Netflix bổ sung 50 triệu USD vào quỹ cứu trợ Covid-19
Phát ngôn viên Netflix vừa tuyên bố công ty đang bổ sung 50 triệu USD vào quỹ cứu trợ Covid-19, đưa tổng số tiền của quỹ lên 150 triệu USD.
Netflix muốn đóng góp một phần quỹ cứu trợ cho hoạt động chống Covid-19
Theo Neowin, đại dịch Covid-19 đã khiến Netflix phải ngừng sản xuất phim và truyền hình vào tháng trước sau khi tỷ lệ lây nhiễm bắt đầu tăng vọt. Điều này khiến khoảng 120.000 diễn viên và thành viên đoàn phim mất việc, dẫn đến tình trạng thất nghiệp hàng loạt trong ngành công nghiệp giải trí.
Video đang HOT
Vào tháng trước, công ty đã công bố một quỹ cứu trợ 100 triệu USD để hỗ trợ cộng đồng sáng tạo trong đại dịch. Những người nhận được cứu trợ sẽ bao gồm các công nhân được trả lương theo giờ và được thuê trên cơ sở dự án.
Với nguồn quỹ mới, một phần sẽ được trao cho các bên thứ ba và các tổ chức phi lợi nhuận đang cung cấp hỗ trợ cho các cơ quan và nhân viên tham gia chống dịch tại các quốc gia mà Netflix có cơ sở sản xuất lớn.
CEO Netflix Reed Hastings đã quyên tặng riêng 30 triệu USD cho một tổ chức phi lợi nhuận do Quỹ Bill và Melinda Gates khởi xướng để sản xuất một loại vắc-xin chống bệnh Covid-19 do virus Corona chủng mới gây ra. Theo đại diện công ty, họ muốn đóng góp một phần để giúp đỡ những người cần sự hỗ trợ trong những thời điểm chưa từng có này.
Cho đến nay, quỹ cứu trợ khẩn cấp đã được cung cấp tại Mỹ, Canada, Anh, Ý, Ấn Độ, Pháp, Mexico, Tây Ban Nha, Brazil và Hà Lan.
Thành Luân
Netflix muốn sản xuất chương trình tại Việt Nam cho khán giả Việt
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng vừa có buổi tiếp và làm việc với CEO Netflix.
Khẳng định quan điểm Việt Nam coi trọng quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng hoan nghênh việc các đối tác nước ngoài hợp tác sản xuất phim với Việt Nam, mong muốn Netflix xây dựng hiện diện chính thức tại Việt Nam.
"Chắc chắn chúng tôi sẽ làm vậy", Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Netflix (Hoa Kỳ) Reed Hastings nói. Ba năm trước, Netflix đã hiện diện tại Singapore, sau đó là Tokyo (Nhật Bản), Mumbai (Ấn Độ), Seoul (Hàn Quốc) và tương lai sẽ là tại Việt Nam. Ông cho rằng, Việt Nam có tỷ lệ người sử dụng Internet cao, trong đó nhiều người dùng các dịch vụ giải trí trực tuyến.
Chào đón Netflix sớm đầu tư vào Việt Nam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm cho biết thêm, với gần 100 triệu dân, khoảng 60 triệu người sử dụng Internet, thị trường Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển. Các sản phẩm dịch vụ truyền hình, trong đó có dịch vụ trực tuyến có nhu cầu sử dụng cao tại Việt Nam. Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị Netflix sản xuất phim, quay cảnh tại Việt Nam.
Hiện Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện thể chế để doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào lĩnh vực này. Xác định quản lý trên Internet khác với truyền thống, nên các cơ quan quản lý Nhà nước đã tham khảo, học tập kinh nhiệm các nước. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng mong muốn Netflix trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe, quan tâm giải quyết các vấn đề mà nhà đầu tư nêu ra.
Nhất trí với ý kiến Bộ trưởng, Chủ nhiệm, CEO Netflix cho rằng, có cơ chế chính sách tốt thì mới phát triển bền vững. "Netfix muốn sản xuất tại Việt Nam, dành cho người Việt Nam, theo đúng pháp luật Việt Nam". Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giải trí trực tuyến này hiện có hơn 151 triệu thành viên trả phí tại hơn 190 quốc gia.
Theo VN Review
Tắt tính năng tự động phát video Facebook, YouTube, Netflix để giảm sức ép băng thông Internet toàn cầu Cách đây không lâu, YouTube, Netfix và Facebook đã giảm chất lượng phát video mặc định nhằm giảm sức ép lên băng thông Internet toàn cầu trong suốt đại dịch Covid-19. Bạn cũng có thể góp một phần công sức vào việc này bằng cách tắt tính năng tự động phát video không cần thiết của ứng dụng Facebook, YouTube và Netflix. Sau...