Nền tảng không thể thiếu cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng
75 năm kể từ khi ra đời đến nay, Liên hợp quốc (LHQ) ngày càng khẳng định được vai trò là tổ chức toàn cầu hết sức quan trọng trong đời sống chính trị quốc tế và là nền tảng không thể thiếu cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng, công bằng hơn.
Thành quả to lớn
Sự ra đời của LHQ vào ngày 24-10-1945 phản ánh khát vọng chung của nhân dân các nước về một thế giới hòa bình, an ninh và phát triển sau những nỗi kinh hoàng của Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Từ tro tàn của chiến tranh, sau 75 năm, thế giới đã không phải chứng kiến thêm một cuộc chiến tranh thế giới mới. Hòa bình, hợp tác hữu nghị được vun đắp; đói nghèo, bệnh tật được đẩy lùi; cuộc sống của nhân loại được đổi thay. Những thành quả to lớn đó không thể có được nếu không dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ, không thể đạt được nếu không có LHQ – “trung tâm điều phối hành động chung của các quốc gia vì các mục tiêu chung”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi thông điệp tới Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 75 của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Ảnh: ĐOÀN CA
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, LHQ đã chứng tỏ là một tổ chức toàn cầu, đa dạng, có uy tín và quy mô rộng lớn nhất. Sự lớn mạnh của LHQ chính là nhờ ở mục tiêu đúng đắn của tổ chức này phù hợp với nguyện vọng hòa bình, độc lập, phát triển và tiến bộ xã hội của các dân tộc. Từ 51 quốc gia thành viên khi được thành lập, LHQ hiện đã trở thành “mái nhà chung” của 193 quốc gia thành viên, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực từ giải quyết và ngăn ngừa xung đột, giải trừ quân bị, chống khủng bố, bảo vệ người tị nạn, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, cho đến thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới, phát triển kinh tế-xã hội…
Dấu ấn Việt Nam
Việt Nam chính thức gia nhập “mái nhà chung” LHQ vào ngày 20-9-1977. Trong suốt chặng đường hơn 43 năm qua, mối quan hệ hợp tác với tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia-dân tộc của Việt Nam, nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của nước ta trên trường quốc tế; làm sâu sắc hơn quan hệ của Việt Nam với các nước, các đối tác chủ chốt và bạn bè, tranh thủ một nguồn lực quan trọng phục vụ công cuộc phát triển đất nước.
Ở chiều ngược lại, trên chặng đường hơn 40 năm ấy, dấu ấn của Việt Nam ngày càng đậm nét với việc chủ động đóng góp tích cực và ngày càng thực chất đối với các hoạt động của LHQ, đặc biệt là 3 lĩnh vực thuộc quan tâm chung của tổ chức này, gồm hòa bình-an ninh quốc tế, phát triển và bảo đảm, thúc đẩy quyền con người. Trong lĩnh vực hòa bình-an ninh quốc tế, Việt Nam luôn nhất quán trong việc đề cao các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ trong việc giải quyết các xung đột, tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Việt Nam là thành viên của hầu hết các điều ước quốc tế về giải trừ quân bị, như: Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), Công ước Cấm vũ khí sinh học (BWC), Công ước Cấm vũ khí hóa học (CWC)… Một mốc son phải kể đến là bắt đầu từ năm 2014, Việt Nam đã cử lực lượng tham gia các phái bộ Gìn giữ hòa bình của LHQ tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi. Trong lĩnh vực phát triển, từ một nước nghèo bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ để trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình. Việt Nam được LHQ và cộng đồng quốc tế đánh giá là một điển hình thành công trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, là một quốc gia quyết tâm và nghiêm túc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững cũng như Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là thành viên của các điều ước quốc tế chủ chốt nhất về quyền con người như: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước quyền trẻ em…
Cán bộ, nhân viên Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 2 của Việt Nam tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình LHQ ở Nam Sudan. Ảnh: UYÊN CƯỜNG
Video đang HOT
Nhờ những đóng góp hiệu quả đối với các hoạt động và quá trình phát triển của LHQ, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào nhiều vị trí, cơ quan quan trọng của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh, ghi nhiều dấu ấn tại các cơ quan như Hội đồng Bảo an, Hội đồng Nhân quyền, Hội đồng Kinh tế-Xã hội… Với chính sách đối ngoại hòa bình, hòa hiếu, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp có trách nhiệm, tích cực thúc đẩy hòa bình, an ninh, phát triển và tiến bộ trên thế giới, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát huy quan hệ hợp tác toàn diện với LHQ, góp phần xây dựng một thể chế đa phương toàn cầu công bằng, minh bạch và hiệu quả.
“Trong vai trò là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy đối thoại, giảm căng thẳng, đối đầu, tìm giải pháp công bằng, hợp lý để giải quyết các vấn đề hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế; thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ; tăng cường hợp tác giữa LHQ với các tổ chức khu vực, đặc biệt là ASEAN”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định như vậy trong thông điệp gửi tới Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 75 của Đại hội đồng LHQ vào cuối tháng 9 vừa qua.
Người thân khóc nghẹn trong lễ tang 22 quân nhân
Hàng nghìn người dân địa phương và đồng đội đến viếng, chia sẻ nỗi đau với gia đình 22 quân nhân bị vùi lấp ở Quảng Trị, sáng 22/10.
Sáng 22/10, lễ tang 22 quân nhân hy sinh trong vụ sạt núi ở Đoàn kinh tế quốc phòng 337, xã Hướng Phùng (huyện Hướng Hoá) được tổ chức tại Nhà thi đấu đa năng TP Đông Hà.
Linh cữu các liệt sĩ được phủ cờ Tổ quốc. Lễ viếng tổ chức từ 7h đến 10h.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cùng đoàn công tác của Chính phủ vào viếng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi vòng hoa viếng.
Trong sổ tang, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình bày tỏ niềm thương tiếc 22 quân nhân hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, "để lại niềm thương tiếc vô hạn đối với cán bộ, chiến sĩ toàn quân và nhân dân cả nước, đồng thời là nỗi đau, sự mất mát không gì bù đắp được của gia đình và người thân".
Người thân liệt sĩ ôm chặt linh cữu, gục khóc trong tang lễ.
22 quân nhân hy sinh đã được truy tặng huân chương bảo vệ Tổ quốc và truy thăng quân hàm.
Người thân đứng nán lại bên linh cữu liệt sĩ Lê Văn Quế.
Trong số 22 quân nhân hy sinh, tám chiến sĩ đang ở tuổi đẹp nhất cuộc đời, đã gác ước mơ, hoài bão để làm nhiệm vụ của công dân với Tổ quốc.
Trung tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN, động viên gia đình các liệt sĩ.
Sau lễ viếng, các đoàn lần lượt tập trung trong nhà thi đấu làm lễ truy điệu và di quan, đưa các liệt sĩ ra xe tang về quê nhà.
Trong điếu văn, Thiếu tướng Nguyễn Đức Hoá, Phó chính uỷ Quân khu 4, nói: "Chúng ta đã, đang thực sự sống trong cuộc chiến đấu giữa thời bình, không có tiếng súng nhưng máu của người lính vẫn đổ. Nhưng phía trước là nhân dân, người lính với mệnh lệnh từ trái tim, luôn sẵn sàng ở nơi nguy hiểm để giúp đỡ nhân dân".
Người thân khóc nghẹn trong lễ di quan.
Linh cữu liệt sĩ Lê Văn Quế (quê Thanh Hoá) được đưa lên xe về quê nhà.
Sáng nay hàng nghìn người dân địa phương và đồng đội đã đến viếng các liệt sĩ. Trong dòng người đi viếng, bà Trần Thị Vân, 73 tuổi, ngụ TP Đông Hà (Quảng Trị) bộc bạch: "Thương quá dù không phải con cái gì mình nhưng nước mắt cứ trào ra".
Đoàn xe đưa các quân nhân hy sinh rời TP Đông Hà về quê. Dọc đường đi, các cán bộ, chiến sĩ đứng hai bên đường đưa tay chào.
Người dân chắp tay, dõi theo đoàn xe đưa linh cữu của các quân nhân hi sinh trên đường Trường Chinh (TP Đông Hà), phía trước nhà tang lễ.
Người dân địa phương tay vẫy chào các liệt sĩ về đất mẹ.
Lúc 1h sáng 18/10, núi bất ngờ sạt lở, đổ xuống các gian nhà của Đoàn kinh tế quốc phòng 337 ở thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị); 5 người được cứu ra ngoài, 22 người bị vùi lấp gồm 4 sĩ quan, 10 quân nhân chuyên nghiệp và 8 chiến sĩ. Chiều 19/10, tất cả 22 người bị vùi lấp do lở núi được tìm thấy.
VPCP cùng cả nước hướng về miền Trung Chiều 20/10, tại Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, được sự ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP), đồng chí Trần Anh Tiến, Chủ tịch Công đoàn VPCP, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp đã trao số tiền hơn 400 triệu đồng đến Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam để ủng...