Nên mạnh dạn bỏ kỳ thi quốc gia!
Các chuyên gia cho rằng nên bỏ kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2017 và thay hình thức thi tốt nghiệp bằng xét tốt nghiệp.
Để chuẩn bị cho công tác thi, tuyển sinh năm 2017, từ giữa tháng 7/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các sở GD&ĐT, các ĐH, học viện, trường ĐH đề xuất phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ nhằm giảm áp lực, tốn kém cho xã hội, bảo đảm độ tin cậy, trung thực.
Một kỳ thi có đạt 2 mục đích?
Theo Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga, hiện bộ nhận được nhiều ý kiến băn khoăn, phổ biến nhất là liệu có thể đạt 2 mục đích một cách trọn vẹn với một kỳ thi như hiện nay vì yêu cầu của xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ khác nhau?
Trên thực tế, khoảng 60-70 trường ĐH có tính cạnh tranh cao trong tổng số gần 450 trường ĐH, CĐ. Vì vậy, có cần thiết tổ chức thi chung để phục vụ tuyển sinh cho tất cả các trường? Có nên tiếp tục tổ chức thi theo kiểu truyền thống như hiện nay hay chuyển sang phương thức thi hiện đại hơn theo hướng tiếp cận đánh giá năng lực của thí sinh với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin?
Học sinh TP HCM thi THPT quốc gia 2016. Ảnh: Người Lao Động.
Góp ý cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2017, GS.TSKH Bành Tiến Long, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ GD&ĐT, cho rằng, nên đưa kỳ thi tốt nghiệp THPT về địa phương. Điều này vừa đúng chức năng nhiệm vụ của các sở GD&ĐT (làm công tác quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông thống nhất từ năm đầu cấp đến năm cuối cấp), lại khả thi và nhẹ nhàng cho học sinh, gia đình, cho cả bộ và địa phương. Quy chế thi tốt nghiệp để xét cấp bằng tốt nghiệp nên kết hợp cả kết quả của kỳ thi và kết quả đánh giá thường xuyên của lớp 12.
“Điều này buộc học sinh phải cố gắng học tập liên tục, lãnh đạo nhà trường, thầy cô giáo có trách nhiệm cao và tự chịu trách nhiệm của mình trong giáo dục” – GS Long nói.
Video đang HOT
GS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng ĐH Thương mại, cho rằng nên mạnh dạn bỏ kỳ thi THPT quốc gia. Thay vì tổ chức thi tốt nghiệp, sẽ là hình thức xét tốt nghiệp.
Nói thêm về quan điểm bỏ kỳ thi THPT quốc gia của mình, ông Sơn cho rằng, việc xét tốt nghiệp là căn cứ vào cả quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Về lý sẽ chính xác hơn, toàn diện và khoa học hơn. Tất nhiên, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phải khách quan, công bằng.
Phương án tuyển sinh là của các trường
Liên quan việc tuyển sinh của các trường ĐH, ông Long cho rằng, để các trường được tự chủ tuyển sinh là đúng Luật Giáo dục. Theo chuyên gia này, phương án tuyển sinh bằng kỳ thi đánh giá năng lực như ĐHQG Hà Nội triển khai vừa qua cũng là một mô hình tốt, sau một khóa tốt nghiệp cần có tổng kết, rút kinh nghiệm.
Tuy nhiên, cách lựa chọn phương cách tuyển sinh phụ thuộc vào sứ mạng và mục tiêu của từng trường, phát triển trường theo định hướng nghiên cứu hay theo định hướng ứng dụng. Nếu tuyển sinh cho đào tạo ngành kỹ thuật, công nghệ hoặc các ngành nghề đặc thù hoặc các ngành nghề khác thì có thể chọn cách thi khác.
Tuy nhiên, dù theo phương cách nào thì vẫn phải thi và vẫn phải quy định cứng các môn thi công cụ Toán, Văn, Ngoại ngữ vì 3 môn này đánh giá chính xác nhất năng lực của thí sinh, đồng thời là công cụ suốt cho cả quá trình lao động với tư duy sáng tạo sau này.
“Nếu Bộ GD&ĐT chuẩn bị đủ và chất lượng ngân hàng đề thi hoặc giao cho một số trung tâm làm ngân hàng đề thi theo chuẩn mực quy định thì công tác tuyển sinh hoàn toàn giao cho các trường” – ông Long cho hay.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho hay, đến thời điểm này, bộ đã nhận được văn bản của các sở GD&ĐT, các trường ĐH, CĐ đề xuất phương án thi/xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy cho năm 2017 và những năm tiếp theo.
Thống kê sơ bộ, nhiều sở GD&ĐT muốn được chủ động tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT. Trong khi đó, các trường ĐH muốn được tự chủ trong tuyển sinh vào trường mình. Bộ đã thành lập tổ công tác để nghiên cứu, đánh giá, xây dựng phương án tối ưu nhất và sẽ sớm công bố vào đầu năm học tới.
Bỏ thi sẽ tiết kiệm số tiền khổng lồ
Theo GS Đinh Văn Sơn, không nên lấy lý do vì những tồn tại trong giáo dục phổ thông để níu kéo một việc không cần thiết phải duy trì. Trên thế giới hiện nay, nhiều quốc gia không tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Thêm vào đó, thực tiễn hiện nay với tấm bằng tốt nghiệp THPT chỉ là điều kiện cần để các thí sinh được dự thi, dự tuyển vào các trường ĐH, CĐ mà thôi.
Các trường tổ chức thi tuyển không quan tâm tới hạng bằng tốt nghiệp THPT của thí sinh. Chưa hết, nếu bỏ thi kỳ thi THPT quốc gia thì hàng năm, chúng ta sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí xã hội với số tiền khổng lồ. Kết quả cuối cùng sẽ vẫn là tốt nghiệp 98%, 99% thậm chí 100% như thi tốt nghiệp hiện nay.
Theo Yến Anh/Người Lao Động
Cụm thi tốt nghiệp điểm cao: Lại là bệnh thành tích?
Cụm thi tốt nghiệp tại nhiều địa phương có điểm cao hơn cụm thi do các trường đại học chủ trì ở cùng địa phương.
Trước thông tin cụm thi tốt nghiệp do Sở GD&ĐT ở một vài tỉnh, thành tổ chức trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 có điểm thi cao hơn cụm thi đại học tại cùng địa phương, nhiều người đặt ra câu hỏi: Liệu kết quả này có thực sự đáng tin? Làm sao để hạn chế mối nghi ngại này?
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay, điểm thi một số môn, đặc biệt là các môn tự luận tại nhiều cụm thi tốt nghiệp ở một vài tỉnh như Sơn La, Quảng Ninh, Bình Định, Quảng Nam... cao hơn điểm thi tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì ở cùng địa phương. Bên cạnh đó, số thí sinh bị điểm liệt tại các cụm tốt nghiệp này cũng rất ít.
Các ý kiến đề xuất nên bỏ sự phân biệt giữa cụm thi tốt nghiệp với cụm thi đại học.
Năm 2015, tại khu vực phía Nam cũng đã xuất hiện trường hợp nhiều cụm thi địa phương có sự chênh lệch rất lớn về vị trí trong bảng xếp loại tốt nghiệp với bảng xếp loại chung.
Lý giải thực trạng này, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM - nhận định, rất có thể đã có sự nương tay trong quá trình coi và chấm thi tại một số cụm thi tốt nghiệp: "Không quy kết nhưng tôi thấy hiện nay đa phần các cụm thi tốt nghiệp tổ chức coi thi và chấm thi nhẹ nhàng hơn so với các cụm thi để xét tuyển vào đại học. Chính vì vậy nó mang tính bệnh hình thức, bệnh thành tích nhiều, không phản ánh được đúng thực chất".
Theo Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh - phó giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Việt Nam, trước sự chênh lệch này, việc mọi người nghi ngờ về tính minh bạch trong thi cử là chính đáng vì trong điều kiện hiện nay, không ít địa phương vẫn còn bệnh thành tích.
Thế nhưng, mọi người chỉ có quyền nghi ngờ nhưng vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận. Muốn kết luận được vấn đề cần phải có số liệu khách quan như băng hình trích xuất từ camera tại các phòng thi, hoặc số liệu từ các chuyên gia độc lập...
Cụ thể, các ý kiến đề xuất nên bỏ sự phân biệt giữa cụm thi tốt nghiệp với cụm thi đại học như hiện nay và tiến hành phân quá trình thi cử thành 2 công đoạn. Công đoạn tốt nghiệp dành cho toàn bộ học sinh sau khi hoàn thành chương trình trung học phổ thông tại mỗi địa phương. Công đoạn thi đại học, cao đẳng dành cho những thí sinh có nguyện vọng vào đại học, cao đẳng.
Tiến sĩ Trần Đình Lý - trưởng phòng Đào tạo ĐH Nông Lâm TP HCM - nói: "Việc tốt nghiệp trung học phổ thông nên giao cho Sở GD&ĐT và trường học tại các địa phương. Và các địa phương phải chịu trách nhiệm cả quá trình từ dạy học đến tốt nghiệp. Còn việc thi vào các trường đại học, cao đẳng thì nên để các trường đại học, cao đẳng tự chủ, tự chịu trách nhiệm".
Việc bỏ hay duy trì cụm thi tốt nghiệp trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 hiện chưa được bàn tới. Vì thế, trong kỳ thi năm nay, dư luận vẫn tiếp tục đặt câu hỏi về tính khách quan của các cụm thi này.
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh cho rằng, để hạn chế sự nghi ngờ trong dư luận, điều Bộ GD&ĐT cần làm là sớm công khai đầy đủ các số liệu độc lập để các bên liên quan thuận lợi trong việc kiểm tra, đối sánh: "Tất cả các số liệu thi cử không được xem như là sở hữu của ngành giáo dục hay của các Sở GD&ĐT mà phải thành số liệu công khai.
Hiện nay, tôi thấy chỉ báo cáo kết quả cuối cùng. Còn việc để làm sao cho ra kết quả đó như coi thi có tốt không, làm sao kiểm tra... thì không có. Mình là người làm và cũng là người báo cáo thông tin thì không thể khách quan".
Vì chưa thực sự an tâm với chất lượng của các cụm thi tốt nghiệp nên không ít đại diện các trường đại học tại TP HCM cho rằng, kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2017, Bộ GD&ĐT cần có sự điều chỉnh trong việc tổ chức các cụm thi
Theo Mỹ Dung/VOV
Phát hiện tài liệu dán dưới nắp đậy bình nước bồn cầu Sáng 3/7, cụm thi tỉnh Bình Thuận ghi nhận hai thí sinh bị ngộ độc thực phẩm, một em bị tai nạn giao thông. Giám sát các điểm thi phát hiện tài liệu được giấu trong nhà vệ sinh. Kết thúc môn thi Địa lý sáng nay, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM, Phó ban chỉ...