Nền tảng của trường học an toàn
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó quy định rõ về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên, học sinh.
Lần đầu tiên những việc không được làm của từng thành viên trong nhà trường được đưa vào điều lệ, trở thành quy định bắt buộc, làm nền tảng xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc.
Xây dựng môi trường học đường an toàn, thân thiện được xác định là mục tiêu cốt lõi của Điều lệ trường học. Trong ảnh: Giáo viên trao đổi với học sinh trong thời gian nghỉ giữa giờ tại Trường Trung học cơ sở Lê Ngọc Hân (quận Hai Bà Trưng). Ảnh: Đỗ Tâm
Môi trường học đường chưa an toàn, hạnh phúc
Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, trong đó việc xây dựng trường, lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn được xác định là tiêu chí cốt lõi. Sau hơn 10 năm triển khai, phong trào đã tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức, hành vi của giáo viên, học sinh, phụ huynh với mục tiêu chung là xây dựng môi trường học đường an toàn và thân thiện… Phát huy tinh thần này, tháng 4-2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phát động phong trào xây dựng “ Trường học hạnh phúc”, trong đó nhấn mạnh vai trò của giáo viên trong việc tạo môi trường hạnh phúc để học sinh cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi tới trường.
Dù tiếp tục ghi nhận chuyển biến tích cực, song nhiều lúc, nhiều nơi vẫn còn xảy ra hiện tượng bạo lực học đường, khiến dư luận xã hội bức xúc. Sự việc nổi cộm mới xảy ra vào tháng 5-2020 là trường hợp một cô giáo ở Nam Định dùng thước đánh vào vai học sinh lớp 4 do em này viết chậm. Trước đó, vào tháng 3-2020, dư luận xã hội đã dậy sóng khi trên mạng xã hội xuất hiện clip học sinh nữ lớp 12 ở Thanh Hóa đánh bạn cùng trường. Hình phạt cho học sinh đánh bạn là buộc thôi học 1 năm; giáo viên chủ nhiệm của các học sinh liên quan nhận hình thức kỷ luật khiển trách… Đó chỉ là một vài trường hợp trong số khá nhiều vụ bạo lực học đường được phản ánh.
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ Lê Hồng Vũ cho rằng, để xảy ra các sự việc đáng tiếc trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự hạn chế về nhận thức của một bộ phận giáo viên về trách nhiệm, quyền hạn của mình. Còn bà Lê Thị Thu Ngà, phụ huynh học sinh Trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa) bày tỏ: “Áp dụng hình phạt, dù người mắc sai phạm là cô hay trò, là điều không ai mong muốn. Cần có giải pháp căn cơ nhằm xây dựng kỷ cương, nền nếp trường học thân thiện, an toàn để học sinh – dù trình độ, nhận thức khác nhau, đều vui vẻ, hạnh phúc khi tới trường”.
Video đang HOT
Xây dựng mối quan hệ thân thiện
Tiết học lịch sử lớp 9, của học sinh Trường Trung học cơ sở Quảng An (quận Tây Hồ). Ảnh: Nguyễn Quang
Một trong những giải pháp bền vững góp phần xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai là xây dựng các chuẩn mực về giao tiếp, ứng xử và các quy định về kỷ cương trường học. Điều này thể hiện rõ trong dự thảo Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học vừa được công bố. Đáng chú ý là quy định các hành vi giáo viên không được làm, như: Xúc phạm nhân phẩm, thân thể học sinh và đồng nghiệp; gian lận trong kiểm tra, đánh giá học sinh; ép buộc học sinh học thêm để thu tiền… Dự thảo cũng quy định những hành vi học sinh không được làm, gồm: Gian lận trong học tập; đánh nhau; sử dụng rượu, bia, thuốc lá…
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội cho rằng, việc đưa cụ thể các hành vi giáo viên, học sinh không được làm vào Điều lệ trường học là cần thiết để mỗi thành viên xác định được đâu là giới hạn cuối cùng. “Tôi tán thành việc đổi mới quy định kỷ luật học sinh theo hướng động viên, khích lệ; tăng cường áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực, như nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ, có ý thức tự giác khắc phục khuyết điểm…”, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm nói.
Liên quan đến vấn đề kỷ luật học sinh, em Trần Nam Anh, học sinh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi (quận Ba Đình) chia sẻ: “Em rất mừng khi biết tin sắp tới có thể sẽ không còn hình thức phê bình học sinh trước lớp, trước trường và cảnh cáo ghi vào học bạ như hiện nay. Khi trót mắc lỗi, chúng em mong muốn được lắng nghe, giúp đỡ nhiều hơn là bị bêu tên”.
Theo cô giáo Trần Thị Thúy Hà, Trường Tiểu học Bát Tràng (huyện Gia Lâm) – tác giả của mô hình “Lớp học yêu thương” với tinh thần khơi gợi sự hứng thú, khích lệ học sinh chủ động mở lòng, vấn đề cốt lõi trong giáo dục học sinh, tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa cô và trò là sự lắng nghe, chia sẻ và đồng hành, chứ không phải là áp đặt.
Về phần mình, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phúc Thọ Kiều Trọng Sỹ cho rằng, việc đưa những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên, học sinh vào Điều lệ trường học đồng nghĩa với việc đây là quy định bắt buộc của từng nhà trường, chứ không chỉ dừng lại ở việc hưởng ứng phong trào như giai đoạn trước. Để triển khai hiệu quả Điều lệ trường học, nhất là trong ứng xử, thực hiện kỷ luật học sinh, giáo viên không nên quá cứng nhắc và cần lưu ý tới vai trò nêu gương.
Đề cập đến vấn đề xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Trần Thị Thu Hà cho biết, mỗi nơi chọn những điểm nhấn khác nhau để tạo đà phát triển, song đều hướng tới mục tiêu: Cơ sở vật chất trường, lớp được giữ gìn xanh, sạch, đẹp, an toàn hơn; mối quan hệ giữa thầy và trò gần gũi, thân thiện hơn. Ngành Giáo dục Hà Nội đang nỗ lực bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo có chuyên môn giỏi, phẩm chất tốt, phong cách đẹp, làm tấm gương sáng cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Huế: Khánh thành trường song ngữ quốc tế UKA đầu tiên
Sau 1 năm thi công hoàn thiện, Trường Song ngữ Quốc tế Học viện Anh Quốc UK Academy (UKA), cơ sở Huế vừa chính thức khánh thành và đi vào hoạt động.
Chương trình được vinh dự đón tiếp Ông Nguyễn Thái Sơn - Ủy viên thường vụ, Trưởng ban tuyên giáo Tỉnh Thừa Thiên Huế, Ông Nguyễn Văn Phương - Ủy viên thường vụ, Phó chủ tịch UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, đại diện lãnh đạo các sở, ngành tại địa phương, đại diện Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng.
Giao thoa làn sóng giáo dục Đông - Tây
Được xây dựng trên khuôn viên rộng 35.000m2, UKA Huế trang bị đầy đủ hệ thống các lớp học và phòng học chức năng chuyên biệt, hệ thống sân cỏ nhân tạo chuẩn FIFA, hồ bơi đạt chuẩn thi đấu quốc tế và nhà thi đấu đa năng. Với sức chứa và công suất hoạt động cho 1.700 học sinh, UKA đảm bảo chất lượng đào tạo cho học sinh các khối lớp từ Mầm non đến lớp 12.
UK Academy là hệ thống trường liên cấp Mầm non lên đến Trung học Phổ thông duy nhất hiện nay tại Huế. Với lộ trình học tập xuyên suốt, đảm bảo mang đến cho học sinh điều kiện tốt nhất trong việc học tập, rèn luyện, phát triển bền vững và toàn diện, UKA hội tụ 9 chương trình học: Chương trình tiếng Anh Cambridge; Chương trình của Bộ GD&ĐT Việt Nam; Chương trình Dự bị Đại học Anh Quốc NCUK; Chương trình Giá trị sống - Kỹ năng sống; Chương trình Âm nhạc LCM; Chương trình Kiến tạo doanh nhân trẻ (JA); Chương trình STEM Robotics, Chương trình Ngoại khóa kết hợp Chương trình Phát triển thể chất tối ưu nhằm cung cấp cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện, từ học vấn, kỹ năng đến thể chất.
Đại diện ban lãnh đạo NHG và UKA Huế thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành, đánh dấu bước ngoặc UKA Huế chính thức đi vào hoạt động
Điểm nổi bật trong kiến trúc tại UKA Huế là kiểu kiến trúc bản địa đặc trưng với nét trầm tư của kinh thành, pha lẫn màu sắc của kiến trúc hiện đại phương Tây cùng hệ thống cây xanh trong khuôn viên nhà trường tạo nên không gian học tập thân thiện, trong lành, tiện nghi cho học sinh.
Ngoài các chương trình học tích hợp giữa giáo dục truyền thống cốt lõi của dân tộc và các phương pháp giảng dạy tiên tiến, UKA đẩy mạnh chương trình tiếng Anh Cambridge và chương trình STEM Robotics, tạo tiền đề vững chắc cho học sinh trong việc du học trong tương lai.
Giáo dục 4.0 - Từ khát vọng đến hành động
Đặc biệt trong khuôn khổ Lễ khánh thành, UK Academy Huế có tổ chức hội thảo Khoa học "Giáo dục hiện đại thời 4.0" - chủ đề "From Ambition to Action" (Từ Khát vọng đến Hành động) do TS. Đỗ Mạnh Cường, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG) và PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn - Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM đồng chủ trì.
Hội thảo được tổ chức với mong muốn cùng các trường bạn trên địa bàn và các cấp quản lý giáo dục tại Thừa Thiên Huế chia sẻ và gợi mở các vấn đề, giải pháp thực tiễn để giáo dục của tỉnh nhà phát triển bền vững, nâng cao nền tảng quản lý và thực thi dựa trên công nghệ hiện đại trước những thách thức và biến động của dịch bệnh, thời tiết, nhu cầu của người học và xu hướng phát triển của xã hội.
Ca khúc "Shine Your Light" - Bài hát truyền thống của Hệ thống UK Academy được trình bày bởi những học sinh đầu tiên của UKA Huế
Với những gì đã và đang làm được, UK Academy sẽ là một làn gió mới góp sức vào sự phát triển giáo dục địa phương, xây dựng môi trường học tập hiện đại cho các em học sinh nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống, đồng thời kiến tạo nên những thế hệ Nhân bản, hoàn thiện trong đời sống toàn cầu.
UKA tự hào là trường song ngữ quốc tế hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á với chương trình học được xây dựng trên triết lý giáo dục Nhân bản. UKA đã có mặt tại 5 thành phố và tỉnh thành trong cả nước: UKA Bình Thạnh, UKA Bà Rịa, UKA Hạ Long, UKA Quảng Ngãi, (nằm trong Thành phố Giáo dục Quốc tế - IEC Quảng Ngãi) và UKA Huế - vùng đất Cố đô nức danh bởi truyền thống hiếu học ngàn đời nay.
Có 1 ngôi trường xanh mướt như resort nằm giữa trung tâm TP Cảng Khi phải chặt bỏ gốc cây phượng lâu năm để đảm bảo an toàn cho học sinh, thầy Trần Đức Ngọc - hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn (Cát Bi - Hải An - Hải Phòng) đã chia sẻ: "Thầy trò đều tiếc lắm nhưng vì an toàn cho học sinh nên vẫn phải làm". Đến với thành phố Hải Phòng, có...