‘Nên thay bộ sách giáo khoa Lịch sử’

Theo dõi VGT trên

Sách giáo khoa môn Lịch sử hiện dài dòng, nặng nề về kiến thức và thiếu hấp dẫn trong cách trình bày”, GS.TS.NGND Vũ Dương Ninh nêu quan điểm.

Là người tham dự hội nghị bàn về việc bỏ tích hợp môn Lịch sử ngày 7/12, GS.TS.NGND Vũ Dương Ninh cho rằng, cần xác định rõ yêu cầu học Sử của từng cấp để đưa vào chương trình giảng dạy những vấn đề cơ bản, phù hợp tâm, sinh lý của từng lứa t.uổi học sinh. Trên cơ sở đó, việc đổi mới dạy và học môn này là hết sức cần thiết.

Nên thay bộ sách giáo khoa Lịch sử - Hình 1

GS.TS.NGND Vũ Dương Ninh cho rằng, một trong những việc cần làm để thay đổi dạy và học môn Lịch sử là thay sách giáo khoa.

Hãy bỏ cách dạy Sử chán ngắt

“Cái chúng ta đang dạy cho học sinh phổ thông quá nặng nề, tham lam. Thay vì nhồi thật nhiều, nên chọn lọc một số sự kiện gây được hứng thú với các em, trong đó có việc bảo vệ Tổ quốc và những kinh nghiệm sống trong quá khứ”, GS Ninh nói.

Ông Ninh cũng cho rằng, việc quan trọng nữa là thay đổi bộ sách giáo khoa Lịch sử dựa trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu môn học, thông qua sự kiện có chọn lọc để gây dựng nhận thức của học sinh về lịch sử, nâng cao lòng yêu nước.

Nội dung kiến thức cần nhẹ nhàng và trình bày gọn gàng hơn, nên bổ sung số lượng hình ảnh, sơ đồ trực quan trong sách để tăng tính hấp dẫn.

Cũng theo quan điểm của vị giáo sư sử học, Lịch sử phải phải là môn thi độc lập và bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia tới. “Tuy nhiên, quy định Lịch sử là môn thi bắt buộc phải đi kèm việc thay đổi cách dạy học và giảm tải kiến thức cho học sinh”, ông Ninh nêu quan điểm.

Theo thạc sĩ Trần Trung Hiếu – giáo viên Lịch sử, trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, một trong những người đầu tiên “kêu cứu” cho môn Sử, những kết luận quan trọng của cơ quan có trách nhiệm trong hội nghị chiều 7/12 đã tạo ra những chuyển biến tích cực hơn về phía Bộ GD&ĐT.

Điều quan trọng hiện nay là Bộ GD&ĐT phải làm lại lại cấu trúc và nội dung chương trình tổng thể, xác định rõ vị trí của từng môn học trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể như thế nào.

Nếu như vấn đề đó chưa được quyết định rõ ràng thì chưa thể bàn đến đổi mới cách biên soạn sách giáo khoa, đào tạo và đào tạo lại giáo viên để dạy được chương trình trong sách.

Nên đổi mới dạy và học Lịch sử thế nào?

Ngày 7/12, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ GD&ĐT và Hội khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội nghị về vị trí môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông. Qua thảo luận, Bộ GD&ĐT và Hội khoa học Lịch sử đưa ra một số điểm thống nhất cơ bản, trong đó có việc không tích hợp môn Lịch sử ở bậc THPT.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nên thay đổi cách dạy và học môn này như thế nào để học sinh không thờ ơ với Lịch sử?

Chia sẻ về đổi mới dạy và học Sử, TS Vũ Thu Hương (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng, giáo viên nên bỏ cách giảng dạy chán ngắt. Thay vào đó, người dạy hãy vận dụng sách tham khảo, làm bài tập thực hành thú vị để thu hút học sinh.

TS Hương nêu ví dụ, thay vì giảng cho trẻ nghe về nhà Trần và việc đắp đê, chúng ta có thể cho học sinh tự đắp đê trên bản đồ cổ bằng đất nặn. Hoặc thay vì giảng bằng lời về nhà Nguyễn, hãy yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, sách tham khảo và xây dựng sơ đồ gia phả dòng họ, xem có bao nhiêu chúa Nguyễn và vua Nguyễn.

Theo nữ tiến sĩ, mỗi khi học hành mệt mỏi, một số sinh viên lại yêu cầu bà… cho học Lịch sử. “Bởi vì bài giảng của tôi không kể xem có bao nhiêu tên địch bị t.iêu d.iệt trong một trận đ.ánh, mà là giải thích các truyền thuyết, kể về sự tích đặc biệt thú vị như sự tích Phố Cấm Chỉ trong khu phố cổ của Hà Nội”, TS Hương chia sẻ.

Video đang HOT

Học sáng tạo

Trong khi phần lớn các trường hiện nay còn áp dụng cách dạy và học Lịch sử truyền thống, thì một số học sinh có cách làm khác. Xuất phát từ ý tưởng tái hiện thời kỳ Phục hưng, học sinh lớp 7, trường trung học Wellspring, Hà Nội, đã tổ chức dạ hội lịch sử.

Mỗi lớp lựa chọn một thành phố như Florence, Milan, Haarlem… để tái hiện qua lối kiến trúc La Mã cổ đại kết hợp phong cách kiến trúc Gothic hài hòa, cân xứng.

Những chiếc váy xòe bồng của thời kỳ Phục hưng ở châu Âu hiện lên bất ngờ từ chất liệu giấy, nilon, bìa catton… Đây là cách học Lịch sử khá lạ lẫm, thu hút sự chú ý của các bạn trẻ trong trường.

Nên thay bộ sách giáo khoa Lịch sử - Hình 2

Học sinh tái hiện trang phục thời kỳ Phục hưng. Ảnh: NVCC.

Và trong khi dư luận xôn xao về phần trả lời của học sinh “Quang Trung – Nguyễn Huệ là hai anh em”, cậu học trò THPT Trần Khai Nguyên, TP HCM – Ngô Quang Đĩnh – đã vẽ bản đồ tư duy sáng tạo.

Lịch sử không còn khô cứng với Đĩnh bởi quan niệm: “Kiến thức cũng giống bánh mì, ăn nguyên ổ thấy ngán nên sẽ cắt nhỏ từng phần. Thay vì đọc, em sử dụng cách ghi nhớ qua hình ảnh, rất hiệu quả”.

Tuy nhiên, những cách học mới mẻ kể trên vẫn thuộc quy mô cá nhân và nội bộ trường học. Còn lại, đa số cách dạy và học Sử truyền thống bấy lâu không được đổi mới.

Cô Huyền Thảo – giáo viên dạy Sử trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP HCM chỉ ra thực tế, hiện nay, đa số giáo viên tiến hành hình thức kiểm tra, đ.ánh giá qua học thuộc bài. Điều này tạo nên áp lực rất lớn, khiến học sinh lo sợ, tìm cách đối phó, mất đi hứng thú với môn Sử, sức sáng tạo bị hạn chế.

Theo cô Thảo, không chỉ cần kiến thức sâu rộng, giáo viên nên có cách nhìn nhận các vấn đề lịch sử từ nhiều góc độ, cũng như chấp nhận, khuyến khích những ý kiến đa chiều của học sinh để các em phát huy tư duy phản biện.

Học sinh thích học theo cách phản biện

Trong cuộc khảo sát tại trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP HCM, cô giáo Huyền Thảo đưa ra thông tin:

61,4% học sinh không thích Lịch sử vì phải học thuộc lòng; 53,8% không thích vì phải nhớ nhiều sự kiện.

50,8% các bạn cho biết mình thích kiểm tra theo kiểu đề mở – hiểu bài. Đến 84,9% các bạn thích thảo luận, tranh luận trong giờ và 71,9% cảm thấy rất thú vị khi được phản biện với sách giáo khoa.

Trong số những bạn được dạy theo phương pháp truyền thống, có 64 bạn thích (chiếm 59,3%) và 44 bạn không thích cách dạy trên (chiếm 40,7%).

Trong số những bạn được giáo viên hướng dẫn đọc sách, thảo luận, tự ghi bài, có 49 bạn thích (chiếm 83,1%) và 9 bạn không thích cách dạy trên (chiếm 16,9%).

Trong số những bạn được giáo viên hướng dẫn đọc sách, thảo luận, sử dụng đề cương, có 6 bạn thích (chiếm 85,7%) và 1 bạn không thích cách dạy trên (chiếm 14,3%).

Tỷ lệ học sinh thích cách dạy – học cũ vẫn còn cao do phương pháp truyền thống này tương thích với cách kiểm tra, đ.ánh giá cũ: Đó là nặng về việc học thuộc lòng. Tuy nhiên, những học sinh đã được trải nghiệm phương pháp mới đều phản hồi rất khả quan (trên 80% ưa thích).

Theo Zing

Bài thơ 'Nam quốc sơn hà' có 35 dị bản

TS Phạm Văn Tuấn - Viện Nghiên cứu Hán Nôm chia sẻ với Zing.vn bài viết quanh việc cộng đồng mạng tranh luận bản dịch khác của bài thơ "Nam quốc sơn hà" trong SGK Ngữ văn lớp 7.

"Nam quốc sơn hà" không phải của Lý Thường Kiệt

Trong khoảng 10 năm trước, PGS Bùi Duy Tân là một trong những người viết nhiều bài về Nam quốc sơn hà. PGS Bùi Duy Tân cũng giành nhiều thời gian nghiên cứu về văn bản học, qua hơn 30 văn bản khác nhau của tác phẩm để đi đến kết luận: Không thể khẳng định bài thơ của Lý Thường Kiệt, mà là vô danh, của tập thể tác giả là người Việt.

Ông cũng dẫn dụ rằng, GS Trần Quốc Vượng, GS Hà Văn Tấn nói bài thơ không phải của Lý Thường Kiệt: "Vào cuộc tìm kiếm đầy hứng thú chưa lâu, thì được cố GS Trần Quốc Vượng mách cho những dòng viết của GS Hà Văn Tấn, trong bài Lịch sử, sự thật và sử học (Tổ Quốc - 401 - 1 - 1988). Không một nhà sử học nào có thể chứng minh được bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt. Không có một sử liệu nào cho biết điều đó cả".

Ngoài ra, một số bài về văn bản của tác phẩm được các nhà nghiên cứu đến như PGS.TS Nguyễn Thị Oanh (Viện nghiên cứu Hán Nôm), Nhà giáo Nguyễn Hùng Vĩ (Khoa Văn học - ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội)... từng bước làm rõ quá trình dịch chuyển văn bản cũng như ngữ nghĩa; đồng thời tiếp tục loại suy quan niệm cho rằng bài thơ là của Lý Thường Kiệt.

Cách làm văn bản học nghiêm túc, thao tác khoa học đúng đắn sẽ loại suy dần những sai lầm trong nghiên cứu và công bố văn bản. Đây là thao tác không chỉ trong các văn bản Hán Nôm mà cả trong các văn bản dịch thuật, khảo chứng, giới thiệu... trong xã hội đa phương tiện ngày nay.

Bài thơ Nam quốc sơn hà có 35 dị bản - Hình 1

Phần chú thích về bài thơ trong SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1.

Dịch thuật chỉ là tương đối

PGS Bùi Duy Tân dẫn lại bản dịch Nam quốc sơn hà của Ngô Linh Ngọc, tuy nhiên, PGS TS Nguyễn Thị Oanh, nhà giáo Nguyễn Hùng Vĩ hay nhiều ngưòi khác lại có những cách dịch khác.

Đặc biệt, tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, có nhiều bản dịch về Thần tích các địa phương, còn nhiều bản dịch Nam quốc sơn hà khác nhau. Đây là chuyện bình thường trong dịch thuật, không có một bản dịch hoàn toàn chính xác. Tất cả chỉ là tương đối, không chỉ Hán Nôm mà tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung... cũng vậy.

Trường hợp bài Nam quốc sơn hà đã trải qua lịch sử hơn nghìn năm, có nhiều dị bản khác nhau, thì không có bản dịch nào được gọi là chuẩn cả. Tất cả chỉ là tương hỗ, hỗ trợ cho cách đọc, cách hiểu của người ngày nay với tác phẩm mà thôi.

Đương nhiên cũng có những bản dịch hay, gần nguyên tác, âm điệu dễ đọc, thuận tai. Đây là việc rất khó, nên các nhà dịch thuật Hán Nôm mới nói rằng, dịch cần đạt được Tín (đúng) - Đạt (đạt được) - Nhã (hay, đẹp).

Về bài thơ Nam quốc sơn hà, trong nhiều năm qua người Việt Nam vẫn thường thuộc bản dịch:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đ.ánh tơi bời

Bài thơ đi vào tiềm thức, đọc thuận tai, nhẹ nhàng từ câu cú đến âm điệu, mà ngữ nghĩa cũng sát gần bài thơ nguyên bản chữ Hán. Do đó, sự phản ứng của cộng đồng mạng khi nghe có bài thơ lạ, khác bài thơ đi vào tiềm thức cũng là điều không lạ.

Tuy nhiên, nếu bị cố chấp bởi một văn bản dịch, e là không nên. Không nên áp đặt tư duy của người lớn cho trẻ nhỏ, nhất là trong văn học.

Bài thơ Nam quốc sơn hà có 35 dị bản - Hình 2

TS Phạm Văn Tuấn.

Sai lầm của Ngữ văn lớp 7 tập 1

Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7 tập 1 đã đúng khi đưa ra đến 3 văn bản bản dịch của Nam quốc sơn hà. Thêm nữa, để thêm sinh động phần nội dung, các tác giả đưa ra ảnh chụp bài thơ được sơn mài trong Viện bảo tàng lịch sử.

Tuy nhiên, cách làm tốt mảng này, nhưng chưa tốt mảng khác. Đó là trong phần dẫn bài của hai cụ Lê Thước và Nam Trân trong Thơ văn Lý Trần, các tác giả dẫn đúng ba câu cuối, còn câu trên, không rõ tác giả dẫn của ai.

Đây là việc làm sai, dẫn sai, làm ẩu, không nghiêm túc của người biên soạn. Đã dẫn phải đúng, nếu không các tác giả nên tự dịch. Dẫn sai không chỉ không tôn trọng t.iền nhân mà còn không tôn trọng hàng vạn người đọc người học. Đây là việc làm không đúng đắn, không khoa học.

Thiết nghĩ, không nên dùng dạy các sách giáo khoa với cách làm văn bản không khoa học không nghiêm túc như thế cho học sinh.

Nhiều ý kiến tranh luận quanh bản dịch khác của bài thơ Nam quốc sơn hà tại trang 62 sách Ngữ văn lớp 7 tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: "Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Vằng vặc sách trời chia xứ sở/ Giặc dữ cớ sao phạm đến đây/ Chúng mày nhất định phải tan vỡ".

* Giáo sư sử học Dương Trung Quốc: Một bản gốc tiếng hán có thể dịch ra nhiều bản tiếng nôm là chuyện bình thường, quan trọng là tìm ra bản hay hơn. Cá nhân tôi thấy bản dịch nào đã đi vào nhận thức của mọi người thì không nên thay đổi. Nếu dịch lại phải dựa trên một chuẩn nhất định và giải thích tại sao thay đổi.

* Cô Nguyễn Phương - giáo viên dạy Ngữ văn tại Hà Nội: Một trong những mục đích của Ngữ văn là mang lại sự thích thú, hấp dẫn cho học sinh. Văn bản cũ của bài thơ đã đáp ứng được điều đó, còn bản mới gây trắc trở, khó đọc cho học sinh và giáo viên khó giảng dạy.

* Thầy Trần Trung Hiếu - giáo viên Lịch sử trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An: Tôi không đồng tình với bản dịch mới. Tác phẩm này đã quá quen thuộc mà nhiều người đã thuộc từ thuở học sinh phổ thông. Dù ý nghĩa không thay đổi so với bản dịch lâu nay nhưng bản dịch mới sẽ xa lạ và phức tạp về ngôn từ tiếng Việt.

* Cô Nguyễn Thị Lâm, giáo viên dạy Ngữ văn, trường chuyên Trần Đại Nghĩa, TP HCM: Tôi cũng học bản dịch thơ cũ và thuộc lòng, điều này cũng giống như thói quen khó thay đổi. Bản dịch thơ mới hiện tại trong SGK sát nghĩa hơn, đặc biệt là câu thơ 3 và 4.

Bản dịch hiện tại chọn cách diễn đạt là "giặc dữ" là sát nghĩa của từ "nghịch lỗ", đồng thời thấy rõ bản chất của giặc, cũng như thái độ căm thù của tác giả và nhân dân ta đối với kẻ xâm phạm chủ quyền lãnh thổ.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đạo diễn Lê Hoàng xuất hiện lạ lẫm trên sóng truyền hình hậu can thiệp thẩm mỹ
08:25:35 08/07/2024
Cô gái xinh có tên độc lạ, đi thi đại học gặp chuyện 'dở khóc dở cười'
07:03:06 08/07/2024
Lấy chồng rồi nhưng vẫn được mời đi show hẹn hò, Diệu Nhi nói 1 câu khiến Hari Won cũng tán thành!
06:48:28 08/07/2024
Nam Thư lại bị đào khoảnh khắc thân mật với sao nam Vbiz
08:23:09 08/07/2024
Mỹ nhân bị ghét nhất showbiz 42 t.uổi xuống sắc đáng tiếc, sai lầm lớn nhất sự nghiệp là yêu người đáng t.uổi bố
06:53:10 08/07/2024
Sao nữ làm tiểu tam: Kẻ mất hết, người chịu nhục 10 năm để làm dâu hào môn
06:29:42 08/07/2024
NSND Thanh Nam: U70 sống sung túc, tiết lộ hôn nhân bên vợ kín tiếng
06:41:40 08/07/2024
Mỹ nhân Hoa ngữ được khen càng ngày càng nhuận sắc, tạo hình cổ trang ở phim mới đẹp mê mẩn
06:01:02 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhiều mô hình du lịch "độc, lạ" thu hút du khách đến T.iền Giang

Du lịch

10:38:53 08/07/2024
Để thu hút du khách xa gần, ngành du lịch tỉnh T.iền Giang không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch.

HOT: Hyuna sắp cưới nam idol tai tiếng Junhyung (HIGHLIGHT), netizen tranh cãi nảy lửa

Sao châu á

10:35:48 08/07/2024
Ngày 8/7, showbiz Hàn Quốc xôn xao trước thông tin Hyuna và Junhyung (HIGHLIGHT) sắp kết hôn. Theo nguồn tin độc quyền của tờ YTN, cặp sao đã ấn định ngày tổ chức lễ cưới vào 11/10.

Mới U30 đã thường xuyên quên tắt nước nóng, đóng nắp thùng gạo

Sức khỏe

10:34:13 08/07/2024
Chỉ mới 20-30 t.uổi, không ít người trẻ giật mình khi biết mình bị mắc bệnh suy giảm nhận thức vốn chỉ thường gặp ở người cao t.uổi.

Jennifer Phạm hé lộ chuyện bất ngờ của ông xã, bật mí về đôi mắt đượm buồn

Sao việt

10:32:53 08/07/2024
Dù chồng có điều kiện, tôi vẫn muốn có một công việc, bản thân tự chủ được kinh tế... , Jennifer Phạm nói về thắc mắc vì sao luôn tất bật dù lấy chồng đại gia.

Hoa hậu, á hậu gây tranh luận khi tham gia show hẹn hò "Đảo thiên đường"

Tv show

10:30:54 08/07/2024
Tập 1 chương trình truyền hình thực tế về hẹn hò đầu tiên tại Việt Nam lên sóng tối 6/7 chính thức hé lộ danh tính người chơi, trong đó có Hoa hậu Thu Uyên và Á hậu Bùi Khánh Linh.

Thứ làm sinh vật kỷ Jura tuyệt chủng đang "hồi sinh"?

Lạ vui

10:25:31 08/07/2024
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Duke (Mỹ) đã phát hiện một manh mối quan trọng trong đá vôi ở ngoại ô thị trấn Mercato San Severino - Ý, làm sáng tỏ sự tuyệt chủng hàng loạt của sinh vật biển vào giữa kỷ Jura.

Hồ Con Rùa được đầu tư t.iền tỉ 'khoác áo mới': Giai thoại trấn yểm long mạch

Trắc nghiệm

10:16:06 08/07/2024
Hồ Con Rùa là một trong những biểu trưng đặc biệt của TP.HCM gắn liền với giai thoại trấn yểm long mạch.Nơi này sắp được khoác áo mới , trở thành một không gian

Sống chung với mẹ chồng 1 tháng khiến tôi động thai, mẩu giấy bà để lại làm tôi không biết mình đã sai hay đúng!

Góc tâm tình

09:41:48 08/07/2024
Sự hỗ trợ đó chưa bao giờ tôi cần. Thời gian đầu thai kì tôi ốm nghén khủng khiếp. Cũng vì thế mà mẹ chồng cứ nhất quyết bắt tôi nghỉ việc.

Những nẻo đường gần xa - Tập 31: Dũng khó chịu vì Hùng thân thiết với sếp Yên

Phim việt

09:40:11 08/07/2024
Nhìn thấy chị Yên tới nhà ăn cơm vui vẻ cùng Hùng (Minh Hoàng), Dũng (Việt Hoàng) tỏ ra vô cùng bực bội và không thoải mái.

Diễn viên Minh Tít: "Tôi từng nghĩ mình hết duyên với phim truyền hình"

Hậu trường phim

09:24:38 08/07/2024
Ngoài là diễn viên, gần đây Minh Tít còn làm nhà sản xuất, đạo diễn một số dự án phim. Anh tự nhận 5 điểm vì thấy mình hơi vụng về trong vai trò người đàn ông của gia đình.

Người chồng có bệnh án tâm thần đ.âm vợ t.ử v.ong

Pháp luật

09:10:16 08/07/2024
Ngày 7/7, Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, bước đầu xác định người chồng là Nguyễn Lương B (tên thường gọi Nguyễn Xuân Đ, 44 t.uổi) bị tâm thần đã đ.âm vợ t.ử v.ong tại nhà riêng.