Nền tảng đô thị thông minh Hue-S được cá thể hóa đến từng nhóm người dùng
Với nền tảng đô thị thông minh Hue-S thế hệ mới, người dùng có thể lựa chọn để sử dụng các chức năng phù hợp cho từng nhóm đối tượng: Công dân, doanh nghiệp hay khách du lịch.
Mỗi ngày 1 người dân Huế dành 35 phút dùng Hue-S
Là ứng dụng di động được xây dựng theo hướng siêu ứng dụng, Hue-S được đưa vào vận hành thí điểm từ tháng 6/2018 và hoạt động chính thức vào tháng 5/2019. Ứng dụng này vừa triển khai các dịch vụ đô thị thông minh phục vụ người dân, doanh nghiệp vừa ứng dụng chính quyền số phục vụ công tác chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước của tỉnh.
Đến nay mô hình dịch vụ đô thị thông minh và nền tảng Hue-S đã trở thành niềm tự hào của Thừa Thiên Huế trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử và triển khai chuyển đổi số. Theo số liệu giám sát của Bộ TT&TT, Hue-S hiện đã có gần 800.000 lượt tải, tương đương 101,3% tổng số dân trên địa bàn tỉnh có sử dụng điện thoại di động thông minh với thời gian sử dụng trung bình 35 phút mỗi người/1 ngày. Tính riêng năm 2021, đã có hơn 17,4 triệu lượt truy cập. Hue-S cũng đã thu hút hơn 10 tập đoàn, doanh nghiệp và tổ chức tham gia tích hợp các dịch vụ.
Trong hơn 15 dịch vụ đang được cung cấp trên nền tảng Hue-S, phản ánh hiện trường là dịch vụ nổi bật chiếm khoảng 35% hoạt động trên nền tảng. Sau 3 năm triển khai dịch vụ này, đã có hơn 58.000 phản ánh với 226 đơn vị tham gia hệ thống được tiếp nhận. Số phản ánh đã được xử lý chiếm hơn 97% tỷ lệ hài lòng và chấp nhận chiếm hơn 80%. Thời gian xử lý các phản ánh của người dân rút ngắn từ 60 đến 70%, tiết kiệm kinh phí cho ngân sách nhà nước hơn 7,7 tỷ đồng tiền in giấy tờ, văn bản.
Theo đại diện Cục Chuyển đổi số quốc gia, việc làm sao để Hue-S thân thiện với người dùng là việc khó song đây là một bậc thang trưởng thành.
Ghi nhận và đánh giá cao những kết quả của tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc triển khai các dịch vụ đô thị thông minh qua nền tảng Hue-S, tuy nhiên ông Đỗ Công Anh, Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia thuộc Bộ TT&TT cho rằng nền tảng số này trong thời gian tới cần được tiếp tục phát triển để gần gũi, thân thiện hơn với người dùng.
Cụ thể, theo phân tích của ông Đỗ Công Anh, trong thời gian đầu, chỉ một số ít dịch vụ được cung cấp lên Hue-S, người dân thấy thuận tiện, dễ dùng. Tuy nhiên, theo dòng thời gian phát triển, các dịch vụ công, các tiện ích được cung cấp ngày càng nhiều, giao diện sẽ dần trở lên phức tạp, đôi khi rất khó sử dụng, rất khó tìm kiếm những dịch vụ mà người dùng mong muốn.
Video đang HOT
Trong khi đó mỗi người dân lại có những nhu cầu khác nhau. Vì thế, đại diện Cục Chuyển đổi số quốc gia khuyến nghị, Hue-S chỉ có thể trở nên thân thiện khi có thể cá nhân hóa với từng người, khi có thể gợi ý, hướng dẫn, hỗ trợ ngay khi người dân cần.
“Để Hue-S thân thiện hơn là một việc khó, nhưng nó là một bậc thang trưởng thành. Phải có dữ liệu, phải có trí tuệ nhân tạo, phải đầu tư nghiên cứu hành vi người dùng”, đại diện Cục Chuyển đổi số quốc gia nêu quan điểm.
Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Xuân Sơn cũng thừa nhận rằng quả thật sau hơn 3 năm phát triển, tính hợp nhiều dịch vụ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn chuyển đổi số, nền tảng Hue-S đôi lúc khiến người dân rơi vào tình trạng rối.
Nền tảng Hue-S sẽ được cá thể hóa đến từng người dân
Nhận thức rõ vấn đề trên, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định việc tái cấu trúc để nền tảng Hue-S đơn giản, thuận tiện hơn với người dùng là một nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Thực tế, việc này đã và đang được đơn vị quản lý vận hành Hue-S là Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai.
Theo ông Nguyễn Xuân Sơn, Hue-S được xác định là nền tảng số đặc thù thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian vừa qua, Sở TT&TT đã tổ chức tái cấu trúc lại một bước cơ bản nền tảng này.
Hiện giao diện nền tảng Hue-S được chia ra 5 khối ứng dụng rõ ràng để tiếp cận người dân đúng mục tiêu và đơn giản hơn, gồm khối truyền thông, nâng cao nhận thức, tạo kỹ năng số hướng tới xây dựng công dân số; khối các dịch vụ thúc đẩy phát triển kinh tế số; khối kết nối hình thành và phát triển xã hội số; khối xây dựng chính quyền số; và khối cá thể hóa người dùng.
“Chúng tôi tập trung vào các dịch vụ phục vụ cho người dân mà họ có thể tiếp cận nhanh nhất, đáp ứng yêu cầu nhất, hạn chế những dịch vụ mang tính chất liên kết, rườm rà, gây khó cho người dân”, ông Nguyễn Xuân Sơn chia sẻ.
Khi người dùng chọn vai trò là khách du lịch, giao diện Hue-S sẽ chỉ hiển thị các thông tin, ứng dụng cần thiết cho khách du lịch.
Đáng chú ý, để giải quyết tình trạng người dân bị rối khi nền tảng tích hợp và hiển thị nhiều ứng dụng trên giao diện, đơn vị vận hành Hue-S đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp hiển thị các ứng dụng cung cấp theo vai trò người dùng truy cập.
Hiện phiên bản mới của Hue-S đã cập nhật, có 3 nhóm đối tượng sử dụng gồm công dân, doanh nghiệp, khách du lịch. Khi người dùng chọn 1 nhóm, nền tảng chỉ hiển thị những chức năng cần thiết cho nhóm đối tượng đó. Chẳng hạn, khi chọn vai trò là khách du lịch thì toàn bộ hoạt động ứng dụng, thông tin cho người dùng sẽ chuyển đổi hẳn qua giao diện dành cho khách du lịch.
Thời gian tới, đội ngũ vận hành Hue-S sẽ triển khai cá nhân hóa đến từng người dùng, khi đó mỗi người dùng có thể lựa chọn hiển thị những dịch vụ mà mình quan tâm; nhận các thông tin, nội dung cảnh báo theo nhu cầu.
Đô thị thông minh không thể thiếu chiếu sáng thông minh
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi cho biết, đô thị thông minh phải hướng tới việc đặt con người là trung tâm và ánh sáng phải thay đổi để thích ứng với nhu cầu của con người.
Giải pháp quản lý chiếu sáng đô thị thông minh giúp tiết kiệm 40% năng lượngBộ Xây dựng đang lượng hóa các tiêu chí về đô thị thông minhMở cuộc thi trí tuệ nhân tạo cho đô thị thông minh
Đô thị thông minh không thể thiếu chiếu sáng thông minh
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, điện năng dành cho chiếu sáng ở Việt Nam đang chiếm khoảng 35% tổng năng lượng điện cung ứng, trong khi trên thế giới, lĩnh vực này chỉ chiếm 15-17%. Giải pháp tiết kiệm điện cho chiếu sáng vì thế trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Nếu áp dụng công nghệ vào chiếu sáng, Việt Nam sẽ giảm được lượng điện tiêu thụ đáng kể, có thể đạt với mức chuẩn của thế giới.
Theo thống kê của BKAV, văn phòng, nơi công cộng lắp đặt hệ thống thông minh tắt/mở tự động sẽ giúp tiết kiệm tới 40% tiền điện hàng tháng. Căn cứ kết quả nghiên cứu và nghiệm thu ở thành phố Trà Vinh năm 2017 của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nếu áp dụng hệ thống này trên quy mô toàn thành phố, chi phí tiết giảm được ít nhất là tương đương như trên. Mới đây, nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Bách khoa TP.HCM đã thử nghiệm hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh tại Khu đô thị Đại học Quốc gia ở Thủ Đức, đường nội đô Khu công nghệ cao TP.HCM. Kết quả thu được bước đầu là hết sức tích cực khi tiết kiệm từ 50-70% điện năng so với đèn thủy ngân cao áp, tùy theo phương án điều khiển.
Cho đến thời điểm này, chưa có con số cập nhật chi tiết về tổng số tiền chi cho chiếu sáng đô thị của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào con số của TP.HCM sẽ thấy Việt Nam có thể tiết kiệm được hàng nghìn tỷ đồng từ việc ứng dụng công nghệ. Theo số liệu của Sở GTVT TP.HCM năm 2017, điện năng cho chiếu sáng công cộng của TP.HCM lên tới 93 triệu kWh, tương đương với 180 tỷ đồng. Đây chỉ là số đèn chiếu sáng công cộng mà Sở GTVT quản lý. Nếu tính toàn bộ hệ thống chiếu sáng công cộng tại TP.HCM, con số này có thể gấp đôi.
Trong chiến lược phát triển đô thị thông minh định hướng đến năm 2030, TP.HCM hết sức quan tâm tới hệ thống chiếu sáng thông minh trong việc đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, tiết kiệm năng lượng.
Với hơn 170.000 bộ đèn chiếu sáng công cộng, chưa kể gần 200.000 bộ đèn chiếu sáng dân lập, việc chuyển sang sử dụng hoàn toàn đèn LED là ưu tiên hàng đầu hiện nay của thành phố. Bên cạnh đó, một trung tâm dữ liệu chuyên về chiếu sáng nhằm tập trung quản lý hệ thống đèn LED của thành phố theo từng điểm sáng, phân khu, cụm, khu vực bằng các lệnh bật/tắt, điều chỉnh độ sáng, màu sắc, phát hiện hỏng hóc, tình trạng bóng... cũng sẽ được hình thành.
Rõ ràng là khi áp dụng giải pháp công nghệ chiếu sáng thông minh có thể tiết kiệm cho thành phố đến hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Một số thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh... đang trong quá trình xây dựng, triển khai thành phố thông minh và ứng dụng công nghệ IoT vào quản lý chiếu sáng công cộng là một phần không thể thiếu của hạ tầng đô thị. Nhiều nước trên thế giới yêu cầu bắt buộc phải có chiếu sáng thông minh khi xây dựng hạ tầng đô thị. Trong khi đó, việc triển khai hệ thống chiếu sáng thông minh tại Việt Nam giờ mới bắt đầu.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi cho biết, chúng ta thường xuyên thấy những quãng đường hàng chục km rực sáng trong đêm kể cả khi không có phương tiện qua lại. Hệ thống chiếu sáng cũ đang gây nên sự lãng phí quá lớn, bởi nó không thể kiểm soát việc tiết kiệm điện năng. Nếu mỗi cột đèn chiếu sáng có công suất 150 - 200W sẽ gây lãng phí điện năng biết bao nhiêu?
"Rõ ràng chiếu sáng thông minh đem lại hiệu quả cho các đô thị, song những nhà quản lý đô thị có muốn làm hay không mà thôi. Để giải quyết vấn đề chiếu sáng thông minh phải có quy định cho các dự án đô thị mới. Thành phố thông minh không phải là cái gì to tát mà chính là từ câu chuyện nhỏ như bóng đèn thông minh.
Ông Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ thêm: "Đã xa rồi chiếu sáng chỉ là chiếu sáng để làm rõ vật thể, chiếu sáng thông minh là một giải pháp toàn diện hơn từ chất lượng nguồn sáng đến phương thức điều khiển thông minh. Giải pháp thông minh phải hướng tới việc đặt con người là trung tâm, con người nắm quyền điều khiển nguồn sáng, và ánh sáng phải thay đổi để thích ứng với nhu cầu của con người..."
Khi Viettel làm 'Đô thị thông minh' theo phong cách "Bespoke" Từ một 'tân binh' cung cấp các giải pháp về Đô thị thông minh, đến nay Viettel đã trở thành một thương hiệu được tin cậy hàng đầu trong lĩnh vực quan trọng này. Đồng hành cùng đối tác, cung cấp sản phẩm theo phong cách "Bespoke" cho từng đô thị thay vì các giải pháp "đồng phục"...được coi là những bí quyết...