Nếu đi chợ một lần cho cả tuần, bạn không thể bỏ qua những nguyên tắc trữ đông này
Đi chợ mỗi ngày và sơ chế thức ăn là 2 công đoạn ngốn nhiều thời gian nhất, khiến chúng ta như bị vắt kiệt sức lực. Để không tốn mấy tiếng đồng hồ chuẩn bị bữa cơm thì bạn đừng quên những bí kíp trữ đông sau nhé!
1. Bí kíp tiết kiệm thời gian
Đi chợ mỗi ngày không hề đơn giản, nào là lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, suy nghĩ hôm nay ăn gì, món này có bị trùng lặp chưa, ăn vầy có đủ dinh dưỡng cho cả nhà chưa. Bấy nhiêu đó là đã thấm mệt.
Vì thế, cuối tuần bạn hãy lên sẵn thực đơn cho cả tuần hoặc 3 – 4 hôm và đi chợ hoặc siêu thị mua trong một lần. Cách này vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian, vừa cân đối được dinh dưỡng và không sợ trùng lặp.
Sơ chế, phân định lượng thực phẩm cho mỗi bữa và trữ đông chính là bí quyết vàng để tiết kiệm thời gian nấu nướng.
2. Trữ đông theo mục đích
Trữ đông theo mục đích sẽ giúp tiết kiệm thời gian sơ chế cho bữa sau. Tùy theo khẩu vị và cách thứ nấu ăn của mỗi nhà, bạn tham khảo vài gợi ý sau:
- Cá: phần đầu đuôi dùng nấu canh, phần thân để kho, chiên.
- Gà/vịt: phần xương cổ, xương giữa để nấu canh, nấu măng; phần lườn để luộc hoặc nấu bún, phở…; phần cánh đùi để nướng hoặc chiên.
- Thịt heo: phần nạc dăm để luộc; phần ba chỉ để kho, nướng; phần sườn để nấu canh, nấu bún hoặc chiên.
- Tôm: phần để giã nhuyễn nấu canh hoặc ram thì trữ khô; hấp hoặc nướng thì trữ kiểu ngâm nước muối.
Video đang HOT
3. Các phần thực phẩm bị dính nhau khi trữ đông
Chia riêng từng phần thực phẩm trong mỗi hộp là cách tốt nhất. Tuy nhiên, dung tích tủ lạnh nhỏ nếu để chung trong một hộp, sẽ giúp tiết kiệm không gian. Bạn không lo thực phẩm dính vào nhau, cần bao nhiêu chỉ cần gỡ rời bấy nhiêu, mà không ảnh hưởng đến chất lượng của số còn lại:
- Giữ khoảng cách giữa các phần thực phẩm.
- Ngăn cách bằng lá chuối (lót 2 lớp), giấy bạc, màng bọc thực phẩm, giấy nhôm…
- Lắc/gỡ rời khi thực phẩm vừa đông mềm (sau khi để ngăn đông 4h) đối với thực phẩm là giáp xác (tôm, tép, cua, ghẹ…)
4. Làm thế nào để hạn chế việc nhũn nhão, mất chất của thực phẩm khi rã đông
- Tôm và các loại giáp xác: bạn có thể hấp chín rồi mới cấp đông, hoặc ngâm tôm trong nước muối loãng.
- Thịt bò thái sẵn, trộn với ít dầu ăn thì lúc rã đông, phần thịt không bị chảy nước. Ướp luôn vài loại thực phẩm nếu bạn đã xác định mục đích nấu sắp tới.
Một vài nguyên tắc khi trữ đông và rã đông
- Sử dụng chất liệu an toàn để bảo quản thực phẩm.
- Trữ đông trong hộp kín khí và cố gắng để không khí lưu lại trong hộp càng ít càng tốt.
- Rã đông rồi thì không cấp đông lại nữa.
- Nếu trữ đông thực phẩm đã chế biến thì cần làm nguội nhanh và cấp đông sớm, vì để càng lâu sẽ càng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Hy vọng những mẹo trên sẽ giúp bạn thu ngắn thời gian trong bếp và thêm thời gian dành cho bản thân nhé!
5 mẹo bảo quản và chế biến khoai lang đơn giản mà chị em nội trợ nào cũng cần phải biết
Cách bảo quản khoai lang cũng như chế biến đúng cách sẽ giúp chị em nôi trơ giư đươc khoai lang lâu hong, đồng thời đam bao hương vi thơm ngon.
Khoai lang là một món ăn quen thuộc, dân dã và phổ biến. Bên cạnh đó, khoai lang còn là loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng. Khoai lang rất giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ. Ăn khoai lang hàng ngày giúp thúc đẩy sức khỏe đường ruột, giảm nguy cơ ung thư ruột kết, giảm nguy cơ mắc các bệnh như hội chứng ruột kích thích, giúp bảo vệ và chống lại một số loại ung thư, tốt cho mắt, tăng cường chức năng não, hỗ trợ hệ thống miễn dịch...
Dù khoai lang là món ăn quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết cách bảo quản và chế biến đúng cách,
1. Bảo quản ở nơi tối và mát mẻ
Cách tốt nhất để bảo quản khoai lang là để ở nơi tối, mát mẻ. Nhờ đó khoai lang khi nấu sẽ mềm và ngọt hơn.
Tuyệt đối không để khoai lang trong tủ lạnh bởi nhiệt độ quá thấp sẽ thay đổi cấu trúc tế bào của khoai lang và khiến lõi khoai trở nên cứng hơn, khi ăn khoai dễ bị sượng, không ngon.
2. Rửa kỹ khoai lang
Trước khi chế biến khoai lang, bạn cần phải rửa sạch khoai bởi vỏ khoai lang có rất nhiều cát đất. Nếu không rửa khoai lang sạch sẽ, khi chế biến rất dễ ăn phải sạn đất cát.
Chỉ nên lưu ý là bạn không nên rửa khoai ngay sau khi mua về bởi nếu chưa chế biến ngay mà đem khoai rủa sẽ khiến khoai có thể nảy mầm.
3. Khi nướng cần chọc lỗ cho khoai
Khi bạn nướng khoai lang trong lò nướng, áp suất bên trong có thể tích tụ lại, khiến khoai có thể nổ khi áp suất đủ lớn. Chính vì vậy khi chọc trên thân khoai các lỗ nhỏ, hơi nước bên trong khoai lang thoát ra ngoài và áp suất sẽ không tích tụ.
4. Không làm chín khoai bằng lò vi sóng
Nướng khoai lang trong lò vi sóng rất nhanh chóng và tiện lợi vì bạn chỉ cần có 5 phút. Tuy nhiên lò vi sóng lại làm khoai lang chín không đều, một số chỗ còn cứng và vón cục trong khi những chỗ khác lại quá mềm và nhão. Chính vì vậy, bạn chỉ nên dùng lò vi sóng để làm nóng lại khoai đã được luộc/nướng chín.
5. Không cắt sẵn khoai lang
Cắt khoai lang trước là một cách giúp bạn nấu ăn nhanh hơn, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, nếu chế biến ngay thì không sao, còn trong trường hợp không thể chế biến ngay khoai sẽ khô rất nhanh và làm mất đi hương vị.
Nếu vẫn muốn cắt khoai lang trước khi chế biến một vài ngày thì cần đặt khoai lang trong nước rồi cho vào tủ lạnh.
Những lưu ý khi bảo quản và ăn khoai lang
- Không nên đê khoai lang tươi bên canh cac loai rau khac vi khi chin khoai lang se tiêt ra môt loai enzyme kich thich sư phát triển cua cac loai rau khac, dẫn đến rau nhanh hỏng hơn.
- Những người không nên ăn nhiều khoai lang; Những người mắc bệnh thận, người có hệ tiêu hoá kém, người có dạ dày yếu.
- Không ăn khoai lang vào buổi tối
- Không ăn khoai lang sống
- Không ăn khoai lang khi đang đói
Đừng trữ bánh bao trong ngăn mát, làm theo cách này, bánh tươi không khô cứng lại để được lâu Với cách bảo quản này, hương vị bánh bao vẫn tươi ngon, mềm xốp chẳng hề bị khô cứng chút nào. Bánh bao là loại bánh được nhiều người ưa thích dùng làm món ăn sáng, ăn đêm hay lót dạ các buổi trong ngày. Tuy nhiên, liên tục làm bánh bao thì khá mất thời gian do đó một số người đã...