Nếu bạn cảm thấy học hành thật khó khăn…
…hãy nghĩ đến niềm vui mỗi ngày đến lớp, và hãy nghĩ mình sẽ trở thành thế nào trong tương lai?
Nếu bạn cảm thấy học hành thật khó khăn, hãy nghĩ đến mình sẽ trở thành thế nào trong tương lai. Có thể bạn sẽ là một bác sĩ hết lòng vì bệnh nhân, là một giáo viên tận tâm với từng bài giảng, hay một kiến trúc sư nhiệt tâm với từng nhịp cầu chi li kỹ thuật. Nhưng cũng có thể là không- là- gì- cả nếu bạn cảm thấy chán chường ngay từ khi đang mỗi ngày đến lớp! Nên, đến trường còn là để mình vun vén và nuôi dưỡng ước mơ.
Nếu bạn cảm thấy học hành thật khó khăn, hãy nghĩ đến niềm vui mỗi ngày mình đến lớp, có nhỏ Mèo , có Vịt con, có thêm mấy tên Kiếng Cận hay Mặt mụn lúc nào cũng ở cạnh chọc phá nhưng yêu thương bạn hết mình. Hãy nghĩ đến nụ cười của Lớp Trưởng, tới cái nhìn lén của đội trưởng Bóng Rổ điển trai vẫn hay làm bạn đỏ mặt nhưng khúc khích cười. Vậy thì, đến trường còn là để yêu thương, phải không?
Nếu bạn cảm thấy học hành thật khó khăn, hãy nhớ đến con điểm tám môn Toán mà mình đat được. Nó không phải là con số tuyệt đối, nhưng bạn tự hào vì mình đã học bài đến nửa đêm, và trung thực ngay cả khi thầy không trông thấy. Bạn thấy không, đến trường còn để trải nghiệm những thử thách và tìm cách vượt qua!
Nếu bạn cảm thấy học hành thật khó khăn, hãy nhớ đến một bạn bằng tuổi mình gò lưng đẩy xe vật liệu nhễ nhại mồ hôi mà vẫn cười ” Mình vẫn cố gắng đến lớp mỗi tối!”, một bạn khác bật khóc vì phải nghỉ ngang chuyện học do hoàn cảnh gia đình, hay một đứa bé níu lấy bạn ” Cô ơi, con nhớ trường nhớ lớp!” trong bệnh viện Ung Bứơu. Bệnh tật, hoàn cảnh thành chướng ngại trên đường biết bao người đến lớp. Vậy nên đến trường là để cảm thấy mình thật là may mắn biết bao!
Nếu bạn cảm thấy học hành thật khó khăn, hãy nghĩ tới bát cháo mẹ thức khuya cùng để nấu bưng lên, nghĩ đến ba là người ngày ngày đưa mình đến lớp, nghĩ tới em Út vẫn tự hào mình là một ” tấm gương”. Hay nhớ đến cô dạy môn Văn đã sẵn lòng cho bạn một điểm chín với lời phê “Cố phát huy em nhé!”, nhớ thầy Lý kiên trì giảng tới lui khi bạn bảo mình vẫn chưa hiểu bài. Thấy không, học hành còn là vì niềm kỳ vọng và báo đáp kỳ vọng đó!
Nếu bạn cảm thấy học hành thật khó khăn, hãy nhớ mình là thế hệ sẽ vượt qua và chắc chắn vượt qua. 7X tiến xa hơn 6X, 8X lại đánh lui thế hệ trước nhưng bị vượt mặt bởi những teen 9X giỏi giang ngày hôm nay. Chính bản thân mình bạn cũng không muốn trở thành người tụt hậu hay thua kém đàn em, không muốn kiến thức mình bước lùi hay trở thành người ngoài cuộc trong cuộc sống. Và giờ này, khi mình đang ngồi đây có biết bao người đang không ngừng cố gắng, khi mình đi ngủ sớm thì còn bao bạn khác đang cặm cụi bài vở. Vậy thì, đến trường mỗi ngày còn cho bạn vật liệu để xây những tường thành tri thức ngày càng cao, đúng không?
Video đang HOT
Mình đã đọc được một câu chuyện rất ý nghĩa. Một nhóm những người du mục liên tục di chuyển để tìm nước uống, thực phẩm và không ngừng than trách tại sao cuộc sống của mình lại vất vả đến thế. Một lần, họ gặp một nhà thông thái và hỏi cách để cuộc sống trở nên dễ dàng hơn. Nhà thông thái đã bảo mỗi người hãy nhặt thật nhiều đá, càng lớn càng tốt, ngày hôm sau ông ta sẽ trở lại . Ai cũng ngạc nhiên lẫn thất vọng vì không tìm ra được một lời giải đáp chính xác nhưng cũng nhặt một vài viên bỏ vào túi đeo bên mình.
Ngày hôm sau nhà thông thái trở lại, bảo mỗi người hãy mở túi mình ra xem. Điều kỳ lạ là những viên đá đều đã hóa thành vàng. Mọi người vui mừng, nhưng vẫn không thiếu những tiếng chặc lưỡi tiếc nuối vì mình không nhặt nhiều hơn…
Bạn ạ, hãy nhặt cho mình thật nhiều đá. Có thể có những lúc thấy mình mệt mỏi vì những gánh nặng và bất tiện nó gây ra, nhưng hãy vững tin bởi mình đang trên con đường biến nó thành vàng, phải không?
Học lạ
Những phương pháp học này được xem là khá mới mẻ vì không phải bạn nào cũng biết và áp dụng.
Làm bài trắc nghiệm với 0% kiến thức
Bạn thường rất sợ trước những bài kiểm tra trắc nghiệm ở các môn Sinh, Sử, Địa vì phải nắm khá vững kiến thức toàn bài. Dù không phải thuộc lòng nhưng không thể đảm bảo được rằng bạn có thể nhớ hết những gì trong sách.
Vì vậy, trước ngày kiểm tra, bạn hãy làm thử những bài kiểm tra trực tuyến có sẵn, nhưng không được nhìn sách hoặc tra cứu bất kì tư liệu nào nhé! Hãy cố vận dụng những kiến thức trong đầu để tư duy và chọn những phương án thích hợp ngay tức thì. Nếu một bài kiểm tra trực tuyến có thời lượng 15 phút thì bạn nên làm xong trong 5 phút, một bài 45 phút nên làm trong 15 phút. Như thế bạn mới có thể nắm được nhiều dạng câu hỏi và dành thời gian để ôn lại kiến thức.
Sau đó, hãy xem mình đúng được bao nhiêu câu, và sai ở những câu nào. Sau đó hãy mở sách, gạch chân ở những kiến thức mà bạn vừa sai, hoặc chưa nhớ rõ. Kiến thức của bạn từ 0% sẽ nâng lên dần dần, và tăng cao gần như tuyệt đối. Sau khi làm xong, nhớ xem lại toàn bộ nội dung trong sách. Vậy là bạn đã nắm kiến thức rất vững rồi.
Những câu trắc nghiệm trên mạng thường bám sát nội dung bài học, vì vậy bạn thấy câu hỏi ra ở phần nội dung nào thì lưu ý kĩ nội dung đó. Đề kiểm tra trên lớp của bạn cũng sẽ hỏi đúng vào phần trọng tâm mà bạn đã được biết đến qua vài câu trắc nghiệm.
Tuy nhiên, đừng quá phụ thuộc bạn nhé. Nên nhớ là cách học này chỉ dành cho những môn kiểm tra trắc nghiệm thôi đó.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Vận dụng các giác quan
Nếu bạn rất ngán học thuộc lòng thì phương pháp này có thể sẽ giúp bạn đáng kể.
Trước tiên, hãy xem qua toàn bộ nội dung cần học thuộc, sau đó bắt đầu diễn đạt những gì bạn hiểu được dựa vào kiến thức trong sách, và thu âm lại nội dung đó, nghe lại nhiều lần. Tiếp đến, tự khảo bài chính mình bằng cách thu âm giọng nói, ghi lại những gì mình đã thuộc. Đối chiếu để chỉnh sửa sai sót.
Cách này ít tốn thời gian, và bạn rèn luyện được khả năng diễn đạt cùng sự tư duy, bởi "giảng bài cho chính mình" không dễ tí nào đâu bạn ạ!
Học thuộc...bài tập
Cách này chỉ dành cho những môn Toán, Lý, Hóa, nghe thì có vẻ "phản khoa học" nhưng thật sự rất hữu dụng.
Ở mỗi dạng bài tập, bạn hãy chọn một bài mang tính tổng quát nhất làm mẫu. Sau đó cố gắng nhớ thật kĩ, thật lâu đề bài cũng như cách giải cho dạng đó. Những bài tập kế đến, mỗi khi không biết làm, bạn hãy liên hệ tới dạng bài "khung sườn" mà mình đã "khắc ghi" trong đầu thì thế nào cũng tìm được cách giải.
Ví dụ, đối với hình học không gian, hãy chọn một bài phổ biến nhất, bao hàm rất cả các tính chất được học. Bạn cũng có thể tự "phát minh" ra những câu hỏi hóc búa và tự mày mò. Về sau, bài tập đó in sâu vào trí nhớ, nên bạn chỉ cần nhớ ra dạng ấy là tìm đươc hướng đi. Tuy nhiên, kĩ năng và kiến thức cũng rất quan trọng, vì các dạng tính toán rất phong phú, không bó hẹp trong phạm vi nào đâu.
Đi ngược phương pháp truyền thống
Bạn làm bài tập kiểu nào? Tự giải, so với đáp án và chỉnh sửa? Bạn có bao giờ thử làm ngược lại chưa?
Bởi vì, đôi khi những cách học không theo khuôn mẫu lại mang đến hiệu quả nhiều hơn so với những "lối mòn".
Vì vậy, thỉnh thoảng cũng thử cách này bạn nhé: Xem đáp án trước, cố gắng nhớ kĩ năng, và làm lại. Cách này giúp bạn học nhanh hơn, và trình bày chặt chẽ, thuyết phục.
Bạn cũng có thể áp dụng khi làm bài trắc nghiệm: Dò đáp án trước, sau đó giải và tư duy xem kết quả của mình có giống với đáp án không. Như vậy sẽ tiết kiệm được đáng kể thời gian, và bạn có "ấn tượng sâu sắc" với câu trả lời.
o0o
Còn rất nhiều kiểu "học lạ" khác đang chờ bạn phát hiện.
Học sinh giỏi cũng... khổ Trong mắt cha mẹ, thầy cô, học sinh giỏi là niềm tự hào. Nhưng để "sao" sáng mãi, không ít học sinh giỏi khổ sở vì áp lực bảng điểm đẹp, thứ hạng, bằng khen... Tự tạo áp lực cho mình Là học sinh giỏi 9 năm liền, B.Ngân (lớp 10 một trường khá nổi tiếng tại TPHCM) làm hài lòng gia đình...