Nếu được sinh ra trên Mặt Trăng, con người sẽ thay đổi đến mức không ngờ
Nếu được sinh ra trên Mặt Trăng, con người sẽ có rất nhiều thay đổi. Đây là những gì các nhà khoa học cảnh báo.
Mặt Trăng là “miền đất hứa” mà con người muốn chinh phục. Việc sống trên Mặt Trăng là không dễ dàng. Vậy, nếu con người được sinh ra trên hành tinh này, chuyện gì sẽ xảy ra?
Theo đó, các nhà khoa học cho biết, lực hấp dẫn của Mặt Trăng sẽ khiến việc sinh nở trở nên khó khăn hơn. Ngay khi còn là bào thai, con người sẽ phát triển chậm hơn. Chính vì vậy, thời gian người mẹ mang thai trên Mặt Trăng có thể dài hơn thời gian mang thai trên Trái Đất. Hãy tưởng tượng thời gian mang thai ở trong không gian là khoảng một năm, việc sinh con ra cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn so với khi ở trên Trái Đất.
Bởi cứ mỗi tháng ở trong không gian, người mẹ có thể mất khoảng 1 – 2% mật độ xương. Điều này sẽ khiến việc sinh con trở nên khó khăn hơn rất nhiều và cũng rất nguy hiểm.
Sinh con trên Mặt Trăng là việc không hề dễ dàng. Ảnh: BI
Vì việc sinh nở có nguy cơ làm gãy xương chậu của người mẹ, nên các bác sĩ đỡ đẻ ngoài không gian sẽ áp dụng phương pháp mổ đẻ. Đây là phương pháp để đảm bảo an toàn cho người mẹ khi sinh con trên Mặt Trăng.
Điều này tạo ra những khác biệt đầu tiên giữa các em bé ở Trái Đất và Mặt Trăng. Cụ thể, đầu của những người sinh thường trên Trái Đất đã tiến hóa đủ nhỏ để lọt lòng. Nhưng vì không có truyền thống sinh thường trên Mặt Trăng nên những người Mặt Trăng trong tương lai có thể tiến hóa. Đầu của họ sẽ to hơn so với đồng loại ở trên Trái Đất. Những đứa trẻ được sinh ra trên Mặt Trăng thậm chí còn có thể tiến hóa để có màu da khác với những đứa trẻ trên Trái Đất. Bởi các hắc tố trong da giúp bảo vệ con người khỏi bức xạ Mặt Trời. Làn da càng sẫm màu thì con người càng có nhiều lớp bảo vệ tự nhiên.
Do Mặt Trăng không có bầu khí quyển nên khả năng con người được bảo vệ khỏi bức xạ sẽ thấp hơn đáng kể. Chính vì vậy, màu da của người Mặt Trăng trong tương lai có thể tiến hóa thành màu sẫm để có đủ khả năng bảo vệ cần thiết.
Tuy nhiên, do phần lớn cuộc đời người Mặt Trăng chỉ ở trong nhà hoặc trong bộ đồ bảo hộ nên con người trên hành tinh này có thể tiến hóa để có màu da nhợt nhạt hơn so với người Trái Đất.
Đâu là thách thức khi con người ở trên Mặt Trăng?
Video đang HOT
Để sống được trên Mặt Trăng, con người cần vượt qua nhiều thách thức khắc nghiệt. Ảnh: Space
Bề mặt của Mặt Trăng là một nơi khó sống. Đây là nơi không có bầu khí quyển, không có sự bảo vệ khỏi bức xạ của Mặt Trời, hay thậm chí không có cách để duy trì oxy. Người ở trên bề mặt Mặt Trăng có thể nhận lượng bức xạ ion nặng, mạnh gấp hơn 400 lần liều lượng an toàn, đủ để mất mạng trong vòng 10 tiếng ngay cả khi mặc bộ đồ vũ trụ.
Do đó, con người có thể cần đến robot, máy in 3D để xây dựng nơi ở có mái che trên Mặt Trăng, hoặc chuẩn bị những chỗ ẩn náu trong hang hình thành từ các ống nham thạch trong quá khứ của Mặt Trăng.
Tuy nhiên, con người sẽ duy trì cuộc sống bằng cách nào? Theo đó, thực phẩm cần được vận chuyển từ Trái Đất trong thời gian đầu. Thực vật sống cần có đất nhà kính và không khí giàu CO2, loại khí hiếm hoi ở Mặt Trăng. Tuy nhiên, loại khí này có thể được tổng hợp từ các nguyên liệu tái chế.
Các cư dân trên Mặt Trăng cũng phải tập thể dục hàng giờ một ngày để duy trì khối lượng xương và cơ bắp. Nguyên nhân do trọng lực Mặt Trăng chỉ bằng 1/6 của Trái Đất. Vì vậy, vận động mỗi ngày giúp con người duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Muốn sinh tồn lâu dài trên Mặt Trăng, con người cần vượt qua nhiều thử thách. Ảnh: Peepo
Theo các chuyên gia, chu kỳ ngày đêm ở hầu hết những vị trí trên bề mặt Mặt Trăng bao gồm 14 ngày có ánh sáng Mặt Trời liên tục, sau đó sẽ là 14 ngày chìm trong bóng tối, giá lạnh.
Vì thiếu khí quyển nên nhiệt độ trên bề mặt của hành tinh này có thể dao động từ 120 độ C vào ban ngày đến -180 độ C vào ban đêm. Ngoài ra, những vùng tối vĩnh viễn ( PSR) trên Mặt Trăng còn lạnh tới -240 độ C.
Những điều này sẽ tạo thành môi trường khắc nghiệt mà những cuộc thám hiểm Mặt Trăng tương lai phải đối mặt. Khả năng kiểm soát nhiệt của robot Mặt Trăng phải đủ mạnh để giúp chúng có thể sóng sót qua những đêm dài và lạnh giá.
Trên thực tế, những hố trũng nằm trong vùng PSR chính là những nơi khuất Mặt Trời và có thể chứa băng nước. Do đó, đây có thể là tài nguyên lý tưởng để giúp tạo ra oxy, nước và nhiên liệu tên lửa. Mặc dù việc tìm ra cách để sinh sống và làm việc hiệu quả trên Mặt Trăng, nhất là cực nam với nhiều PSR là điều không dễ dàng, nhưng các chuyên gia vẫn đang tiến hành nghiên cứu.
Nhà khoa học Dean Eppler tại tập đoàn Aerospace Corporation cho biết, sinh tồn ở trong đêm Mặt Trăng không những là vấn đề quan trọng đối với cực nam mà còn với tất cả những nơi mà con người muốn hoạt động trên hành tinh này.
Các chuyên gia trong chương trình Artemis của NASA hiện đang cố gắng giải quyết những vấn đề về việc sinh tồn trong đêm ở Mặt Trăng. Do đó, con người sẽ có thể tìm ra giải pháp phù hợp trong tương lai.
Lần đầu tiên phát hiện từ quyển bảo tồn sự sống bên ngoài hệ Mặt trời
Khi chúng ta nghĩ về khả năng sinh sống của các ngoại hành tinh, vai trò của từ trường trong việc duy trì môi trường ổn định là điều cần xem xét bên cạnh những thứ như bầu khí quyển và khí hậu.
Từ quyển giúp bảo tồn sự sống của một hành tinh - Ảnh: Internet
Vành đai bức xạ là những cấu trúc từ tính hình vành khuyên bao bọc một hành tinh chứa đầy các electron và hạt tích điện năng lượng cực cao.
Được phát hiện lần đầu tiên xung quanh Trái đất vào năm 1958 với các vệ tinh Explorer 1 và 3, vành đai bức xạ có ở khắp nơi trong hệ Mặt trời: Tất cả các hành tinh có từ trường quy mô lớn —gồm Trái đất, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương - đều có chúng. Tuy nhiên trước giờ, không có vành đai bức xạ nào được quan sát rõ ràng bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta.
Phải đến hôm nay, một nhóm nhỏ các nhà thiên văn học, đứng đầu là Melodie Kao, trước đây thuộc Đại học Bang Arizona và hiện là Nghiên cứu tại Đại học California Santa Cruz, với sự cộng tác của cả Giáo sư Evgenya Shkolnik của Viện Khám phá Trái đất và Không gian của Mỹ, đã phát hiện ra vành đai bức xạ đầu tiên bên ngoài của hệ mặt trời của chúng ta. Kết quả được công bố trên tạp chí Nature hôm 15.5.
Khám phá được thực hiện xung quanh "sao lùn nâu" LSR J1835 3259, có kích thước tương đương sao Mộc nhưng đặc hơn rất nhiều. Nằm cách chòm sao Lyra chỉ 20 năm ánh sáng, nó không đủ nặng để trở thành một ngôi sao, nhưng lại thừa nặng để trở thành một hành tinh. Bởi vì các vành đai bức xạ trước đây chưa bao giờ được nhìn thấy rõ ràng bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta, nên chúng ta không biết liệu chúng có thể tồn tại xung quanh các vật thể khác như ngoại hành tinh hay không.
Giáo sư Evgenya Shkolnik, người đang nghiên cứu từ trường và khả năng sinh sống của các ngoại hành tinh trong nhiều năm, cho biết: "Đây là bước quan trọng đầu tiên trong việc tìm kiếm thêm nhiều vật thể như vậy và mài giũa kỹ năng của chúng tôi để tìm kiếm các từ quyển ngày càng nhỏ hơn, cuối cùng cho phép chúng tôi nghiên cứu các hành tinh có kích thước bằng Trái đất, có khả năng sinh sống được".
Mặc dù vô hình với mắt người, nhưng vành đai bức xạ mà nhóm nghiên cứu này phát hiện là một cấu trúc khổng lồ. Đường kính ngoài của nó kéo dài ít nhất 18 đường kính sao Mộc và các vùng sáng nhất bên trong có kích thước bằng 9 lần đường kính sao Mộc (cần nhớ đường kính Mặt trời chỉ bằng 10 lần đường kính sao Mộc). Được tạo thành từ các hạt di chuyển gần tốc độ ánh sáng và phát sáng mạnh nhất ở bước sóng vô tuyến, vành đai bức xạ ngoài hệ Mặt trời mới được phát hiện này, có cường độ mạnh hơn gần 10 triệu lần so với sao Mộc. Đồng thời, bản thân nó cũng sáng hơn Trái đất hàng triệu lần và chứa nhiều hạt năng lượng nhất so với bất kỳ hành tinh nào trong hệ Mặt trời.
Nhóm nghiên cứu đã chụp được ba bức ảnh có độ phân giải cao về các electron phát xạ vô tuyến bị mắc kẹt trong từ quyển của sao lùn nâu LSR J1835 3259 trong vòng một năm bằng cách sử dụng một kỹ thuật quan sát trứ danh mà chúng ta đã dùng để chụp ảnh lỗ đen ở trung tâm dải Ngân hà.
Bằng cách phối hợp 39 đĩa vô tuyến trải dài từ Hawaii đến Đức để tạo ra một chiếc kính viễn vọng cỡ Trái đất, nhóm nghiên cứu đã giải quyết được môi trường từ tính động của sao lùn nâu, được gọi là "tầng từ", để lần đầu tiên quan sát thấy từ quyền một vật thể bên ngoài hệ mặt trời. Họ thậm chí có thể nhìn thấy hình dạng của từ trường này đủ rõ ràng để suy luận rằng nó có khả năng là một từ trường lưỡng cực giống như của Trái đất và sao Mộc.
Giáo sư Jackie Villadsen của Đại học Bucknell thuộc nhóm nghiên cứu cho biết "Bằng cách kết hợp các đĩa vô tuyến từ khắp nơi trên thế giới, chúng tôi có thể tạo ra những hình ảnh có độ phân giải cực cao để nhìn thấy những thứ chưa ai từng thấy. Độ mạnh trong hệ thống quan sát của chúng tôi có thể so sánh với chiếc kính giúp một người đứng ở Washington D.C, đọc rõ hàng trên cùng của biểu đồ đo thị lực đặt tại California".
Thực ra, nhóm của Kao trước đó đã có manh mối rằng họ sẽ tìm thấy một vành đai bức xạ xung quanh ngôi sao lùn nâu này. Vào thời điểm nhóm thực hiện các quan sát này vào năm 2021, các nhà thiên văn vô tuyến đã quan sát thấy sao lùn nâu LSR J1835 3259 phát ra hai loại phát xạ vô tuyến có thể phát hiện được. Bản thân Kao sáu năm trước, khi còn ở trong một nhóm nghiên cứu khác đã xác nhận rằng phát xạ vô tuyến nhấp nháy định kỳ của nó, tương tự như ngọn hải đăng, là cực quang ở tần số vô tuyến.
Nhưng sao lùn nâu LSR J1835 3259 cũng có phát xạ vô tuyến ổn định hơn và yếu hơn. Dữ liệu cho thấy những phát xạ mờ hơn này không thể đến từ các vệt sáng của sao và trên thực tế nó rất giống với các vành đai bức xạ của sao Mộc.
Phát hiện này của nhóm cho thấy hiện tượng như vậy có thể phổ biến hơn so với suy nghĩ ban đầu - xảy ra không chỉ trên các hành tinh mà còn trên các sao lùn nâu, các ngôi sao có khối lượng thấp và thậm chí có thể là các ngôi sao có khối lượng rất cao.
Vùng xung quanh từ trường của một hành tinh hay còn từ quyển —gồm cả từ trường của Trái đất, có thể bảo vệ bầu khí quyển và các bề mặt của hành tinh khỏi bị tàn phá bởi các hạt vi sóng của Mặt trời và vũ trụ.
Kao nói: "Khi chúng ta nghĩ về khả năng sinh sống của các ngoại hành tinh, vai trò của từ trường trong việc duy trì môi trường ổn định là điều cần xem xét bên cạnh những thứ như bầu khí quyển và khí hậu".
Ngoài vành đai bức xạ đã được quan sát, nghiên cứu của nhóm Kao cho thấy sự khác biệt về "hình dạng" và vị trí không gian của cực quang (tương tự như cực quang của Trái đất) so với vành đai bức xạ từ một vật thể bên ngoài hệ Mặt trời của chúng ta.
Kao nói: "Cực quang có thể được dùng để đo cường độ từ trường, nhưng không đo được hình dạng. Chúng tôi đã thiết kế thí nghiệm này để giới thiệu một phương pháp đánh giá hình dạng của từ trường trên các sao lùn nâu và cuối cùng là các ngoại hành tinh.
Các tính chất cụ thể của mỗi vành đai bức xạ cho chúng ta biết điều gì đó về nguồn năng lượng, từ tính và hạt của hành tinh đó: nó quay nhanh như thế nào, từ trường của nó mạnh đến mức nào, nó ở gần sao mẹ đến mức nào, liệu nó có các mặt trăng có thể cung cấp nhiều hạt hơn không, hoặc liệu có các vành đai như kiểu sao Thổ sẽ hấp thụ chúng, v.v. Tôi rất vui mừng về ngày mà chúng ta có thể tìm hiểu về các ngoại hành tinh có từ quyển, đồng nghĩa với khả năng bảo tồn sự sống".
Phát hiện một số khu vực ở Mặt Trăng có nhiệt độ phù hợp với con người Trong lịch sử ban đầu của loài người, hang động là nơi bảo vệ con người khỏi nguy hiểm. Giờ đây, những cấu trúc tương tự trên Mặt Trăng có thể trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các phi hành gia trên Mặt trăng, nhờ có nhiệt độ giống như Trái Đất. Ảnh minh họa: CNN Theo kênh CNN ngày 3/8,...