Nếu dạy thử sách giáo khoa để chọn hãy để giáo viên chúng tôi tự tổ chức dạy
Giáo viên quan sát cách hướng dẫn học sinh học của những nhà biên soạn sách chắc chắn sẽ có được những nhận xét vô cùng thấu đáo và chính xác.
Chỉ còn dăm tháng nữa chương trình mới sẽ được triển khai tại khối lớp 1 ở bậc tiểu học.
Nhưng tại thời điểm này vẫn chưa đi đến thống nhất việc chọn sách giáo khoa thế nào cho hợp lý.
Giáo viên vẫn muốn được dạy thử hoặc được dự chính tác giả biên soạn sách dạy trước khi chọn (VTVNeWS)
“Ý kiến của các nhà trường và giáo viên đều cho rằng lựa chọn sách giáo khoa là khâu cuối cùng.
Để có cơ sở cho việc lựa chọn này thì quan trọng là giáo viên và học sinh phải được tiếp cận, dạy thử nghiệm từng sách giáo khoa.
Nhất là trong hội đồng có đại diện cha mẹ học sinh, chắc chắn họ cũng phải được dự giờ các tiết dạy thử, họ cũng phải nghe con họ nói con thích học sách nào để có ý kiến xác đáng”.1
Nếu dạy thử sách giáo khoa để chọn hãy để giáo viên chúng tôi tự tổ chức dạy
Dạy thử sách giáo khoa sẽ giúp cho việc lựa chọn sách được chính xác, điều này không ai có thể chối cãi được. Thế nhưng, dạy thử như thế nào? Ai tổ chức dạy thử? Quy trình dạy thử ra sao lại chẳng hề đơn giản.
Vì sao chúng tôi nói nhiều đến chuyện này?
Vì trong thực tế, việc dạy thử mà theo sự chỉ đạo từ cấp trên xuống gần như chưa dạy cũng biết được ngay kết quả.
Chúng tôi chắc chắn một điều, mọi đánh giá đều chỉ từ tốt trở lên đến hoàn hảo. Và như thế, việc dạy thử cũng như không nếu không muốn nói là tác dụng ngược lại.
Video đang HOT
Nhiều người sẽ nghi ngờ và chất vấn: “Nói có sách, mách có chứng”. Vậy dựa vào đâu mà chúng tôi lại dám nói như thế?
Xin thưa! Dựa vào 2 lần thay sách gần đây, dựa vào việc thí điểm chương trình giáo dục theo mô hình mới VNEN mới đây, dựa vào nhiều lần thay đổi phương pháp và hình thức dạy học trong các nhà trường.
Những lần ấy, chúng tôi cũng được dạy thử, được nghe góp ý để rút ra những ưu và khuyết điểm nhưng bao giờ cũng chỉ là ưu điểm còn những khuyết điểm tồn tại chỉ là nhỏ thôi, không đáng kể gì.
Vì sao lại thế? Vì giáo viên dạy đã được nhà trường chọn kĩ từ giáo viên, học sinh đến đồ dùng, trang thiết bị phục vụ tiết dạy (đó phải là người có chuyên môn cứng, có tay nghề và kinh nghiệm vững vàng, là lớp học tốt nhất trong khối, là đồ dùng, trang thiết bị tốt nhất…).
Trước đây, đã từng có trường còn chọn học sinh nổi trội của từng lớp gom lại thành một lớp để dạy. Những học sinh yếu kém cho “nghỉ hưu” ngay buổi học đó.
Bài dạy biết trước cả tháng, tập dợt hằng ngày đến nhuần nhuyễn. Thiết kế bài dạy là sự cộng hưởng chất xám của nhiều cốt cán của nhiều tổ, của Ban giám hiệu nhà trường.
Do được chuẩn bị kĩ càng từ “chân đến răng”, thế nên tiết dạy nào cũng tốt, phương pháp dạy nào cũng hay, mô hình dạy học nào cũng hiệu quả.
Trong những biên bản sau mỗi tiết dự giờ hay tổng kết các mô hình, phương pháp…toàn cơn “mưa” lời khen.
Nhưng thực tế đã trả lời như chương trình hiện hành giờ mới bị bóc trần: “Toán tiểu học khó đến mức chỉ giáo sư mới hiểu”.
Mô hình VNEN thì thất bại thảm hại, phương pháp Bàn tay nặn bột là nỗi ám ảnh của giáo viên.
Thế nên chúng tôi mới nói: “ Nếu dạy thử sách giáo khoa để chọn hãy để giáo viên chúng tôi tự tổ chức dạy”.
Nếu được chính tác giả viết sách sẽ dạy thử nghiệm cho học sinh để giáo viên quan sát thì còn gì bằng?
Theo tìm hiểu của phóng viên Thanh Niên, nhiều nhóm tác giả sách giáo khoa rất muốn tiếp cận với các nhà trường để giới thiệu về sách và chính tác giả viết sách sẽ dạy thử nghiệm cho học sinh để giáo viên quan sát”. 2
Nếu được nhóm tác giả sách giáo khoa giới thiệu về sách và chính tác giả viết sách sẽ dạy thử nghiệm cho học sinh để giáo viên quan sát thế thì còn gì bằng.
Điều này, sẽ không có sự chuẩn bị trước về học sinh nên không có chuyện gà bài, mớm bài…
Giáo viên quan sát cách hướng dẫn học sinh học của những nhà biên soạn sách chắc chắn sẽ có được những nhận xét vô cùng thấu đáo và chính xác.
Những ưu điểm, thế mạnh sẽ được bộc lộ, những tồn tại của cuốn sách ấy cũng sẽ không thể che giấu. Và những thắc mắc của giáo viên sẽ được chính các tác giả giải đáp ngay tại chỗ.
Chúng tôi nghĩ và chắc chắn như thế, đây sẽ là cách làm “nhất cử lưỡng tiện”cần được triển khai đại trà.
Tài liệu tham khảo:
//nhipsonghomnay.vn/doi-song-xa-hoi/giao-duc/giao-vien-muon-day-thu-sach-giao-khoa-truoc-khi-lua-chon.html1,2
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Hơn 1 tháng có đủ cho giáo viên thẩm định, lựa chọn SGK?
Theo kế hoạch, Dự thảo Thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ thông được Bộ GD&ĐT soạn sẽ hết hạn góp ý vào 30/1/2020.
Còn các cơ sở đào tạo phải chọn sách xong trước tháng 4/2020. Với quỹ thời gian quá ngắn như vậy, liệu giáo viên có đủ thẩm thấu để chọn được những cuốn SGK phù hợp?
Giáo viên mong muốn sớm được tiếp xúc với các cuốn SGK mới Ảnh: Nghiêm Huê
Nhiều băn khoăn
Năm 2020, thực hiện theo yêu cầu Nghị quyết 88 Quốc hội, giám đốc Sở GD&ĐT có nhiệm vụ hướng dẫn các cơ sở giáo dục, mà cụ thể ở đây là các trường tiểu học, các tiêu chí lựa chọn SGK. Các trường sẽ thành lập hội đồng chọn SGK gồm các thành phần như tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, phụ huynh học sinh... Những cuốn sách được chọn phải đạt 50% số phiếu của thành viên hội đồng. Dự thảo thông tư cũng yêu cầu những người được giao nhiệm vụ chọn sách phải đọc hết tất cả các SGK đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt đạt, có nghĩa là phải đọc hết 38 cuốn, gồm cả tiếng Anh.
Trong khi đó, sau khi thông tư chọn sách ban hành, những người chọn sách chỉ có 60 ngày để vừa đọc vừa đưa ra ý kiến. Trưởng phòng giáo dục một huyện của tỉnh Nam Định cho biết, hiện chưa có động thái nào của Sở GD&ĐT về vấn đề này. Các giáo viên trong các trường của huyện cũng chưa được tiếp xúc với bất kỳ một cuốn SGK mới nào. Bản thân vị trưởng phòng này cũng thế. Điều mà vị trưởng phòng lo ngại là nếu mỗi trường đều phải có đầy đủ tất cả các cuốn SGK đã đạt thì kinh phí để mua sách lấy ở đâu.
Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định Cao Xuân Hùng khẳng định, Sở đang họp để xây dựng kế hoạch chọn SGK lớp 1 cho năm học tới. Về nguyên tắc, chọn SGK không có gì khó khăn. Vì tất cả các cuốn SGK đều được Bộ GD&ĐT công nhận đạt. Không những thế, với chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên dạy theo chương trình, không dạy theo SGK nên không có gì băn khoăn.
Trong khi đó, trao đổi với Tiền Phong, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang Nguyễn Thế Bình cho biết đang xây dựng kế hoạch chọn SGK. Trước mắt, Sở sẽ tổ chức hội thảo mời tất cả các NXB (3 NXB) có SGK được phê duyệt đợt này giới thiệu về các bộ SGK. Như thế, các giáo viên có cơ hội để tiếp xúc với tất cả các bản SGK đạt yêu cầu. Tuy nhiên, ông Bình băn khoăn về kinh phí để mua tất cả các cuốn SGK cho các trường để chọn SGK.
"Thầy bói xem voi"
Là giáo viên được tham gia giảng dạy thực nghiệm SGK môn tiếng Việt mới thời gian qua, cô N.T.A (ở Hà Nội) cho biết, tuy may mắn hơn các đồng nghiệp khác nhưng cô cũng như học sinh mới chỉ được tiếp xúc với một cuốn trong số 5 cuốn SGK tiếng Việt mới. Đó mới chỉ là tiếp xúc một phần, nên không thể đánh giá được các cuốn SGK đạt yêu cầu như thế nào.
Thầy T.V.T - giáo viên một trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội bày tỏ những lo lắng trên một diễn đàn chuyên môn có vài chục nghìn thành viên rằng, thời gian quá ngắn để thẩm thấu 5 bộ SGK do Bộ GD&ĐT công bố. "Chưa kịp tìm hiểu kỹ đã phải chọn rồi. Chọn rồi thì không được chọn lại, có vẻ căng như dây đàn" - thầy T.V.T chia sẻ.
Thầy Nguyễn Duy Cường, Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS 15/10, thị trấn Mộc Châu (Sơn La) cho biết quan điểm của Ban giám hiệu nhà trường là chọn SGK phù hợp với đối tượng học sinh, tức yếu tố vùng miền là điều quan trọng nhất. Điều này đã được ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT đề cập đến rất nhiều lần tại các cuộc tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán. Ông Thái Văn Tài lưu ý khi chọn SGK, từ hình ảnh, từ ngữ người chọn SGK cần quan tâm để phù hợp với học sinh. Những hình ảnh, ngôn ngữ quen thuộc học sinh sẽ thấy thích thú, dễ học hơn.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho hay, quan trọng là phương pháp tiếp cận. Ông Thành phân tích, khi thành lập hội đồng thẩm định, giáo viên chỉ phải tiếp cận 5, 6 cuốn mỗi môn. Các thành viên hội đồng không phải tiếp cận lần lượt từ đầu tới cuối cuốn sách, mà chỉ xem xét đến cấu trúc, tính khái quát của từng cuốn, tính phù hợp với từng địa phương của từng bộ sách. Qua đó, tiến hành lựa chọn bộ sách theo hướng dẫn.
"Đơn cử trong một bài giảng, có các chữ, các hình, giáo viên căn cứ vào chữ, vào hình đó, sẽ hình dung ra lối tư duy, lối phát triển năng lực theo hệ thống, cách tiếp cận vấn đề và giải quyết vấn đề của cuốn sách mang lại. Qua đó, giáo viên nắm bắt được mạch xuyên suốt cuốn sách và sẽ có quyết định lựa chọn cuốn sách nào" - ông Thành so sánh.
Trao đổi về quỹ thời gian, với nhiều lo ngại từ phía giáo viên khi cho rằng không đủ để trải nghiệm, thẩm thấu các cuốn SGK mới, ông Thành cho rằng trước khi các bộ sách đến với giáo viên, tác giả đã tổ chức dạy thử. Còn với các thầy, cô, nếu có thời gian dạy thử được thì tốt, không thì cũng không nhất thiết. Bởi lẽ, các SGK mới đã thay đổi căn bản phương pháp tiếp cận, hỗ trợ rất nhiều cho giáo viên trong việc cảm nhận cuốn sách cũng như bài giảng, họ sẽ nhanh chóng nhận ra thông điệp của cuốn sách để truyền tải đến học trò của mình.
Tại các trường học Hà Nội, nhiều thầy cô mong muốn sớm được tổ chức tập huấn về công tác lựa chọn SGK. Đến thời điểm này, giáo viên vẫn chưa có sách trong tay, trong khi vài tháng tới đã chốt SGK. Nếu không được nghiên cứu, lựa chọn kỹ nhằm tìm được bộ sách phù hợp, thì giáo viên và học sinh sẽ cùng vất vả, công tác dạy học không đạt được hiệu quả như mong muốn.
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Mỗi trường một bộ sách, thật tuyệt vời! Theo ý kiến người viết, mỗi trường một bộ sách giáo khoa khác nhau trong cùng một huyện, đó là một điều tuyệt vời nhất cho giáo dục nước nhà. Luật Giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2020. Trong đó, Luật có quy định giao Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng...