“Nếu em là hiệu trưởng”
Nếu em là hiệu trưởng, em sẽ ngồi thẳng lưng giống học sinh (HS) được giáo viên hướng dẫn. Em sẽ luôn mỉm cười với tất cả mọi người và không nói lúc đang cáu giận. Hiệu trưởng không cho các bạn đá banh ngay cổng trường thì cô phải xây cho HS chỗ để được đá banh…
Đó là một số chia sẻ rất hồn nhiên của các em HS Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP.HCM), trong bài thi học kỳ một môn Tập làm văn khối lớp 3 và cuộc thi Nếu em là hiệu trưởng mà trường này vừa tổ chức.
Những đóng góp của phụ huynh, học sinh trong cách dạy, cách học đã tạo được hiệu quả tích cực để mỗi ngày học sinh đến trường luôn là một ngày vui.
Nếu là hiệu trưởng, em sẽ…
“ Nếu là hiệu trưởng, em sẽ xây một phòng nhạc để đỡ ồn khi học nhạc. Em sẽ kêu căn tin không bán đồ chơi xấu và mua thêm bàn ghế mới cho bọn em ngồi” – là một phần bài viết của em Thế Luân, HS lớp 3/6.
Em Võ Ngọc Anh Thư, lớp 4/6 có sáng kiến: “Đặt tên một lớp học là “Nụ cười” để HS học được cách cười và luôn đem đến nụ cười cho tất cả mọi người; “Một lớp mang tên “Nhân ái” để dạy cho mọi người biết yêu thương, biết chia sẻ; một lớp học “Công bằng”; “Hạnh phúc”… Em Duy Phước, lớp 4/1 cũng mạnh dạn… mơ ước miễn đóng chi phí tiền mua sách vở và những thứ khác cho HS nghèo, sẽ xây một thư viện có đầy đủ các loại sách hay như là văn học, truyện về danh nhân, truyện ngụ ngôn để phục vụ HS. Sân trường sẽ có một góc chơi riêng cho HS để không bị va chạm với người khác như hiện nay.
Học thực tế “3 trong 1″ là phương p háp được đánh giá cao tại Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1). Trong ảnh : HS đang tham quan tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Bà Lê Thị Ngọc Điệp, Hiệu trưởng, cho biết trường lấy chủ đề này để HS lớp 3 làm tập làm văn và cho cả HS trong trường bày tỏ nguyện vọng của chính mình. Ý tưởng rất thơ trẻ nhưng đã thể hiện được tâm tư của các em về trường, lớp, thầy cô. Đây không chỉ là hoạt động cho các em tham gia để hướng về điều tốt đẹp. Nó còn rèn cho các em kỹ năng hành văn, rèn chữ viết, cách trang trí một tác phẩm, bày tỏ được suy nghĩ. Sau khi các giáo viên đọc và chấm bài, chính hiệu trưởng sẽ đọc tất cả bài viết này để tiếp thu những ý kiến đóng góp của các em, hiểu thêm được tâm tư và mong muốn của các em.
Tích hợp “3 trong 1″
Ngày 28/12 vừa qua, hơn 200 HS đã cùng tham dự triển lãm Trẻ em thời chiến tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (quận 3). Các hình ảnh tại đây được sưu tập từ nhiều nguồn trong thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nó đã miêu tả rất xúc động cuộc sống xã hội bị đảo lộn khi chiến tranh ập đến, nhất là trẻ em. Triển lãm đã tái hiện cho các HS nhỏ tuổi thấy được sự khắc nghiệt của chiến tranh, trẻ em thời đó sống cực khổ nhưng vẫn chăm ngoan, học giỏi, học cách phòng thân và cứu người. Em Lý Hồng Ngọc, đã xúc động ghi trong sổ cảm tưởng rằng: “Ước gì em được trở về quá khứ và giúp đỡ các bạn thời chiến”. Nhiều em khác cũng vừa tham quan vừa say sưa ghi chép lại những chú thích ý nghĩa từ những tấm hình được trưng bày để trang bị thêm kiến thức cho mình.
Đây là buổi học không chỉ mang lại kiến thức về lịch sử mà còn giáo dục HS những giá trị nhân văn sâu sắc về cuộc sống, về con người, nhất là về những người bạn đồng trang lứa với các em ngày xưa.
“Cách đây nhiều năm, tôi liên tục đọc được những bài văn mẫu của HS đến nhàm chán, miêu tả gà hay mèo cũng chỉ biết nhìn vào tranh ảnh để tả sơ sài, không phân biệt được cây lúa và cây xả, con cóc và con ếch…. Tôi trăn trở suy nghĩ đổi mới theo hướng “3 trong 1″, tức là, các em sẽ có những buổi học chính khóa ngoài trời. Mỗi lần đi thực tế được ghép chung ba môn học liên quan nào đó. Ví dụ đi Bảo tàng Hồ Chí Minh sẽ học tích hợp Địa lý, Lịch sử, Đạo đức; đi Thảo Cầm Viên sẽ học về Địa lý, Làm văn, Khoa học… Mỗi năm sẽ có khoảng ba đợt đi học thực tế như vậy, bài giảng của giáo viên cũng hấp dẫn hơn, HS làm văn hay hơn và học về khoa học cũng phong phú hơn” – bà Điệp nói.
Những đổi thay nho nhỏ trong cách dạy, cách học tại ngôi trường này đã dần tạo được hiệu quả tích cực để mỗi ngày học sinh đến trường luôn là một ngày vui…
Theo Phạm Anh
Pháp luật TPHCM
Học sinh tiểu học làm kem chống nắng
Hơn 700 bạn nhỏ đến từ các trường tiểu học ở TP.HCM vừa tham gia chương trình "Kid's lab" (Thí nghiệm cho bé) do Công ty BASF Việt Nam phối hợp Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức.
Các bạn nhỏ Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn làm thí nghiệm vui - Ảnh: Hà Thanh
Chương trình kéo dài từ ngày 6 đến 14-11 tại Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1).
Bào chế kem chống nắng? Dễ ợt!
Trước khi bào chế kem chống nắng, các bạn nhỏ chứng kiến hiện tượng lạ: chiếu đèn pin UV lên mặt kính nhỏ, sau khi đếm từ 1-30, trên mặt kính ửng lên vệt màu tím. Thế nhưng vệt này hoàn toàn biến mất khi mặt kính được che chắn bởi một lớp vải hoặc lớp kem chống nắng.
Các sinh viên phụ trách hướng dẫn giải thích nguyên nhân hiện tượng này là do vải, kem chống nắng có khả năng ngăn chặn tác hại của tia cực tím, tức vệt màu tím mà các bạn nhỏ nhìn thấy.
Ánh sáng từ chiếc đèn pin tương tự như tia cực tím (tia tử ngoại) xuất phát từ ánh sáng mặt trời. Tia tử ngoại có khả năng làm ung thư da, viêm giác mạc và làm đục thủy tinh thể.
Sau khi nghe về tác hại của tia tử ngoại, các bạn nhỏ hào hứng được tự tay pha chế loại "áo giáp" cho cơ thể mang tên kem chống nắng bằng những chất hóa học đơn giản.
Phòng thí nghiệm ồn ào như một cái chợ nhỏ. Các bạn tranh nhau xem ai là người pha đúng liều lượng nhanh nhất.
Vì sao nước biến mất?
"Lượng nước trên thế giới đang giảm dần. Chúng ta nên làm gì để tiết kiệm nước?", câu hỏi đặt ra khiến các bạn nhỏ nhao nhao. Với các bạn, cách tiết kiệm nước nhanh và đơn giản nhất là "xài nước ít lại", "xài nước xong phải khóa vòi nước"...
Để tìm thêm đáp án, các bạn nhỏ được hướng dẫn nhẹ nhàng đổ nước vào một chiếc phễu chứa cát. Nước nhanh chóng chảy hết xuống chiếc ly bên dưới. Nhưng khi trộn lẫn cát và một ít hạt polymer siêu thấm, nước chảy nhỏ giọt chậm hơn. Cuối cùng, các bạn rót nước vào chiếc ly chỉ chứa hạt polymer siêu thấm.
Những tiếng "à, ồ" vang lên khi các bạn nhìn thấy nước biến mất hoàn toàn. Nhờ tính năng hút nước mà hạt polymer siêu thấm được dùng để trữ lại phần lớn lượng nước tưới tiêu phòng khi khô hạn sẵn sàng cung cấp lượng nước vừa đủ cho rễ cây. "Đây là cách thức tiết kiệm nước đang được nhiều quốc gia trên thế giới ứng dụng tại những vùng đất khô hạn" - chị Đỗ Kim Chung, thành viên ban tổ chức, cho biết.
Học qua trực quan sinh động
Hàng loạt thắc mắc của các học sinh tiểu học đã được giải đáp thông qua trực quan sinh động. Có lẽ nhờ vậy mà khi được hỏi lại ở phần cuối chương trình, các bạn nhỏ nhớ lâu hơn bài học về tác hại của ánh nắng mặt trời, tia tử ngoại, cách bảo vệ mình trước các tia độc hại, "bí quyết" tiết kiệm nước tưới cây ở một số vùng khô hạn...
Theo ông Phạm Văn Đức - giám đốc bộ phận hóa chất Công ty BASF Việt Nam, điều quan trọng không kém mà chương trình muốn mang lại là ý thức bảo vệ môi trường ở những công dân nhỏ tuổi, bắt đầu đơn giản với suy nghĩ "Ngày mai, em sẽ sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như thế nào...".
Theo thanh niên
Chương trình tiếng Anh "đua nở" Chương trình phổ thông quốc tế Cambridge (gọi tắt là CT Cambridge) được giảng dạy thí điểm từ năm học 2010-2011 ở TP.HCM. Với cái "mác" lấy bằng tốt nghiệp tú tài Cambridge, văn bằng được 160 quốc gia trên thế giới công nhận..., khiến nhiều phụ huynh ở TP.HCM "chạy" cho bằng được một suất học này. Mặc dù con trai đã...