Nét chữ đẹp như mơ của học sinh TPHCM
Tại hội thi “Văn hay chữ tốt” nhiều học sinh ở TPHCM đã làm người xem trầm trồ với những nét chữ, bài viết ấn tượng.
Hội thi “Văn hay chữ tốt” lần thứ 20 năm học 2019-2020 do Sở GD&ĐT TPHCM tổ chức thu hút 150 học sinh bậc THCS đến từ các trường tại địa bàn tham dự.
Học sinh TPHCM tham gia hoạt động trải nghiệm thuộc hội thi “Văn hay chữ tốt”
Cuộc thi được thể hiện với hình thức rất đa dạng, học sinh trải qua nhiều hoạt động trải nghiệm hữu ích gồm: “Lắng nghe lời mời gọi của sách”, “Lắng nghe lời thì thầm của trái tim”, “Lắng nghe lời tâm sự của thiên nhiên” và “ Vẽ tranh cổ động”.
Độc đáo nhất ở hoạt động “Lắng nghe lời tâm sự của thiên nhiên”, các em vào vai một đàn linh dương mải vui chơi nên bị lạc vào một vùng đất ô nhiễm, tăm tối, ngập rác thải nhựa. Các em phải tìm cách thoát ra được vùng đất đó để hiểu hơn về các tác hại của ô nhiễm môi trường, từ đó biết trân trọng, yêu thương và gìn giữ môi trường tự nhiên.
Video đang HOT
Cuối cùng, bước vào thời gian làm bài chính thức, học sinh khối 6, 7 được yêu cầu viết một bài văn với nhan đề “Tình yêu khơi lên từ những trải nghiệm”. Riêng khối 8, 9 thực hiện bài văn với nhan đề “Tôi trải nghiệm – Tôi trưởng thành” với thời gian viết bài chỉ 90 phút.
Chỉ trong vòng 1,5 giờ đồng hồ, nhiều học sinh có những bài viết ấn tượng với những bài văn hay và nét chữ “như mơ” thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận, sự nâng niu các nét viết của các em.
Được biết, ngày 15/1, Sở GD&ĐT TPHCM sẽ công bố kết quả vào trao giải cuộc thi.
Những nét chữ như mơ của học trò được thực hiện trong thời gian làm bài chỉ 90 phút.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11: Ngôi trường ở tuổi lên ba
Khá ngỡ ngàng khi có dịp quay lại thăm Trường Tiểu học An Khê, Q.Thanh Khê, TP Đà Nẵng đúng vào dịp nhà trường đang tổ chức buổi tuyên truyền, phát động phong trào "Nói không với rác thải nhựa".
Không chỉ có chương trình văn nghệ với những bài hát và các tiểu phẩm liên quan đến chủ đề này mà người viết còn chứng kiến hàng trăm sản phẩm được trưng bày từ việc tái chế nhựa thành những đồ dùng giảng dạy, học tập và cả những mô hình trò chơi có ý nghĩa do các thầy, cô giáo và các em học sinh tự làm.
Các thầy, cô giáo Trường TH An Khê cam kết "Nói không với rác thải nhựa".
Thầy giáo Lê Duy Tuấn, Hiệu trưởng Trường TH An Khê cho biết, "Đây là một trong những hoạt động ngoài giờ lên lớp được Ban giám hiệu và các thầy, cô giáo rất quan tâm. Chính xuất phát từ những việc làm này đã tạo cho học sinh (HS) một sân chơi lý thú, bổ ích". Tuy mới thành lập từ năm học 2016-2017 nhưng được sự quan tâm của các cấp chính quyền, đến nay, cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ, khang trang để phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập cũng như các hoạt động ngoài giờ. Nhà trường có diện tích gần 9.700 m2 với 20 phòng học đều được trang bị máy vi tính, màn hình tivi 43 inches được kết nối mạng cùng các phòng chức năng đầy đủ tiện nghi. Đó là chưa kể nhà trường đầu tư xây dựng được cả sân bóng đá, 2 sân cầu lông, 1 sân bóng rổ và 1 phòng bóng bàn để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cho hơn 620 giáo viên, học sinh của trường.
Cô Nguyễn Thị Linh Hương, xuất thân từ cán bộ Đoàn phường nay làm Tổng phụ trách Đội TNTPHCM của trường cho biết, "Liên đội TNTPHCM Trường TH An Khê dù mới chỉ mới qua hơn 3 năm đi vào hoạt động nhưng đã được công nhận đạt "Liên đội Xuất sắc, nghìn việc tốt" và có đến 100% HS hoàn thành Chương trình Tiểu học và 211 em đạt HS xuất sắc được khen thưởng cuối năm học...". Trong khi đó, thầy giáo dạy bộ môn thể dục kiêm Bí thư Chi đoàn trường Bùi Ngọc Hà cũng rất vui với danh hiệu "Chi đoàn xuất sắc" và tiết lộ thêm: "Về giải thể thao, năm học vừa qua, nhà trường đạt tổng cộng 10 giải từ cấp quận đến cấp thành phố ở các bộ môn bóng bàn, đá cầu, bơi lội, cờ vua. Chúng tôi rất tự hào về thành tích này và cố gắng sẽ tiếp tục duy trì trong các năm học đến".
Cô giáo chủ nhiệm lớp 4/3 Trần Thị Ngọc Bích trong cuộc thi tham gia tiết dạy An toàn giao thông cấp thành phố đã đạt giải Nhì, tâm sự "Giáo dục về an toàn giao thông cho các em HS cấp tiểu học rất cần những bài giảng sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Xuất phát từ yêu cầu này, bản thân tôi rất cố gắng để chuyển tải đến các em những câu chuyện cụ thể, thiết thực cộng với những hình ảnh sinh động, trực quan. Qua đó đã giúp các em hiểu và chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ, ngay cả khi cùng bố, mẹ đưa đến trường".
Khi dẫn tôi đi thăm trường lần này, thầy giáo Lê Duy Tuấn còn kể thêm nhiều chuyện khác. "Năm học 2018-2019, nhà trường đã có 6 sản phẩm giáo án điện tử E-Learning đạt giải cấp thành phố, trong đó có 2 giải Nhất, 2 giải Nhì và 2 giải Ba, tăng 2 giải so với năm học trước. Điều đáng mừng là không chỉ chi đoàn, Liên đội được công nhận xuất sắc mà tập thể nhà trường còn được công nhận "Tập thể lao động tiên tiến", Công đoàn đạt "Công đoàn vững mạnh". Đây chính là tiền đề để mỗi giáo viên, HS tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa khi vừa mới qua "tuổi lên ba" - thầy Lê Duy Tuấn thổ lộ.
PHƯƠNG KIẾM
Theo congandanang
Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương nói không với rác thải nhựa Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương (Hải Phòng) được tuyên truyền, khuyến khích sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường thay sản phẩm nhựa. Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương (quận Hồng Bàng, Hải Phòng) phối hợp Cảnh sát môi trường vừa tổ chức buổi tuyên truyền ngoại khóa mang chủ đề "Ngày hội tái chế và chống...