Nếu các trường đại học tự chủ không đúng sẽ bị “tuýt còi”

Theo dõi VGT trên

Tự chủ có nghĩa là các trường được tự làm, nhưng nếu làm không đúng sẽ bị “thổi còi”, đây là một thách thức lớn.

Đây là nội dung được đưa ra tại tọa đàm “Tự chủ đại học – Nhìn từ chính sách pháp luật” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay (16/11).

Thông tin tại buổi tọa đàm, cả nước có 23 trường đại họcđược tự chủ, đây là chất xúc tác mạnh, tạo động lực cho toàn hệ thống giáo dục đại học phát triển.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy những trường được thí điểm tự chủ còn vướng nhiều rào cản, trong đó chính sách, pháp luật về tự chủ chưa đồng bộ, bất cập; cơ chế quản lý theo chế độ Bộ chủ quản không còn phù hợp; thiếu quy định và định nghĩa cụ thể về tự chủ và quyền của các trường đại học trong việc xác định quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường…

Nếu các trường đại học tự chủ không đúng sẽ bị tuýt còi - Hình 1

PGS.TS Đặng Quang Việt, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT.

PGS.TS Đặng Quang Việt, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, mặc dù được tự chủ, có nghĩa là được trao quyền nhiều hơn khi quyết định các vấn đề về tài chính, nhân sự, học thuật. Tuy nhiên, lại có không ít trường đại học vẫn lo lắng vì sẽ không còn nhận được sự hỗ trợ, đầu tư từ ngân sách nhà nước.

PGS.TS Đặng Quang Việt nhấn mạnh , tự chủ – nghĩa là các trường phải tự xây dựng thương hiệu bằng chất lượng, để Nhà nước đủ tin tưởng “đặt cọc”, “đặt hàng” đào tạo. Trong Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học không có nội dung nào bỏ rơi các trường công lập tự chủ. Bộ GD-ĐT sẽ có cơ chế đặt hàng để các trường phải cạnh tranh nhau, kể cả các trường công lập và ngoài công lập đều phải thực hiện cơ chế đó. Các trường ngoài công lập nếu đủ điều kiện vẫn được Nhà nước đặt hàng và đầu tư kinh phí như các trường công lập.

Như vậy, muốn nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước, các trường công lập và ngoài công lập sẽ phải vượt qua 3 thách thức lớn: “Thứ nhất, phải đổi mới năng lực quản trị của nhà trường để tận dụng hiệu quả nhất các nguồn lực, vận hành cho hiệu quả.

Thứ hai , giải trình và chịu trách nhiệm trước xã hội, trước các cơ quan quản lý, trước người học.

Hiện nay có tâm lý, nhiều trường được giao tự chủ hơi “run”. Những tiêu chí, tiêu chuẩn trước khi giao tự chủ được Bộ GD – ĐT kiểm soát và cấp phép mã ngành, cấp phép đào tạo trong và ngoài nước, và kiểm tra các tiêu chí, tiêu chuẩn, xong mới cấp phép.

Nhưng bây giờ, giao tự chủ nghĩa là các trường được tự làm, nếu không đúng sẽ bị “thổi còi”. Đây là một thách thức lớn, đó là giải trình và chịu trách nhiệm trước xã hội, trước cơ quan quản lý Nhà nước, trước người học.

Thứ ba, phải tự xây dựng thương hiệu. Có thương hiệu thì Nhà nước mới đặt hàng đào tạo, tổ chức nghiên cứu khoa học…

Theo tôi, trong Dự thảo Luật đang định hướng như vậy chứ không phải các trường công được giao tự chủ thì Nhà nước sẽ bỏ rơi”.

TS Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, ban đầu việc Chính phủ cho 23 trường tự chủ, quan điểm tự chủ gắn với kinh phí, ngân sách chưa thực sự phù hợp.

TS Thắng giải thích: “Tự chủ ở đây là đổi mới cơ chế, phương thức phân bổ ngân sách, chứ không phải tự lo được kinh phí. Vì giáo dục vẫn là lĩnh vực đặc thù, nên việc đầu tư của nhà nước vẫn là quan trọng”.

Video đang HOT

Ví dụ như trường ĐH Bách khoa Hà Nội và một số trường kỹ thuật khác cần phải có những phòng thí nghiệm đầu tư hàng triệu đô, nếu chỉ trông chờ vào học phí thì không thể đủ để trang trải và đòi có chất lượng cao. Những vấn đề này cần được nhà nước giao nhiệm vụ. Hoặc vấn đề đào tạo từ xa, Nhà nước cần thì phải đặt hàng và giao nhiệm vụ. Cơ chế tự chủ gắn với kinh phí, thúc đẩy các cơ sở giáo dục đại học phải năng động hơn, cạnh tranh một cách bình đẳng, dựa vào năng lực thực sự của cơ sở đó.

Trường học được quyền tự quyết học phí?

Tự chủ đồng nghĩa với việc các trường được tự quyết về các vấn đề, trong đó có tự chủ về tài chính. Điều này cũng đã đặt ra những lo ngại về việc các trường tự chủ sẽ đồng loạt tăng học phí. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định, trong dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học lần này, liên quan đến học phí, với các cơ sở giáo dục đại học công lập tự chủ chi thường xuyên 100%, được tự chủ xác định học phí.

Nếu các trường đại học tự chủ không đúng sẽ bị tuýt còi - Hình 2

PGS. TS Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Lý do là khi nhà nước không cấp kinh phí, để bảo đảm chất lượng đào tạo, nhà trường xác định học phí phù hợp. Nhưng dự thảo cũng đặt ra nguyên tắc chung là học phí được xác định dựa trên định mức kinh tế – kỹ thuật và sau này, nhà nước có công cụ giám sát các trường trong việc định ra mức học phí hợp lý, phù hợp với chất lượng đào tạo, đồng thời nhà trường phải có trách nhiệm công khai minh bạch, giải trình, thông báo mức học phí công khai để sinh viên lựa chọn.

Với các cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự chủ chi thường xuyên 100%, việc thu học phí vẫn phải thực hiện theo quy định của Chính phủ, hay nói cách khác là vẫn có mức trần học phí với các cơ sở giáo dục đại học ở những vùng có điều kiện khó khăn, những cơ sở giáo dục đại học ở các ngành, lĩnh vực khó khăn như văn hóa nghệ thuật, nông, lâm, ngư nghiệp…; bảo đảm sự tiếp cận cho con em vùng khó khăn và những ngành không có điều kiện.

Trong dự thảo Luật cũng quy định, các cơ sở giáo dục đại học phải trích phần thu của mình vào quỹ học bổng dành cho sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Trong thực tế hiện nay đã thực hiện và 23 trường tự chủ đã thực hiện tốt điều này. Các trường tự chủ cũng đã sử dụng toàn bộ lãi suất từ nguồn thu của mình gửi ngân hàng để làm quỹ học bổng. Đồng thời, dự thảo cũng quy định về trách nhiệm của Nhà nước. Cụ thể, Nhà nước có chính sách về học bổng, tín dụng cho các em có hoàn cảnh khó khăn hoặc đối tượng sinh viên có nhu cầu để bảo đảm cho người nghèo, các em có hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp cận với giáo dục đại học./.

Theo vov.vn

Có gỡ bỏ được rào cản "ngáng chân" đại học thực hiện tự chủ?

Dự thảo Luật Giáo dục đại học có cởi trói, giải quyết các nút thắt, "ngáng chân" để các trường đại học tự chủ tốt hơn? Liệu các trường có bị bỏ rơi khi không còn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước?

Sáng nay 16/11, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm với chủ đề " Tự chủ đại học - Nhìn từ chính sách, pháp luật". Nhiều vấn đề vướng mắc trong thực hiện tự chủ của Dự thảo Luật Giáo dục đại học đã được trường đại học, đại diện Bộ GD&ĐT, Ủy Ban văn hóa Giáo dục TTN&NĐ của Quốc hội thảo luận, giải đáp.

Có gỡ bỏ được rào cản ngáng chân đại học thực hiện tự chủ? - Hình 1

Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm

Vẫn phải ràng buộc nhiều

Năm 2014, để thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, Chính phủ đã tiến hành thí điểm thực hiện tự chủ với các trường đại học công lập bằng Nghị quyết 77/NQ-CP. Thí điểm này để mở rộng tự chủ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học.

Sau hơn 3 năm thực hiện, những kết quả bước đầu đã rất tích cực, nội dung của thí điểm cho 23 trường đại học của Nghị quyết 77/NQ-CP hiện nay đang được thể chế hóa trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, mà Quốc hội dự kiến thông qua vào kỳ họp lần này.

Nội dung Nghị quyết 77/NQ-CP thí điểm trên 3 mặt: tự chủ về chuyên môn, nhân sự tổ chức và tài chính, tài sản.

Tại buổi tọa đàm, nhiều đại biểu cho rằng, khi thực hiện thí điểm tự chủ, các trường đại học đã gặp rất nhiều rào cản. PGS. TS Lê Minh Thắng, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Bách khoa Ha Nôi cho biết, trường gặp rất nhiều vướng mắc và khó khăn khi thực hiện tự chủ. Một trong vướng mắc lớn đó là hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước chưa được đồng bộ. Ví dụ như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Viên chức... chưa phù hợp với nội dung Chính phủ cho phép trường tự chủ.

Có gỡ bỏ được rào cản ngáng chân đại học thực hiện tự chủ? - Hình 2

PGS. TS Lê Minh Thắng, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Bách khoa Ha Nôi. (Ảnh: Quang Khánh)

Bà Thắng cho hay, một số nội dung trường được phép tự chủ nhưng trên thực tế không thực hiện được, ví dụ như việc liên kết sử dụng tài sản của nhà trường liên kết, liên doanh để phát triển đào tạo khoa học công nghệ. Các nguồn từ ngân sách Nhà nước như khoa học vẫn phải quyết toán theo Luật Ngân sách Nhà nước rất phức tạp, gây ra khó khăn trong quá trình thực hiện, không thể đẩy nhanh hơn được.

Ngoài ra, đối với quy định về Hội đồng trường trong Luật Giáo dục năm 2012 còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, chưa phù hợp cho nên làm cho vai trò của Hội đồng trường trong việc quản trị nhà trường chưa được như kỳ vọng, mong muốn. Đối với chính sách miễn giảm thuế dịch vụ, còn chậm triển khai, chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay chưa được triển khai...

Về vấn đề trên, ông Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, quan điểm sửa đổi luật là làm sao tạo hành lang pháp lý để các trường tự chủ một cách cao nhất. Hoạt động giáo dục đại học được chi phối bởi nhiều luật khác nhau, Luật cơ bản chỉ đạo đó là luật của ngành, còn các lĩnh vực khác lại do luật khác điều chỉnh.

Cụ thể, liên quan đến những nguồn thu được điều chỉnh bởi Luật Ngân sách nhà nước, con người thì theo Luật Viên chức; khoa học công nghệ lại do Luật Khoa học, công nghệ... Trong quá trình bàn để sửa đổi Luật Giáo dục lần này, cơ quan soạn thảo đưa một số quan điểm sửa đổi mang tính cởi trói, tháo gỡ những vướng mắc ở các luật khác vào trong luật.

Hiện nay, kỹ thuật lập pháp đang vướng, tức là luật này không thể sửa đổi các luật chuyên ngành khác như Luật Ngân sách, Luật Viên chức, Luật Khoa học công nghệ, mà phải có bước tiếp theo; sau luật này Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Quốc hội phải nghiên cứu để đề xuất sửa các luật chuyên ngành khác, thì lúc đó mới có thể tháo gỡ những điểm ngẽn trong quá trình phát triển của các cơ sở giáo dục đại học.

Có gỡ bỏ được rào cản ngáng chân đại học thực hiện tự chủ? - Hình 3

TS Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. (Ảnh: Quang Khánh)

Theo ông Thắng, ở đây có một điểm rất đáng chú ý đó là phân cấp, phân quyền từ cơ quan quản lý. Những việc trước đây mà Bộ Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp thì nay phân cho cơ sở giáo dục đại học thông qua cơ chế giao quyền cho Hội đồng trường. Đây là điểm mới, đánh giá cao quan điểm của Ban soạn thảo...

Tuy nhiên, theo ông Thắng, việc sửa đổi luật lần này chưa được như mong muốn, tất cả những chính sách hoạt động của nhà trường có thể tháo gỡ được hay không, nhưng điểm quan trọng nhất của tự chủ là tháo gỡ về cơ chế tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục tự chủ đã được thể hiện trong luật này. Như vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần có nghiên cứu sửa đổi các luật khác tạo điều kiện cho các trường phát triển.

Thách thức đối với các trường đại học

Mặc dù được tự chủ, có nghĩa là được trao quyền nhiều hơn khi quyết định các vấn đề về tài chính, nhân sự, học thuật. Tuy nhiên, thực tế có không ít trường đại học vẫn lo lắng vì sẽ không còn nhận được sự hỗ trợ, đầu tư từ ngân sách nhà nước, mà bị bỏ rơi.

Về cách nhìn nhận này,PGS.TS Đăng Quang Viêt, Pho Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho rằng, tự chủ - nghĩa là các trường phải tự xây dựng thương hiệu bằng chất lượng, để Nhà nước đủ tin tưởng "đặt cọc", "đặt hàng" đào tạo. Trong Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học không có nội dung nào bỏ rơi các trường công lập tự chủ. Chỉ là cách thức sẽ phân bổ về sau này sẽ có cơ chế đặt hàng để các trường phải cạnh tranh nhau, kể cả công lập và ngoài công lập đều phải thực hiện cơ chế đó. Các trường ngoài công lập nếu đủ điều kiện vẫn được Nhà nước đặt hàng và đầu tư kinh phí như các trường công lập.

Có gỡ bỏ được rào cản ngáng chân đại học thực hiện tự chủ? - Hình 4

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc và ông Đặng Quang Việt, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học tại buổi tọa đàm

Theo ông Việt, khi luật được thông qua, các trường sẽ phải vượt qua 3 thách thức lớn để có thể nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước, kể cả công lập và ngoài công lập:

Thứ nhất, phải đổi mới năng lực quản trị của nhà trường để làm sao tận dụng hiệu quả nhất các nguồn lực (đội ngũ, cơ sở vật chất, tài chính) để vận hành cho hiệu quả.

Thứ hai, giải trình và chịu trách nhiệm trước xã hội, trước các cơ quan quản lý, trước người học. Ví dụ, trước cơ quan quản lý hiện nay, giao tự chủ rồi, thí điểm 2 - 3 trường và sau đây giao tự chủ đồng loạt theo những nội dung Dự thảo Luật sẽ thông qua.

Như vậy, tự chủ không có nghĩa là làm gì thì làm, tự chủ phải theo khuôn khổ của pháp luật, theo các tiêu chí, tiêu chuẩn của Bộ chuyên ngành, phải chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra của Bộ, quản lý của Nhà nước.

Ông Việt cho rằng, hiện nay có tâm lý, nhiều trường được giao tự chủ hơi "run". Những tiêu chí, tiêu chuẩn trước khi giao tự chủ được Bộ GD - ĐT kiểm soát và cấp phép mã ngành, cấp phép đào tạo trong và ngoài nước, và kiểm tra các tiêu chí, tiêu chuẩn, xong mới cấp phép. Nhưng bây giờ, giao tự chủ nghĩa là các trường được tự làm, song nếu không đúng sẽ bị "thổi còi". Đây là một thách thức lớn, đó là giải trình và chịu trách nhiệm trước xã hội, trước cơ quan quản lý Nhà nước, trước người học.

Thứ ba, phải tự xây dựng thương hiệu. Có thương hiệu thì Nhà nước mới đặt hàng đào tạo, tổ chức nghiên cứu khoa học...

"Dự thảo Luật đang định hướng như vậy chứ không phải các trường công được giao tự chủ thì Nhà nước sẽ bỏ rơi" - ông Việt nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết,chi phối vào các trường đại học về mặt pháp lý không chỉ có Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục mà còn có nhiều Luật khác như Luật Công chức viên chức, Luật Ngân sách nhà nước... khi những Luật này có những yếu tố cản trở đối với tự chủ ĐH sẽ dẫn tới khó khăn cho các trường ĐH. Như vậy, việc thể chế hóa trong văn bản cao nhất của giáo dục đại học rất cần thiết, tạo hành lang pháp lý vững chắc, lâu dài cho các trường đại học thực hiện việc tự chủ của mình.

Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học lần này cũng chưa sửa đổi hết được vì có các Luật chuyên ngành khác. Sau này khi sửa đổi các Luật khác cũng phải có sửa đổi tương ứng để giúp cơ sở giáo dục đại học tự chủ. Lần này, 3 nội dung lớn của tự chủ về chuyên môn, học thuật; tổ chức, nhân sự; tài chính, tài sản đều đưa vào trong dự thảo, tạo điều kiện cho các trường khi thực hiện.

Thứ trưởng Phúc cho rằng, không chỉ với cơ sở giáo dục đại học công lập, nội dung tự chủ được mở rộng các cơ sở giáo dục đại học tư thục, đặc biệt là nội dung liên quan đến vấn đề chuyên môn học thuật, như mở ngành, liên kết đào tạo, hợp tác quốc tế... Các cơ sở giáo dục đại học công lập và tư thục bình đẳng như nhau, chỉ căn cứ trên vấn đề bảo đảm chất lượng.

Đây là những nội dung mới, phù hợp với xu thế phát triển, để tạo sự cạnh tranh bình đẳng, năng động và hướng tới chất lượng cao hơn, hiệu quả tốt hơn của toàn bộ hệ thống giáo dục đại học.

Ông Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Với dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đang được lấy ý kiến để QH thông qua tới đây, có thể nói điểm mấu chốt được thể hiện rất rõ trong luật đó là tạo hành lang pháp lý, tạo được các cơ chế để các cơ sở giáo dục thực hiện quyền tự chủ một cách mạnh mẽ nhất, rõ ràng nhất.

Cụ thể, trong khuôn khổ quy định của pháp luật, những gì có thể đã được giao cho các trường, quyền năng, trách nhiệm rất lớn để thay mặt các cơ quan quản lý để thực hiện chức năng quản lý, quản trị cơ sở của mình. Các ý kiến của các ĐBQH tại phiên thảo luận về Dự thảo Luật đều đánh giá cao, Dự thảo đã được thực hiện công phu, nghiêm túc, có nhiều quan điểm đổi mới.

Hồng Hạnh (ghi)

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nóng: Lộ video Đàm Vĩnh Hưng té ngã tại nhà tỉ phú Gerard - ca sĩ Bích TuyềnNóng: Lộ video Đàm Vĩnh Hưng té ngã tại nhà tỉ phú Gerard - ca sĩ Bích Tuyền
10:51:49 26/11/2024
Đêm khuya, chồng cũ tìm đến nhà van xin tái hôn, nhìn chiếc áo anh mặc, tôi quyết định từ chối rồi đuổi anh điĐêm khuya, chồng cũ tìm đến nhà van xin tái hôn, nhìn chiếc áo anh mặc, tôi quyết định từ chối rồi đuổi anh đi
05:24:56 26/11/2024
Vô tình thấy dòng bình luận trên đoạn video lạ, bố mẹ tôi ngã quỵ khi biết con gái út đã thành góa phụ từ lâuVô tình thấy dòng bình luận trên đoạn video lạ, bố mẹ tôi ngã quỵ khi biết con gái út đã thành góa phụ từ lâu
05:28:26 26/11/2024
Một NTK lên tiếng gắt giữa drama bủa vây Thanh Hằng: "Nếu nghỉ hưu phải nghỉ trong biệt thự 1.000 m2 ở Quận 2"Một NTK lên tiếng gắt giữa drama bủa vây Thanh Hằng: "Nếu nghỉ hưu phải nghỉ trong biệt thự 1.000 m2 ở Quận 2"
07:29:41 26/11/2024
Dân mạng phẫn nộ phát ngôn liên quan đến Son Ye Jin về chuyện 18+ của Jung Woo SungDân mạng phẫn nộ phát ngôn liên quan đến Son Ye Jin về chuyện 18+ của Jung Woo Sung
07:22:39 26/11/2024
Nam diễn viên hạng A trở thành kẻ thù của hàng triệu người sau màn trở mặt sốc nhất lịch sửNam diễn viên hạng A trở thành kẻ thù của hàng triệu người sau màn trở mặt sốc nhất lịch sử
07:26:02 26/11/2024
Bữa dự sinh nhật cuối cùng của 4 người trong một gia đìnhBữa dự sinh nhật cuối cùng của 4 người trong một gia đình
06:56:27 26/11/2024
Anh quá hoàn hảo cho đến khi tôi đọc Facebook vợ cũ của anhAnh quá hoàn hảo cho đến khi tôi đọc Facebook vợ cũ của anh
05:15:16 26/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

'Không thời gian' tập 2: Cô giáo Tâm bị ngã, Trung tá Đại gặp chuyện không ngờ

'Không thời gian' tập 2: Cô giáo Tâm bị ngã, Trung tá Đại gặp chuyện không ngờ

Phim việt

11:47:39 26/11/2024
Trong Không thời gian tập 2, cô giáo Tâm bị trượt ngã khi lên điểm trường trong khi Trung tá Đại chứng kiến cảnh người dân đi tìm mất điện thoại.
Biến cố lớn thay đổi hoàn toàn diễn viên Hồng Đào và cuộc sống một mình tuổi 62

Biến cố lớn thay đổi hoàn toàn diễn viên Hồng Đào và cuộc sống một mình tuổi 62

Sao việt

11:44:02 26/11/2024
Diễn viên Hồng Đào cho biết sau biến cố sức khỏe nghiêm trọng vài năm trước, chị thay đổi cách sống và suy nghĩ của bản thân, thay vì lo xa thì tìm kiếm hạnh phúc trong hiện tại dù sống một mình ở tuổi 62.
Minh Tuyết không ngại diện đồ hở bạo, khoe thân hình gợi cảm ở tuổi 48

Minh Tuyết không ngại diện đồ hở bạo, khoe thân hình gợi cảm ở tuổi 48

Phong cách sao

11:42:03 26/11/2024
Minh Tuyết đang là một trong những gương mặt thu hút sự chú ý tại show Chị đẹp đạp gió 2024 . Bên cạnh những màn trình diễn bùng nổ, giọng ca 48 tuổi được khen ngợi về nhan sắc, gu ăn mặc ấn tượng.
Ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ rút lui

Ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ rút lui

Thế giới

11:36:37 26/11/2024
Hôm 21.11, Cựu nghị sĩ Matt Gaetz thông báo rút khỏi vị trí ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ trong chính quyền sắp tới của ông Donald Trump sau khi đề cử của ông gây tranh cãi trong nội bộ đảng Cộng hòa.
Diễn viên Thanh Sơn lần đầu 'Nam tiến', đóng tình tay ba với Kaity Nguyễn

Diễn viên Thanh Sơn lần đầu 'Nam tiến', đóng tình tay ba với Kaity Nguyễn

Hậu trường phim

11:23:08 26/11/2024
Nam tiến đóng phim điện ảnh Tết, diễn viên Thanh Sơn gây bất ngờ với tạo hình râu ria, phong cách lãng tử. Nhân vật của anh sẽ có mối tình tay ba cùng 2 người bạn thân.
Nam sinh chỉ thiếu 2 điểm là đỗ đại học top 1 cả nước, mẹ yêu cầu phúc khảo, 11 chữ con ghi trên bài thi khiến bà điếng người

Nam sinh chỉ thiếu 2 điểm là đỗ đại học top 1 cả nước, mẹ yêu cầu phúc khảo, 11 chữ con ghi trên bài thi khiến bà điếng người

Netizen

11:03:54 26/11/2024
Bạn có bao giờ tự hỏi, những đứa trẻ tài năng từ nhỏ, liệu chúng có gặp phải sự thất bại và bối rối như người bình thường trong trận chiến then chốt của cuộc đời là kỳ thi đại học không?
Kinh ngạc với 3 pha cản phá liên tiếp của thủ môn David de Gea

Kinh ngạc với 3 pha cản phá liên tiếp của thủ môn David de Gea

Sao thể thao

10:58:55 26/11/2024
De Gea thất nghiệp một năm do HLV Ten Hag đẩy khỏi MU vào mùa Hè 2023. Tưởng như sự nghiệp sẽ xuống dốc không phanh nhưng thủ môn người Tây Ban Nha hồi sinh mạnh mẽ sau khi đầu quân cho Fiorentina vào Hè 2024.
Đổi vị với món gà chiên sốt ớt hạt tiêu giòn rụm, thơm ngon

Đổi vị với món gà chiên sốt ớt hạt tiêu giòn rụm, thơm ngon

Ẩm thực

10:40:58 26/11/2024
Đổi vị với món gà chiên sốt ớt hạt tiêu giòn rụm, thơm ngon. Món ăn này không chỉ kích thích vị giác mà còn khiến bạn phải mê mẩn ngay từ lần đầu tiên thưởng thức.
Biệt thự nghỉ dưỡng bên sườn đồi ở Vĩnh Phúc

Biệt thự nghỉ dưỡng bên sườn đồi ở Vĩnh Phúc

Sáng tạo

10:40:28 26/11/2024
Kiến trúc căn biệt thự được thiết kế theo địa hình dốc, với các khối chức năng được kết nối với nhau, xếp chồng dọc theo sườn đồi.
Sao Hàn 26/11: Sao phim 'Hoa cúc dại' lộ clip hôn bạn gái kém 25 tuổi

Sao Hàn 26/11: Sao phim 'Hoa cúc dại' lộ clip hôn bạn gái kém 25 tuổi

Sao châu á

10:37:15 26/11/2024
Jung Woo Sung lộ clip tình tứ với bạn gái hiện tại kém 25 tuổi; Hyun Bin ủng hộ bà xã Son Ye Jin trở lại đóng phim.
Đi theo Google Maps, 3 người đàn ông tử vong khi xe lao khỏi cầu

Đi theo Google Maps, 3 người đàn ông tử vong khi xe lao khỏi cầu

Lạ vui

10:11:15 26/11/2024
Theo Indiatoday, cảnh sát cho biết 3 người đã mất sau khi Google Maps dẫn đường nhầm cho xe của họ đến một cây cầu đang thi công, khiến xe lao xuống sông ở quận Bareilly, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ vào ngày 23/11.