Nét mới trong chương trình giáo dục phổ thông bậc tiểu học
Năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) bắt đầu áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với học sinh đầu cấp tiểu học là lớp 1.
Do vậy, đến nay các tỉnh, thành phố trên cả nước và An Giang đã tiến hành tập huấn cho các giáo viên về những thay đổi, nét mới của chương trình, đồng thời có bước chuẩn bị cho công tác lựa chọn sách giáo khoa mới.
Chương trình mới sẽ bồi dưỡng hài hòa kiến thức và phẩm chất đạo đức cho trẻ
Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng trên cơ sở những nghiên cứu về đặc điểm con người, văn hóa Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại; những tiến bộ của thời đại về khoa học – công nghệ và xã hội, thành tựu nghiên cứu về tâm lý học và giáo dục học.
Cụ thể, ở chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản, đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
Toàn cấp tiểu học tùy từng lớp có số môn học và số tiết khác nhau. Ở môn học bắt buộc có tổng cộng 10 môn, gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật). Hoạt động giáo dục bắt buộc là hoạt động trải nghiệm. Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 1. Các trường thực hiện dạy học 2 buổi/ngày. Cơ sở giáo dục tiểu học chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Video đang HOT
Về sách giáo khoa tiểu học, các trường được lựa chọn sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT phê duyệt. Từng môn học có những định hướng cụ thể. Ở môn Ngữ văn, cấp tiểu học là tiếng Việt giúp học sinh phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt, làm công cụ để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác.
Với môn Đạo đức, bước đầu hình thành, phát triển ở học sinh những hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và sự cần thiết thực hiện theo các chuẩn mực đó; thái độ tự trọng, tự tin; những tình cảm và hành vi tích cực: yêu gia đình, quê hương, đất nước; yêu thương, tôn trọng con người; đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu; chăm học, chăm làm…
Môn học Lịch sử và Địa lý ở cấp tiểu học là môn học bắt buộc, được dạy học ở lớp 4 và 5. Môn học được xây dựng trên cơ sở môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3 và là cơ sở để học môn Lịch sử và Địa lý ở cấp THCS.
Trên cơ sở kế thừa, phát huy ưu điểm của môn Lịch sử và Địa lý trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tiếp thu kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, chương trình môn Lịch sử và Địa lý chọn lọc những kiến thức cơ bản và sơ giản về tự nhiên, dân cư, một số hoạt động kinh tế, lịch sử, văn hóa của các vùng miền, đất nước Việt Nam và thế giới; các sự kiện, nhân vật lịch sử phản ánh những dấu mốc lớn của quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nội dung môn học vừa bảo đảm tính khoa học, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức của học sinh.
Chương trình môn Lịch sử và Địa lý cấp tiểu học định hướng phương pháp giáo dục đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sự say mê và tư duy sáng tạo; tập trung rèn luyện năng lực tự học, bồi dưỡng phương pháp học tập để học sinh có thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn văn hóa cần thiết cho bản thân; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể.
Cùng với điều chỉnh định hướng giáo dục nội dung, chương trình mới còn hướng đến thay đổi cách đánh giá kết quả giáo dục. Đó là nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lý và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
Bài, ảnh: NGỌC GIANG
Theo baoangiang
Phát huy cao nhất quyền chủ động trong xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường
Mỗi hiệu trưởng cần phải thật sự thay đổi trong nhận thức và phải quyết tâm, phát huy cao nhất quyền chủ động của mình trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường.
Ảnh minh họa/internet
Đây là yêu cầu nêu trong thông báo kết luận của lãnh đạo Sở GD&ĐT Quảng Trịtại hội nghị triển khai chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018 cấp tiểu học.
Cũng trong kết luận này, lãnh đạo Sở GD&ĐT yêu cầu phải chủ động tuyên truyền, giới thiệu về CT GDPT 2018 trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương, từng bước thay đổi nhận thức trong cộng đồng về quan điểm, mục tiêu, điều kiện thực hiện Chương trình GDPT.
Đồng thời, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt theo định hướng đổi mới CT GDPT; tham mưu với các cấp bảo đảm các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, kĩ thuật, nhân lực để triển khai thực hiện CT GDPT mới hiệu quả; thành lập hội đồng tổ chức lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 theo đúng tiêu chí hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Trong quá trình triển khai, phải dành sự chủ động, tập trung cao nhất để thực hiện có chất lượng các phần việc, nhất là chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để thực hiện Chương trình, trước hết là lớp 1 từ năm học 2020 - 2021.
Mỗi một cán bộ quản lí, giáo viên phải ý thức được trách nhiệm của mình, thực hiện đúng chức trách và nhiệm vụ; mỗi một cơ sở giáo dục cần phải khơi dậy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để có những mô hình mới, cách làm hay từ thực tiễn, trên cơ sở đó trao đổi, học tập lẫn nhau và nhân rộng trong ngành.
CT GDPT 2018 giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trong việc lập kế hoạch giáo dục trong nhà trường. Đây là nội dung mới, hiệu trưởng phải chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục hàng năm cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, của địa phương, đồng thời gắn với trách nhiệm cụ thể trong quá trình triển khai đảm bảo đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tế.
Do đó, mỗi hiệu trưởng cần phải thật sự thay đổi trong nhận thức và phải quyết tâm, phát huy cao nhất quyền chủ động của mình trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường.
Đối với phòng GD&ĐT, lãnh đạo Sở GD&ĐT nhấn mạnh việc cần tham mưu với UBND các huyện (thị xã, thành phố) thực hiện tốt công tác truyền thông về đổi mới CT GDPT, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền.
Đồng thời, thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới Chương trình, sách giáo khoa GDPT của huyện; tổ chức quán triệt, học tập Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong các phiên họp, hội nghị để các cấp, các ngành hiểu được mục tiêu, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình và điều kiện thực hiện đổi mới CT GDPT, tạo đồng thuận, đồng thời phát huy hiệu quả sự tham gia đóng góp của xã hội trong quá trình thực hiện.
Hải Bình
Theo giaoducthoidai
Sách giáo khoa mới: Cách tiếp cận từ địa phương Việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) đối với lớp 1 sẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội. Theo đó, các cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT) lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Do đó, việc...