Nên tẩy nốt ruồi bằng phương pháp nào?
Nốt ruồi liệt vào dạng khối u lành tính và thường mọc ở lớp thượng bì và trung bì của da. Có những nốt ruồi phẳng so với bề mặt da nhưng có nốt ruồi mọc cao hơn bề mặt da.
Hình minh họa.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, cơ bản nốt ruồi thường tiến triển theo tỷ lệ thuận của chiều dài cơ thể và đến hết tuổi trưởng thành sẽ dừng phát triển. Tuy nhiên, có những nốt ruồi sau đó phát triển bất thường về màu sắc, kích thước và biệt hóa (ung thư hóa) do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc bị tác động như cạy, nặn, đốt hoặc tẩy không đúng cách.
Xét về mặt bệnh lý, tốt nhất nên loại bỏ nốt ruồi ở độ tuổi 18 – 20 vì thời điểm này cơ thể đã phát triển hoàn thiện, khi đó vết sẹo sẽ nhanh lành, không bị giãn và thẩm mỹ hơn. Nếu không tẩy, về lâu dài, dưới tác động của ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tia UV, nốt ruồi sẽ có nguy cơ biệt hóa cao hơn
Video đang HOT
Các phương pháp tẩy nốt ruồi
Đốt Laser: Laser là phương pháp tân tiến nhưng chỉ áp dụng đối với những nốt ruồi ở lớp thượng bì, còn với những nốt ruồi ở lớp trung bì và hạ bì, phương pháp này có thể khó kiểm soát bởi nguy cơ để lại sẹo lõm khi đốt hết đáy nốt ruồi.
Tiểu phẫu thẩm mỹ: Bằng phương pháp này, người bệnh được gây tê tại chỗ, sau đó cắt bỏ nốt ruồi và khâu thẩm mỹ bằng chỉ siêu nhỏ. Theo đó, phương pháp này sẽ loại bỏ triệt để tế bào nên người bệnh không lo tái phát, đồng thời đạt hiệu quả thẩm mỹ tối ưu.
Hiện nay, có nhiều người tự ý tẩy nốt ruồi bằng phương pháp không chính thống như tỏi, pin hay chấm thuốc… Đến khi nốt ruồi phát triển to hơn, nham nhở, bờ không đều, hay bị sẹo lõm, sẹo rỗ thì sẽ rất khó khắc phục.
Vì vậy, nếu muốn tẩy nốt ruồi, bạn cần thăm khám tại cơ sở uy tín để được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị đúng.
Trời hanh khô sẽ làm bùng phát các bệnh da mạn tính
ThS, BSCK2 Đặng Bích Diệp, Trưởng phòng Công tác xã hội, BV Da liễu Trung ương cho biết, cùng vấn đề khô da gây ngứa thì thời tiết lạnh, khô hanh cũng làm bùng phát các bệnh da mạn tính như viêm da cơ địa (chàm), mày đay, vảy nến...
Trong những ngày giá rét, khô hanh gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám tại BV Da liễu Trung ương tăng nhẹ. Khoảng 50% số người bệnh đến khám tại BV đều liên quan đến vấn đề khô da gây ngứa. Trong đó, có nhiều trường hợp trẻ em bị viêm da cơ địa nặng, vảy nến thể nặng (vảy nến thể mảng, vảy nến thể mủ, đỏ da toàn thân vảy nến) cần điều trị nội trú.
ThS, BSCK2 Đặng Bích Diệp cho biết, bệnh nhân bị cước cũng là đối tượng đến khám nhiều hơn trong những ngày gần đây. Đây là một dạng khu trú của viêm mao mạch. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các nốt, mảng da mềm màu đỏ hoặc tím do phản ứng với lạnh.
Đối với bệnh ngứa do lạnh, biểu hiện ngứa có thể từ lâm râm đến dữ dội, nhất là vào ban đêm khi ngủ, đặc biệt trời càng lạnh càng ngứa dữ dội. Nhiều người ngứa không chịu được nên gãi làm trầy xước da, chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Theo BS Diệp, nguyên nhân gây bệnh do chức năng điều tiết của tuyến mồ hôi, tiết bã bị hạn chế nên làm cho da bị khô. Bình thường da tiết ra những chất hữu cơ (chất béo tự nhiên) cùng với mồ hôi giúp da nhờn, đàn hồi chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, bụi bẩn... Khi thời tiết khô lạnh, da ít tiết mồ hôi và các chất béo tự nhiên khiến da bị khô và nứt nẻ sinh ngứa.
Bệnh chàm (hay viêm da cơ địa) thường gặp ở những người có tiền sử dị ứng. Biểu hiện của bệnh là tổn thương khô da chân, mặt, tróc vảy, đỏ. Vào mùa đông, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh này hay gặp ở trẻ nhỏ từ hai tháng đến hai tuổi, còn gọi là chàm. Khi bị chàm, trẻ có biểu hiện khởi đầu là đỏ da, sẩn, mụn nước, tiết dịch, đóng vảy, rồi bong vảy. Vị trí thường ở hai má, có thể lan đến cằm, da đầu, trán. Bệnh nặng có thể lan đến mặt, dưới cánh tay, khuỷu, da đầu, thân mình, tứ chi.
Thời tiết lạnh, nhiều người đến khám do bị nổi mày đay. Đây là bệnh ngoài da hay gặp với triệu chứng là những mảng sẩn phù, kích thước và số lượng thay đổi, có thể ở bất cứ vị trí nào trên da, khi mày đay khỏi không để lại dấu vết gì. Tuy nhiên người bệnh rất ngứa, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trường hợp nặng, người bệnh có thể kèm theo đau bụng, khó thở, sốt.
Bệnh vảy nến là bệnh về da thường gặp vào mùa đông, tổn thương là các dát đỏ có vảy trắng, vảy dày, dễ bong. Vị trí hay gặp là khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Tuy nhiên sau một thời gian tiến triển các thương tổn có thể lan ra toàn thân. Mùa đông da khô dễ ngứa, chà xát nhiều, có thể là điều kiện thuận lợi làm bệnh nặng lên.
Để tránh bệnh nặng hơn và không gặp phải biến chứng trong thời tiết hanh khô, BS Đặng Bích Diệp đưa ra lời khuyên: Mọi người cần giữ ấm cho cơ thể, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh tiếp xúc với hoá chất tẩy rửa, hạn chế tiếp xúc với môi trường lạnh, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
Không nên mặc quần áo quá chật, bằng vải len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da. Mọi người cần đeo khẩu trang, găng tay và mặc quần áo bảo hộ lao động khi tiếp xúc với môi trường có nhiều hoá chất độc hại. Cần bôi dưỡng ẩm thường xuyên và đúng cách để bảo vệ làn da. Đặc biệt, mọi người không tự ý điều trị tránh làm nặng bệnh. Khi đã tuân thủ hướng dẫn mà bệnh diễn biến nặng hơn, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị phù hợp.
Để bảo đảm sức khỏe làn da trong mùa hanh khô, bác sĩ Đặng Bích Diệp hướng dẫn, mọi người cần sử dụng các sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng hơn bằng cách chọn sử dụng một sản phẩm có khả năng làm sạch nhưng vẫn giữ lại được độ ẩm cần thiết để bảo vệ và chăm sóc da tốt hơn. Với da khô, ngoài việc tập trung vào các loại sữa rửa mặt chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm thì tần suất rửa mặt cũng có thể được điều chỉnh xuống một lần/ ngày (buổi tối) nếu quá nhạy cảm.
Bệnh ung thư dễ phát hiện bằng mắt thường Ung thư da là một trong các bệnh ung thư thường gặp, dễ chẩn đoán bằng mắt thường, có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), ung thư da được xếp vào nhóm bệnh ung thư có thể phát hiện sớm, dễ chẩn đoán bằng mắt...