Nếu có một ngày, đàn ông phải về quê vợ ăn Tết?
Tôi đang tưởng tượng, nếu có một ngày, đàn ông phải về quê vợ ăn Tết thì sẽ như thế nào, lúc ấy, cánh mày râu sẽ nghĩ sao?
Liệu họ có bảo thủ, liệu họ có cố chấp chống lại việc này như chúng tôi đang làm, hay họ sẽ tình nguyện, chấp nhận như một quy luật của tự nhiên vậy? Tôi ao ước có ngày đó, để đàn ông trên đất nước này hiểu, không có lý lẽ gì phải bắt vợ mình về nhà nội ăn Tết suốt năm này qua năm khác một cách vô lý như thế. Hãy để phụ nữ chúng tôi có chút quyền hành và lựa chọn.
Xưa nay, vốn người ta luôn quan niệm, làm dâu là phải về ăn Tết nhà nội, dù ở đâu cũng vậy. Nên mỗi dịp Tết đến xuân về, những người con gái lấy chồng xa đầy buồn phiền, trăn trở, lo lắng không biết nên mở lời thế nào. Họ buồn vì năm nay, họ lại phải làm nhiệm vụ ăn Tết ở quê chồng. Họ chán vì lại tiếp tục một năm nữa, họ không được về quê mẹ ăn Tết.
Dần dần, chính các ông chồng đã biến việc ăn Tết của các bà vợ trở thành gánh nặng, trách nhiệm chứ chẳng phải tinh thần tự nguyện, vui vẻ gì. Họ muốn được xách vali lên và về với bố mẹ, đưa con cái về với ông bà trong dịp giao thừa. Họ muốn, bố mẹ họ cũng được coi trọng như nhà chồng, không có chuyện cứ lo toàn bộ cho nhà chồng xong mới nghĩ tới nhà bố mẹ đẻ.
Đến ngày lễ Tết, phải nghĩ công bằng cho đôi bên. Nay về nội, mai về ngoại, thế nhé, là hợp tình hợp lý nhất. (Ảnh minh họa)
Đàn ông thường khó chịu khi vợ mình chống đối việc về quê vợ ăn Tết vì bản thân họ cho rằng, việc đó là việc phải tuân theo. Nhưng nếu có một ngày, quy luật thay đổi, đàn ông phải về nhà vợ ăn Tết, họ sẽ có suy nghĩ thế nào?
Video đang HOT
Liệu rồi họ có chống đối như vợ của họ hay họ chấp nhận tất cả, chấp nhận một cách danh chính ngôn thuận. Họ có hưởng ứng không hay họ cũng sẽ quyết liệt phản đối? Chắc chắn là, đàn ông không muốn về quê vợ ăn Tết, vì với họ, gia đình họ mới là nhất, là nơi mà họ muốn thực hiện trách nhiệm của một người đàn ông, làm con trong gia đình. Trong thâm tâm đàn ông, người nào cũng gia trưởng và ích kỉ và luôn nghĩ, vợ là phải nghe theo chồng, chồng đi đâu, vợ đi đó…
Sai rồi các anh. Bây giờ, xã hội tân tiến, đừng biến những bà vợ thành cái máy nghe theo mình. Cũng không có quy định nào bắt các bà vợ phải ở nhà chồng ăn Tết rồi khi nào rảnh rang mới được về nhà mẹ đẻ. Thân làm phụ nữ, chúng tôi chán ngây chán ngấy cái quy định này lắm rồi. Chúng tôi thành thật mong cách anh nghĩ thấu đáo và hiểu, chúng tôi cũng có cha, có mẹ, cũng muốn được sum vầy như các anh vậy thôi. Nên đừng bắt chúng tôi phải thực hiện trách nhiệm làm dâu mà chúng tôi đã thực hiên suốt cả năm trời. Đến ngày lễ Tết, phải nghĩ công bằng cho đôi bên. Nay về nội, mai về ngoại, thế nhé, là hợp tình hợp lý nhất.
Các anh cũng phải đặt mình vào hoàn cảnh của người khác mà suy nghĩ. Rồi sau này còn có con gái, các anh làm cha, làm mẹ cũng mong muốn con cái sum vầy mỗi dịp xuân sang. (ảnh minh họa)
Đừng bao giờ chỉ đạo chúng tôi, chúng tôi là phụ nữ nhưng một khi phụ nữ vùng lên thì ghê gớm lắm đấy! Không phải chúng tôi là những bà vợ ghê gớm. Chúng tôi muốn các anh phải nhìn, phải nghe, phải hiểu và phải quyết định, về ăn Tết ở nhà nội, nhà ngoại là phân chia rõ ràng và thật công bằng.
Các anh cũng phải đặt mình vào hoàn cảnh của người khác mà suy nghĩ. Rồi sau này còn có con gái, các anh làm cha, làm mẹ cũng mong muốn con cái sum vầy mỗi dịp xuân sang. Ngay từ bây giờ, hãy làm việc đúng để con cái mình sau này cũng có quyền tự quyết hơn trong gia đình. Thế nhé, các đấng mày râu. Chốt lại, năm nay, chúng tôi sẽ về ăn Tết quê ngoại.
Theo Khám phá
5 năm cưới vợ, chồng chẳng rót xu nào ăn Tết
Người ngoài không biết còn ngưỡng mộ vợ chồng tôi, bảo cả hai đều có công việc kiếm được tiền nên sung sướng hơn bao người, nhưng họ nào biết bên trong là gì. Chẳng lẽ tôi phải "sống chung với lũ" hay sao? Tôi cũng lo rằng con trai tôi sau này cũng giống tính bố nó thì một người phụ nữ khác lại khổ.
Vợ chồng tôi cưới nhau được 5 năm và có một bé trai tròn 4 tuổi. Ai nhìn vào cũng bảo tôi số sướng vì lấy được anh chồng chăm chỉ và thương vợ con. Thế nhưng nằm trong chăn mới biết chăn có rận.
Tôi công tác ở gần nhà với lương tháng cũng thuộc loại khá ở vùng quê Ninh Bình. Chồng tôi bảo rằng với thu nhập 6 triệu/tháng của vợ ở quê thì đủ chi tiêu cho cả nhà 3 người rồi nên anh nghiễm nhiên không đóng góp thêm gì nữa. Mọi thu nhập của chồng đều được anh cất giữ riêng, không đưa một đồng nào cho vợ. Chồng tôi mở cửa hàng kinh doanh điện thoại di động.
Và 5 năm qua chưa bao giờ chồng tôi góp một đồng nào để nuôi con, nuôi gia đình. Tôi đang phải sống với một người chồng bủn xỉn, quản lý quá chặt về kinh tế. Dù chồng tôi là người hiền lành, không cờ bạc rượu chè, không đánh đập vợ con nhưng anh lại có tính lầm lì, cố chấp và bảo thủ, sống vô tâm. Kiếm được bao nhiêu tiền là anh giữ riêng cho mình, không bao giờ chia sẻ hay tâm sự với vợ. Việc to nhỏ trong nhà đều là do anh tự quyết. Tiền anh làm được bao nhiêu anh tự giữ, không bao giờ góp cho tôi đồng nào mua sữa cho con cũng không đưa tôi trang trải sinh hoạt gia đình.
Nhiều lần tôi đã góp ý với anh và thậm chí vận động cả chị anh nói chuyện, nhưng anh đều bỏ ngoài tai không thèm đếm xỉa gì. Anh coi như chuyện vợ phải nuôi gia đình là nghĩa vụ mà mọi người vợ khác đang thực hiện, chứ không phải riêng gì tôi. Rằng tiền anh kiếm là để lo việc đại sự chứ chuyện ăn uống, sinh hoạt hằng ngày là vặt vãnh. Anh mặc kệ cho tôi tự xoay xở, không cần biết tôi phải cực khổ, lo toan chắt bóp để chu đáo cho gia đình nhỏ của mình.
Mỗi lần góp ý thì anh lấy lý do là phải để trả tiền hàng. Tôi cũng biết là như thế nhưng anh phải biết rằng làm ăn phải có lãi. Chẳng lẽ làm không công à. Nhưng dù tôi có nói thế thì anh vẫn bảo thủ không nói lời nào, anh mặc kệ tôi.
Tóm lại, lý lẽ của anh rất cùn, khiến cho tôi nghĩ anh là người vô trách nhiệm với gia đình vợ con. Tôi bắt gặp nhiều lần, thấy anh đếm tiền rồi tự tay cất đi, phớt lờ như không không có mặt tôi ở đấy. Nhiều lần tôi nghĩ trong đầu rằng, mình phải đấu tranh vì phải sống với một người chồng quản lý về kinh tế lại khô khan thì sẽ rất khổ về tinh thần. Tôi cũng không phải là người tiêu hoang, mọi thứ tôi đều giành hết cho con với suy nghĩ tất cả vì tương lai con cái sau này.
Đến tết năm nay, do khó khăn nên công ty tôi đang tính cắt giảm biên chế. Tôi có khả năng phải chuyển bộ phận nếu muốn ở lại làm việc. Điều này đồng nghĩa với việc là lương thưởng sẽ ít đi. Tôi đau đầu vì tết đến nơi rồi mà chưa có đồng nào tiêu tết.
Đưa chuyện này hỏi chồng, anh chỉ ầm ừ rồi nói: "Có bao nhiêu thì tiêu bấy nhiêu, đành phải liệu cơm mà gắp mắm thôi!" Rõ ràng là chồng tôi không có ý định chia sẻ khó khăn kinh tế đó với vợ. Nếu thậm chí tôi phải nghỉ việc thì chuyện đó cũng không hề ảnh hưởng đến anh.
Tôi đã nghĩ đến trường hợp làm đơn ly hôn vì gần như tôi bất lực trong việc cải tạo tính nết xấu xa ấy của anh. Mặt khác tôi lại thương con, còn chấp nhận sống với anh thì cũng có nghĩa là tôi phải lo toan một mình đến già.
Người ngoài không biết còn ngưỡng mộ vợ chồng tôi, bảo cả hai đều có công việc kiếm được tiền nên sung sướng hơn bao người, nhưng họ nào biết bên trong là gì. Chẳng lẽ tôi phải "sống chung với lũ" hay sao? Tôi cũng lo rằng con trai tôi sau này cũng giống tính bố nó thì một người phụ nữ khác lại khổ.
Theo Người đưa tin
Giả vờ sảy thai để không phải về nhà chồng ăn Tết 3 năm rồi, năm nào chị cũng không thoát khỏi cảnh về nhà chồng chuẩn bị và ăn Tết. Mãi tới gần hết Tết, chị mới được về nhà ngoại. Nghĩ đến việc về quê ăn Tết nhà chồng, đường sá xa xôi, chị đã vô cùng sợ. Sợ về nhà chồng xa là một chuyện, sợ hơn cả là người mẹ chồng...