Nếu bị đau tim – Đừng xem chém lợn
Hai ông ỉn, được cưng chiều cả năm trời, ông nào ông ấy hồng hào mập mạp, được rước đi trong ánh mắt thán phục của mọi người… Ấy vậy mà chỉ lúc sau, các ông lần lượt bị kéo căng bốn chân, chặt ra làm hai khúc trong tiếng hò reo của dân làng… Đã từ hơn chục năm nay, lễ hội chém lợn của làng Ném Thượng ( Tiên Du, Bắc Ninh) luôn để lại những luồng ý kiến khác nhau về về tục lệ này; đặc sắc, truyền thống nhưng quá dã man, đầy hủ tục…
Nhưng nói gì thì nói, người dân Ném Thượng vẫn coi đây là một nhu cầu, một tục lệ được chấp nhận một cách thành kính tại làng quê này…
Ném Thượng giờ đây đã thay đổi nhiều, người dân ngoài việc trồng lúa, làm bún… giờ đã có thêm những công việc mới trong các khu công nghiệp quanh vùng. Sự thay đổi trong cuộc sống mới những vẫn có những vẫn giữ những nếp cũ được duy trì; nơi hậu điện đình làng, bước chân phụ nữ không được lai vãng, nhưng bù lại, hội chém lợn có một đặc điểm mà không phải lễ hội nào cũng có; dẫn đầu đoàn rước là cờ Tổ quốc và chân dung Bác Hồ…
Người Ném Thượng vẫn phân biệt vị trí ngồi của Nam/Nữ trong đình
Ảnh Bác Hồ được chuẩn bị cho đám rước
Ông Ỉn được nuôi cả năm trời nặng hơn một tạ chuẩn bị được đưa rước quanh làng
… Được cưng chiều bởi các cô gái trẻ
… Hay các bậc già lão trong làng
Các ông Ỉn được cung tiến bánh kẹo, tiền lẻ
Được đưa đi khắp làng trong sự trầm trồ tán thưởng của người dân
Tuy là một lễ hội “đẫm máu” nhưng hội chém lợn Ném Thượng vẫn mang đậm những nét văn hóa lúa nước
Video đang HOT
Hội cựu chiến binh cùng cờ Tổ Quốc và ảnh Bác Hồ dẫn đầu được rước
Vùng đất Ném Thượng ngày hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống
Hai năm nay, ban tổ chức đã phải trang bị hàng rào thép…
… nhưng vẫn không thể ngăn dòng người vào xem
Ông Tướng cờ – người được chọn phải đủ 55 tuổi, đầy đủ tài, đức
Ông Ỉn sẽ được chuẩn bị kỹ càng
… và được định vị vết chém trên lưng
Hai ông thủ đao cùng đám tùy tùng đã sẵn sàng
Sẽ khiến người xem phấn khích trong tiếng kêu thảm thiết của ông Ỉn
… khi cả hai ông Ỉn đã được xẻ làm đôi
Và theo tục lệ, người ta lấy tiền lẽ thấm máu của hai ông
… mang về thờ để cầu mong sức khỏe và làm ăn phát đạt
… Một người làng quá phấn khích
Những thế hệ tương lại của Ném Thượng sẽ tiếp nối những truyền thống của cha ông
Theo Dân Trí
Đắm say cảnh sắc nơi phát tích Phật giáo Việt
Chùa Phật Tích ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, nổi tiếng trong lịch sử với kiến trúc đẹp và cảnh sắc thanh tịnh.
Theo các sử liệu, chùa Phật Tích được xây dựng hoàn thiện vào năm 1057. Chùa giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam vì là nơi đầu tiên Phật giáo Ấn Độ truyền vào nước ta. Đây cũng là nơi gắn với huyền tích "Từ Thức gặp tiên" và tích Phật A Di Đà xuất hiện.
Năm 1066, vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) cho xây dựng tòa bảo tháp kì vĩ, cao khoảng 40m bên sườn núi. Tương truyền, khi tòa tháp đổ, bên trong lộ ra một pho tượng Phật A di đà tạc bằng đá xanh nguyên khối. Trước sự kiện này, xóm Hỏa Kê cạnh chùa đã đổi tên thành thôn Phật Tích.
Chùa đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần qua nhiều thời kỳ lịch sử. Năm 1947, chùa đã bị thực dân Pháp thiêu rụi. Từ 1954 đến nay, chùa được khôi phục dần.
Hiện tại, khu vực núi Lạn Kha - chùa Phật Tích đang hoàn tất quá trình tôn tạo theo một quy hoạch tổng thể với qui mô lớn để trở thành một đại danh lam của đất nước. Tâm điểm của thắng tích này sẽ là một Đại Phật tượng cao 27m, phục dựng theo nguyên mẫu Bảo tượng A Di Đà của chùa. Toàn bộ vùng thắng tích sẽ được một rừng thông tâm linh bao phủ...
Dưới đây là một số hình ảnh Đất Việt ghi nhận:
Chùa Phật Tích nổi tiếng trong lịch sử với kiến trúc đẹp và cảnh sắc thanh tịnh.
Chùa đã bị phá hủy phần lớn vào năm 1947. Nhiều hạng mục công trình mới được khôi phục lại trong thời gian gần đây.
Tuy vậy, nhiều dấu tích của ngôi chùa cổ vẫn được lưu giữ, như những bức tường làm bằng đá xếp chồng lên nhau.
10 tượng thú bằng đá cao 1m vẫn được giữ gìn, gồm sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa, mỗi loại hai con, nằm trên bệ hoa sen tạc liền bằng những khối đá lớn. Chúng được tạo tác trong thế chầu phục để thể hiện sự cảm hóa của Phật pháp.
Tòa Tam bảo là nơi đặt tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh làm từ thời Lý, được coi là báu vật quốc gia của Việt Nam.
Ngay dưới chân tượng là tầng hầm, nơitrưng bày nền móng đại bảo tháp nổi tiếng của thời Lý mới được khai quật. Dựa vào diện tích gần 100m2 của nền móng, các chuyên gia ước tính ngọn tháp cao khoảng 42m..
Sau tòa Tam bảo là vườn tháp với 32ngôi bảo tháp là nơi cất giữ xá lị của các bậc chư Tổ, chư Tăng đã viên tịch tại chùa. Phần lớn các tòa tháp được dựng vào thế kỷ 17.
Vườn hoa mẫu đơn ở sân chùa,nơi xảy ra câu truyện Từ Thức gặp tiên đã được phỏng dựng. Theo câu chuyện này, Từ Thức đi xem hội hoa mẫu đơn, gặp Giáng Tiên bị bắt trói vì tội hái trộm hoa. Từ Thức bèn cởi áo xin tha cho tiên nữ. Sau Từ Thức từ quan đi du ngoạn các danh lam thắng cảnh, đến động núi ở cửa biển Thần Phù gặp lại Giáng Tiên...
Từ sân chùa, có một lối đi xuyên qua rừng thông để lên đỉnh núi.
Trên đỉnh núi đặt Đại Phật tượng A Di Đà, cao 27m, thực hiện theo nguyên mẫu bảo tượng A DiĐà trong chùa. Công trình được khánh thành vào dịp mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội năm 2010 và là pho tượng Phật bằng đá lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.
Cách Đại Phật tượng không xa là tòa bảo tháp cao vút.
Phong cảnh vùng đất Kinh Bắc nhìn từ đỉnh núi Lạn Kha.
Theo giadinh.net.vn