Nếu con thi hỏng!
‘Bén duyên’ với việc học hành, thi cử trên 20 năm, thầy Trần Ngọc Tuấn (giáo viên Trường THPT Tây Thạnh, TP.HCM) luôn có những cảm xúc vui buồn với học trò suốt những mùa thi.
Thí sinh than gia kỳ thi THPT quốc gia 2018 – ĐĂNG NGUYÊN
Còn nhớ trong kỳ thi trước đây, thầy cũng đã “ tức cảnh sinh tình” một bài thơ vui nói về sự thay đổi của cách thi xưa và nay, trong đó có những câu như: “Ngày xưa tính toán nhọc đầu/ Ngày nay bấm máy có câu trả lời”. Hay: “Ngày xưa kết quả phải chờ/ Ngày nay ra cổng có thừa… giải thi”…
Trong kỳ THPT quốc gia năm nay, trước thực cảnh nhiều học sinh “cắn bút” bởi đề thi dài và khó, thầy Tuấn cũng “xuất khẩu thành… thơ” nhằm an ủi, động viên những em có kết quả làm bài không tốt. Bài thơ viết theo thể lục bát như sau:
NẾU CON THI HỎNG!
Nếu con thi hỏng kỳ này
Không sao – trái đất vẫn quay bình thường!
Nếu con thi hỏng đừng buồn
Vào đời – còn lắm nẻo đường con đi!
Nếu con thi hỏng trách chi
Video đang HOT
Tú Xương còn rớt huống gì là con!
Nếu con thi hỏng nhục không?
“Cuộc chơi” có kẻ thua hơn thường tình!
*
Trước tiên hãy tự trách mình
Chưa thông “kinh sử”, chưa tinh “thuật bài”
Đừng than đề khó, đề dài…
Bạn con cũng một đề tài như con
Đừng ủ rủ, đừng héo hon…
Tương lai phía trước hãy còn đôi tay!
*
Biết đâu thi hỏng mà hay
Cho con thấy được thực tài của con
Biết thử thách, biết gian nan
Giúp con luyện chí, bền gan với người!
“Trường đua” còn phía chân trời
Năm sau con sẽ rạng ngời… vinh quang!
Theo thanhnien.vn
TPHCM: Giáo viên cho rằng đề Sử thiếu đột phá
Nhiều giáo viên tại TPHCM nhận định, đề môn Lịch sử bám theo đề minh hoạ của Bộ GD-ĐT đã định hướng từ trước đó. Tuy nhiên, thiếu "hơi thở" thực tế để định hướng học sinh nhận thức các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước.
Cô Bùi Thị Phượng, Tổ trưởng bộ môn Lịch Sử, trường THPT Tây Thạnh nhận xét: Cấu trúc nội dung đề thi môn Sử nằm trong chương trình lớp 11 và 12. Lớp 11 chiếm khoảng 20% kiến thức, còn lại nội dung chương trình lớp 12.
Đề có mức độ phân hóa rõ ràng cho đối tượng học sinh xét tốt nghiệp THPT, 70% kiến thức cơ bản, 30% câu hỏi dành cho thí sinh chọn xét vào các trường cao đẳng, đại học.
Thí sinh trăn trở dò lại bài thi
Tôi chưa xem hết tất cả 24 mã đề, nhưng qua tiếp cận một số đề thi và từ phản hồi của học sinh tôi thấy; nếu so với đề thi THPT Quốc gia năm 2017, năm nay cách ra đề đảm bảo tính cân bằng về độ khó dễ giữa các mã đề, đó cũng là yếu tố đảm bảo tính công bằng cho thí sinh. Cách ra đề bám sát những nội dung giáo viên đã hướng dẫn trên lớp và tương tự như mẫu đề minh họa của Bộ. Đề có tính phân hóa, câu hỏi rõ nghĩa không làm khó học sinh, tiếc là ở phần mở rộng chưa có những câu hỏi mang tính thời sự, liên hệ thực tế ... thiếu những câu hỏi từ giai đoạn đất nước đổi mới và mở cửa 1986 đến nay. Có thể đánh giá đây là một đề thi "an toàn" cho học sinh.
Qua đề thi năm nay, cá nhân tôi còn chút trăn trở, thiết nghĩ đối với môn khoa học xã hội đặc thù như môn Sử, cần có những câu hỏi mang tính đột phá hơn, thay vì chỉ xoay quanh kiểm tra kiến thức, sự kiện thì cần thiết cho học sinh nhận thức và liên hệ giữa quá khứ và những vấn đề thực tại. Bởi nhìn chung có thế thấy rằng, "lỗ hổng" của học sinh Việt Nam mình trong học tập thi cử chính là ở chỗ; kiến thức, sự kiện thì nắm vững, nhưng tư duy nhận thức thực tế lại còn hạn chế. Do đó, qua cách ra đề thi THPT Quốc gia, giáo viên sẽ có cơ sở thiết thực hơn để định hướng, giáo dục nhận thức cho học sinh một cách đầy đủ, khách quan nhất về những vấn đề chính trị xã hội trong bối cảnh trong nước và xu thế phát triển của thế giới hiện nay.
Thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia 2018
Cô Phạm Thị Hoài Thương, Tổ trường môn Sử, Trường THPT Nhân Việt đánh giá, các câu hỏi trong đề Sử giống với đề tham khảo mà Bộ GD-ĐT công bố. Nội dung các câu hỏi phù hợp với năng lực học sinh, không vượt quá kiến thức phổ thông.
Một trong những đáng chú ý là các câu hỏi trong đề được sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp, theo mức độ tăng dần biết, hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Khoảng 20 câu đầu là các câu cơ bản, học sinh trung bình nắm chắc kiến thức có thể làm được. Sau đó các các câu hỏi tăng dần độ khó, yêu cầu học sinh phải có khả năng tổng hợp kiến thức để giải quyết.
Cô Hoài Thương nhận xét, đây là một đề thi có sự phân hóa tốt, điểm trung bình học sinh có thể đạt 5 - 6 điểm, học sinh khá có thể đạt 7, số điểm cao hơn sẽ thuộc về các em có khả năng học tốt Sử.
Lê Phương - Hoài Nam
Theo Dân trí
Giúp trẻ chủ động trước một thế giới luôn đổi thay Cả một thế giới mới đang mở ra trước mắt, trẻ luôn sẵn sàng để khám phá sự diệu kỳ đó và trở thành một phần của sự thay đổi. Vì thế, sao bố mẹ không tích cực trang bị cho con những kỹ năng cần thiết để bắt kịp sự vận động đó? Thế giới đổi thay đã tác động đến cuộc...