Nếu con không thích đi học mẫu giáo, chắc chắn cha mẹ đã chọn sai trường
Việc cho trẻ đi học mẫu giáo là một quyết định khó khăn vì cha mẹ không biết chọn trường nào cho con. Để tháo gỡ mối lo này, chúng tôi đưa ra một số những tiêu chí đánh giá trường mẫu giáo nào phù hợp với con bạn.
1. Phương pháp dạy học chưa cần biết tốt đến đâu, nhưng phải phù hợp với tính cách của con
Hiện nay có 2 phương pháp dạy học được sử dụng tại các trường mẫu giáo là để con chơi đúng cách và giáo dục học tập sớm.
Phương pháp dạy học thiên về vui chơi chính là tôn trọng quy luật phát triển tự nhiên của con, tập trung vào sở thích và cho con một không gian riêng tư để tìm tòi, học hỏi. Đối với phương pháp này kiến thức tích lũy ít hơn, và dễ dàng phát hiện ra vấn đề trong khả năng giao tiếp của trẻ.
Còn với phương pháp giáo dục sớm, các cô giáo có những giáo trình riêng, chủ động hướng dẫn con không chỉ chơi mà còn học tập. Trọng tâm của những giáo viên này chính là hoàn thành được trách nhiệm giảng dạy, chính vì vậy mà cảm xúc của con thường bị bỏ qua. Nếu như đứa trẻ không giỏi bộc lộ cảm xúc của mình sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong các môi trường tiếp theo.
Nếu như trẻ em xác định sẽ hoàn thành hệ giáo dục trong nước (tiểu học, trung học và đại học) thì bạn nên chọn cho con ngôi trường mẫu giáo theo phương thức học tập. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ hãy để ý đến cảm xúc và tâm trạng của con mình để xem chúng có bị cô lập tại môi trường chúng đang học hay không?
2. Tỷ lệ giáo viên trong một lớp phải phù hợp, cao quá hoặc thấp quá cũng không được
Video đang HOT
Tỷ lệ giáo viên dạy ở mẫu giáo phù hợp nhất hiện nay dao động từ 1:15 đến 1:7.
Nếu như ở tỷ lệ thấp nhất là 1:15 thì việc con bạn không được chăm sóc là hoàn toàn có thể xảy ra. Còn ở tỷ lệ 1:7 lại cao quá, các bé sẽ không có cơ hội để tự lập và tủ chủ làm những công việc đơn giản, mất đi cơ hội rèn luyện các kỹ năng mềm cho bản thân.
Ngoài ra, tại trường mẫu giáo có những trò chơi rèn luyện trí thông minh và cần đến số lượng lớn học sinh tham gia thì tỷ lệ này sẽ không đạt hiệu quả chất lượng giáo dục.
3. Trình độ của hiệu trưởng quyết định đến chất lượng ngôi trường mần non đó
Đối với mỗi trường mẫu giáo, hiệu trưởng chính là người đưa ra các phương thức giảng dạy và thúc đẩy các quá trình đó phát triển. Chính vì vậy, năng lực và trình độ của những người hiệu trưởng quyết định được chất lượng giáo dục của môi trường đó là như thế nào.
Nếu như các bậc phụ huynh có thời gian nên đến nói chuyện trực tiếp với hiệu trưởng hoặc ngồi nghe bài giảng của người đó. Bạn sẽ biết được hiệu trưởng có nắm rõ được các khái niệm, kiến thức giáo dục hiện đại trong nước và ngoài nước hay không, họ dùng phương pháp nào để chỉ dạy cho con bạn. Đặc biệt nên quan tâm đến phẩm chất đạo đức đó chính là có yêu trẻ con, có một trái tim nhân hậu và đầu óc sáng tạo đủ để giúp cho con bạn phát triển tốt hay không…
4. Chất lượng giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy
Các bạn nên đi học cùng con trong những buổi đầu để biết rằng các cô giáo giảng dạy con mình có đầy đủ phẩm chất của một người giáo viên mầm non hay không. Những phẩm chất đó bao gồm: hiểu được sự phát triển và các quy luật tăng trưởng của trẻ, giỏi giao tiếp với trẻ, có lòng lương thiện và sự khiêm tốn, biết kiên nhẫn, lắng nghe ý kiến của các con, tôn trọng sự phát triển của mỗi cá nhân, nắm bắt được sở trường của học sinh.
5. Giảng dạy phải phù hợp và phong phú
Nhìn chung, hầu như các trường mẫu giáo mỗi ngày đều cố gắng thay đổi và sắp xếp cân đối việc học tập và vui chơi cho các con một cách hợp lý.
Trong nội dung học tập có sự luân phiên giữa các môn sử dụng đầu óc và hoạt động thân thể: như môn thủ công, âm nhạc, toán học, sách tranh, các thí nghiệm khoa học thú vị đan xen thêm các hoạt động ngoài trời như tập thể dục nhịp điệu, quan sát thiên nhiên và tiếp xúc với các loài thực vật và động vật.
Sự sắp xếp đa dạng này nhằm giúp cho các con phát triển một cách toàn diện cả về trí tuệ lẫn tinh thần. Phát huy được sự sáng tạo, trí tượng tưởng, tăng cường sức đề kháng và có cơ hội đến gần hơn với môi trường chúng đang sinh sống.
6. Quan trọng chính là “giao tiếp nhà trường và gia đình”
Khi đến tham quan các trường mẫu giáo, phụ huynh cần chú ý quan sát giáo viên giải thích rõ ràng về các khái niệm giáo dục của họ, cả trong phương pháp lẫn nội dung dạy học. Bạn cũng nên đặt ngược lại một số vấn đề còn băn khoăn, nghi ngờ để xem cách giáo viên học đáp lại ra sao.
Ngoài ra, bạn nên xem nhà trường có sắp xếp lịch hoạt động tại nhà cho bé không. Việc này rất quan trọng vì nó như một cầu nối khăng khít giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục trẻ.
Bạn nên cần quan tâm, theo dõi sự phát triển tâm sinh lý của con để có thể trao đổi với giáo viên của bé. Các trường mẫu giáo chất lượng, họ đều làm tốt công tác kết nối với phụ huynh để có thể trao đổi những triết lý, phương pháp và lối suy nghĩ trong cách dạy con của các bậc cha mẹ.
Cuối cùng, chúng ta lựa chọn một ngôi trường tốt cho con nhưng cũng cần phải biết con đi học có vui không, ở đó con học được gì, như vậy mới là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn cho con. Nếu con không thích đi học mẫu giáo, chắc chắn bạn đã chọn sai trường cho con.
Theo Helino
Tặng 52.000 tờ Báo Thanh Niên cho phụ huynh và thí sinh
Trong các ngày diễn ra kỳ thi THPT quốc gia, 10 doanh nghiệp, tổ chức đã đồng hành với thí sinh và phụ huynh bằng việc tặng 52.000 tờ Báo Thanh Niên nhằm giúp các thí sinh nắm bắt được thông tin về thi cử, chọn ngành, chọn trường và định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
Phụ huynh ở tỉnh Bến Tre được các thanh niên tình nguyện tặng báo đọc trong lúc chờ con thi - Ảnh: Bắc Bình
Đây là hoạt động rất thiết thực được doanh nghiệp duy trì nhiều năm qua để đồng hành cùng thí sinh và người nhà, đưa thông tin mùa thi đến với mọi người.
Báo Thanh Niên cảm ơn các đơn vị đã tặng báo cho thí sinh và phụ huynh gồm:
Theo Thanh niên
Tuyệt đối không làm 3 việc này trước khi trẻ 6 tuổi nếu không muốn con thua cuộc ngay tại vạch xuất phát và hủy hoại cuộc sống sau này Nếu đi ngược với các quy luật phát triển tự nhiên, chúng ta càng gây hại, ảnh hưởng tới cả tương lai của trẻ. Theo nghiên cứu, trước khi trẻ lên 6 tuổi không nên làm 3 việc này. Điều thứ nhất: Đừng ép trẻ viết chữ từ sớm Trước khi trẻ 6 tuổi, các ngón tay vẫn chưa phát triển hết, một...