bạn!
Hoan nghênh tất cả các bạn đã có đóng góp ý kiến. Tôi nghĩ rằng các bạn đều có những lập luận riêng của mình, mỗi nhận xét đều có cái đúng, cái hay của nó. Nhưng dễ nhận thấy rằng các bạn đều quan tâm đến việc thi cử, chất lượng giáo dục hiện nay nên mới nói như vậy. Thật đáng khen ngợi.
Cá nhân tôi cho rằng, dù thi theo hình thức nào, TNKQ hay TL, đều một phần đánh giá đúng năng lực của học sinh. Không thể phủ nhận rằng trong mỗi hình thức vẫn còn những hạn chế nhất định. Chắc chắn qua những bình luận của các bạn, chúng ta có thể hiểu ít nhiều về những hạn chế ấy. Ở đây, tôi không bàn lại những tranh cãi giữa một bên là chọn hình thức TL, một bên là TNKQ mà chúng ta hãy nhìn ra các vấn đề mang tính vĩ mô.
Các bạn cứ thử nghĩ mà xem, trong hoàn cảnh đất nước hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, thì một điều quan trọng là chúng ta đang rất cần những nguồn nhân lực trẻ, có năng lực, sức sáng tạo và sự cần cù, chịu khó… (các đức tính này, tôi nghĩ là luôn có trong mỗi ngườidân Việt Nam). Để có một đội ngũ nguồn nhân lựccó thể đáp ứng cho nhu cầu của xã hội như vậy, thì đòi hỏi nền giáo dục nước nhà phải thật sự tốt.
Các nước trên thế giới họ giàu mạnh, suy cho cùng xuất phát từ nền giáo dục mà nên. Đó là một nền giáo dục hiện đại từ bậc mầm non cho đến bậc đại học, và trên đại học. Đây là cả là một quá trình đầu tư lâu dài, khó khăn và phức tạp, tốn nhiều kinh phí của nhà nước, các tổ chức, cá nhân và nhân dân.
Còn việc thi cử chỉ mang tính giai đoạn nhỏ, nhất thời để đánh giá một phần nhỏ trình độ năng lực của học sinh. Do vậy không nên đặt nặng vấn đề thi cử, thi như thế nào, thời gian bao nhiêu là vừa… vì như vậy vừa tốn thời gian, vừa tốn tiền của mà không giải quyết tận gốc của vấn đề.
Để giải quyết tận gốc của vấn đề là làm sao tăng chất lượng giáo dục của nước nhà. Câu hỏi này xin để dành cho các bộ, cấp, ban, ngành trả lời. Nhưng theo tôi có một con đường duy nhất, như các bạn đã biết,là mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm chúng ta tiếp tục kiên trì đầu tư, đổi mới chất lượng giáo dục ngay từ cấp nhỏ nhất lên các cấp cao hơn. Chỉ có đầu tư cho giáo dục mới là đầu tư thông minh nhất, bền vững nhất.
Video đang HOT
Đáng tiếc là đất nước ta còn nghèo, vì thế nảy sinh nhiều bất cập ngay trong cả việc thi cử.Chúng ta không nên cứ mãichạy theo thành tích kinh tế mà bỏ quên nhiệm vụ giáo dục cả về phẩm chất đạo đức lẫn năng lực của học sinh. Mà nói đến vấn đề này, hình như hiện nay ở ta đang xuống cấp trầm trọng. Nói thì dễ, làm mới khó, nhưng chúng ta không làm bây giờ thì đến bao giờ mới làm đây?
Tôi rất tôn trọng sự chỉ đạo của các bộ, ban, ngành và đường lối lãnh đạo của Đảng ta về chính sách đầu tư cho giáo dục. Mặc dù có nhiều thành tựu, nhưng không phải là không có nhiều điều đáng buồn. Đơn cử như chế độ lương bổng cho giáo viên để họ có thể yên tâm công tác chẳng hạn.
Không phải ngẫu nhiên mà đa số các nước trên thế giới thi theo hình thức trắc nghiệm, và nước ta cũng không nằm trong số đó. Nếu giáo dục tốt sẽ sinh ra một thế hệ đông đảo những học sinh, sinh viên giỏi. Khi ấy công việc thi cử chỉ còn mang tính thủ tục mà thôi. Và đuơng nhiên sẽ chẳng còn những tiêu cực, bệnh thành tích…
Trên đây là những suy nghĩ, có thể nói còn hơi đơn giản và mang tính dài hạn, chưa đi sát với thực tế hiện nay. Vì vậy, tôi chân thành cảm ơn những đóng góp từ phía các bạn và hy vọng chất lượng giáo dục sẽ ngày càng tốt hơn.
Theo Dân Trí
Bất cập trong nhà trường và từ duy về giáo dục của phụ huynh
Thưa các thầy cô, thưa các bác. Cháu còn nhỏ, không phải một học sinh giỏi xuất sắc, cũng không phải học sinh ngoan ngoãn hoàn toàn. Nhưng cháu vẫn có thể nhận thấy sự bất cập trong chính khuôn viên nhà trường và cả từ tư duy về giáo dục của các bậc phụ huynh.
Cháu có thể bị coi là bất kính khi nói như vậy về thầy cô và cha mẹ, nhưng đây là sự thật mà cháu nhận thấy. Năm nay cháu 16 tuổi, vừa học xong THCS. Sau 3 cấp học, cháu xin được đưa ra hình ảnh nhà trường trong con mắt của cháu:
Ở mầm non: Tuy không phải tất cả các trường, nhưng theo cháu thấy trên 50% trường mầm non chỉ là nơi trông trẻ và đưa ra những kiến thức mà trẻ chưa thể tiếp nhận. Khi cháu đi học mầm non ở lớp 5 tuổi, học tiếng Anh đã không nhớ được gì. Thế mà bây giờ cháu thấy 3, 4 tuổi bố mẹ đã gửi gắm các thầy cô dạy cho trẻ học tiếng Anh?
Còn về việc dạy cách sống lễ phép, cách cư xử thì thường là chỉ thông qua các luật lệ, nội quy, không có giải thích, qua những câu chuyện khiến các em biết được cái nào đúng, cái nào sai. Nhưng điều thực chất nhất lại không dạy cho các em là phải làm điều đúng. Nếu có cũng chỉ theo cách mơ hồ và qua loa. Cháu nghĩ, có lẽ chính các cô cũng đôi lúc không ý thức được hành động của mình trước các em nhỏ.
Lên cấp 1: Các cô để cho học sinh trở lại căn bệnh thành tích, bởi cuộc chạy đua thành tích của các cô không có 1 chút nào là có sự che đậy. Thường xuyên học sinh tận mắt chứng kiến và tham gia những cuộc chạy đua về hình thức đó. Em đã từng bị chuyển lớp nhiều lần, mỗi lần chỉ 1 tiết học đã được tập đi tập lại trước đó cả tháng(từ câu hỏi cô đưa ra, tới em nào trả lời cái gì).
Căn bệnh thứ 2 em bắt đầu có là việc ỷ lại - khi gặp khó khăn, sẽ được chuẩn bị trước, nếu không sẽ ảnh hưởng đến nhà trường. Sau khi học ở trường, cả lớp sẽ tiếp tục học ở nhà cô - Đó là chân lý.
Cấp 2: Đây là nơi học sinh xuống dốc thực sự. Tuy học ở 2 lớp đầu của trường là học sinh ngoan nhất, nhưng em có thể thấy những người bạn cũ của mình thay đổi và chính em cũng thay đổi.
Nhiều cô giáo không có hứng thú với việc giảng dạy, các môn phụ bị bỏ xó. Cách cư xử của một số giáo viên với học sinh (nhất là khi bọn em đang ở lứa tuổi mới lớn lên) cũng chưa phù hợp. Hầu như không có ai giúp định hướng suy nghĩ và hành động của học sinh chúng em sao cho có đạo lý thật sự.
Môn Giáo dục công dân bị coi là môn phụ, ít khi được các thầy cô giỏi trực tiếp giảng dạy. Đã có lúc em bị sốc khi hỏi và biết một người bạn của em chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống tương lại của mình, chưa bao giờ nghĩ đến việc phải tự lập. Mà bạn ấy không phải là trường hợp đặc biệt.
Định hướng tương lại mịt mờ và hơn nữa định hướng học tập chỉ xoay quanh các môn chính: toán, lý, hóa, văn, tiếng Anh, sinh, tin. Những bạn nhìn xa hơn thì chọn những khối hot, xa hơn nữa là sau này có thể tìm được công việc ổn định, thu nhập đủ.
Cùng giơ tay phát biểu! (ảnh: vietbao.vn)
Mốc do cha mẹ đưa ra
Còn những người thật sự có hoài bão, ước mơ thì không nhiều và ít người dám nói ra. Hầu hết cũng như em, đều chỉ vì sở thích cá nhân, còn việc nghĩ đến làm gì để góp phần cho đất nước phát triển đi lên thì hầu như là không có .....
Rất nhiều suy nghĩ nữa của các bạn làm em sốc, cũng như nhiều cách suy nghĩ của em chắc cũng sẽ làm cho lớp người đi trước sốc. Chính em cũng thấy sự ích kỷ của mình, nhưng không phải lúc nào cũng ý thức được là phải sống vì cộng đồng.....
Kiếm tiền có nhiều cách, nhưng đấy không phải là tất cả ý nghĩa của cuộc sống. Mà phải sống có ích và cống hiến. Theo em là vậy. Nhưng chính ngay tại trường thì khi tư vấn nghề, các cô cũng chỉ định hướng rằng: nghề nào ổn định, nghề nào có thu nhập.
Biết rằng đầu tiên là phải lo cho mình, xong rồi mới nghĩ tới cần không gây hại cho xã hội.... Nhưng nếu học sinh chưa bao giờ được giáo dục về sự cần thiết phải đóng góp cho xã hội, thì liệu có được bao nhiêu % sẽ nghĩ đến chuyện đóng góp công sức cho xã hội, và liệu họ sẽ nghĩ được trong bao lâu?
Không chỉ nhà trường mà các bậc cha mẹ giờ cũng có những cách nhìn về giáo dục, mà theo em là không đúng. Cũng có thể do em chưa nhận thức đúng, mong các thầy cô và các bác phụ huynh góp ý.
Nhưng không ít phụ huynh quá áp lực lên con cái lúc thi cử, nhưng bình thường thì lại không quan tâm. Nhiều bác phụ huynh lại chọn con đường cho con như dựng 1 khung sắt không được qua - chỉ được học trường đấy. Và các bác hầu hết muốn con du học. Cứ du học là được, chưa cần quan tâm ngành nào, học gì, ở đâu. Cứ xác định là đi du học, tựtìm trường, liên kết và chọn môn... Các con chỉ làm theo như máy ....
Làm bố mẹ ai cũng chỉ lo cho con và muốn con hạnh phúc. Nhưng đôi khi điều đó cũng làm cho tụi cháu quên đi sự cống hiến, đóng góp, quên đi cái hoài bão mà đáng lẽ là của tuổi trẻ, chỉ cố gắng đạt được mốc bố mẹ đưa ra.
Theo cháu, có sự đi xuống là do từ đạo đức, tư duy của bọn cháu không được mài dũa từ nhỏ, không được chú trọng từ nhỏ. Nên khi ở tuổi đang phát triển, suy nghĩ này đôi khi dẫn tới có những cách nhìn sai lệch.
Sự lãng quên của ngành giáo dục đối với đạo đức và cách tư duy của học sinh đã được các bác nói đến nhiều và quan tâm hơn. Nhưng về cấp cơ sở mà như cháu được tiếp xúc thì nó chỉ là 1, 2 câu nói cho xong, và cũng chỉ được 1, 2 học sinh nghe cho xong vì cũng như kiến thức đạo đức, ý thức cũng bị mất từ gốc rồi! Không có ý thức về bản thân thì sẽ không có ý chí, không tự giác.
Có thể do cháu là 1 "bản lỗi" của ngành giáo dục nên cháu không tốt, không có những tố chất tốt đó. Nhưng bên cạnh cháu cũng có rất nhiều bạn đang như thế. Những gì bọn cháu nhìn thấy hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển tư duy, nên mong các bác quan tâm đến nguyên nhân này của sự xuống cấp - đó là do ít ai chú trọng đến giáo dục ý thức cho con trẻ!
Theo Dân Trí
Chính phủ yêu cầu phân tích kết quả thi tốt nghiệp 2011 Bộ GD-ĐT phân tích kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011 với 2 yêu cầu: đánh giá, lý giải và báo cáo việc một số địa phương có tỷ lệ tốt nghiệp tăng cao hơn nhiều so với mức tăng bình quân của cả nước (mức tăng cao gấp 2 đến 5 lần). Đó là một trong những nội dung tại thông...