Nên làm ‘chuyện ấy’ lần đầu tiên năm bao nhiêu tuổi là tốt nhất cho nam và nữ?
Chuyện chăn gối là nhu cầu tự nhiên của con người, nhưng độ tuổi nào là tốt nhất để làm “lần đầu tiên”?
Để nói chính xác độ tuổi nên gần gũi lần đầu rất khó để đưa ra một con số cụ thể. Đối với mỗi cá nhân sẽ có những quan điểm, những chuẩn mực riêng để thực hiện gần gũi đầu tiên một cách phù hợp với bản thân mình. Tuy nhiên, sẽ có những điểm chung không thể thay đổi.
Bài viết này sẽ phân tích về những yếu tố nhằm giúp các bạn đưa ra câu trả lời phù hợp cho bản thân mình: Nên làm việc đó lần đầu vào độ tuổi nào là hợp lý?
Khi đã phát triển hoàn thiện về thể chất
Dưới góc độ sức khỏe sinh sản, bác sĩ Lê Thị Kim Dung cho biết, không nên làm việc đó trước tuổi 20 đối với nam và trước 18 tuổi đối với nữ. Vì ở tuổi này, các em chưa hoàn thiện về thể chất và cũng không có sự chuẩn bị về tâm lý, kiến thức nên khó tránh khỏi những hậu quả đáng tiếc.
Đối với con trai từ 10-19 tuổi sẽ trải qua các bước phát triển về bộ máy sinh sản. Các bạn nam thường x.uất t.inh lần đầu ở độ tuổi 13-15 tuổi và xảy ra ban đêm khi đang ngủ (hay còn gọi là mộng tinh). Còn ở nữ, từ 9-14 tuổi, bắt đầu có kinh nguyệt. Ở tuổi này, cả nam, nữ đều chưa hoàn thiện về mặt cơ thể. Do đó, độ tuổi thích hợp là 20 tuổi đối với nam giới, 18 tuổi đối với nữ giới. Đây là giai đoạn cơ thể hoàn chỉnh về giải phẫu cũng như tâm sinh lý.
Khi đã sẵn sàng về tâm lý
Dưới góc độ tâm lý, TS. Vũ Thu Hương – Chuyên gia Tâm lý Kỹ năng sống, cho biết, tuổi phù hợp cho việc gần gũi là độ tuổi được phép kết hôn theo pháp luật Việt Nam quy định: nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi. Lúc này bạn trẻ có đủ năng lực về nhận thức, sự ổn định về tâm lý và xã hội.
Việc quan hệ ở độ tuổi quá trẻ khiến các em rơi vào trạng thái lo sợ do thường xuyên phải giấu giếm, căng thẳng. Khi mắc các bệnh lây nhiễm, do ngại chia sẻ, đa số bệnh nhân không được chữa trị kịp thời và khiến tình trạng tăng nặng hoặc gặp các biến chứng nguy hiểm khi nhập viện.
Khi đủ chắc chắn đó là tình yêu
Theo TS. Vũ Thu Hương, bạn chỉ nên gần gũi lần đầu tiên khi bạn chắc chắn đó là tình yêu mà không phải là sự ngộ nhận tình yêu.
Tuổi dậy thì có những thay đổi về tâm sinh lý, xuất hiện những rung động đầu đời. Những rung động này có thể đến và đi rất nhanh. Tuy nhiên, các em dễ ngộ nhận đó là mối tình đầu nên đã làm chuyện đó và dẫn tới hậu quả không mong muốn.
Video đang HOT
Tốt nhất, ở lứa tuổi dậy thì, các bạn chỉ nên duy trì tình bạn thân thiết với nhau, giữ gìn tình bạn trọng sáng, cùng giúp nhau học tập. Sau 18 tuổi, khi đã trưởng thành về mọi mặt, chúng ta có đầy đủ kiến thức nhất định về giới tính thì khi đó sẽ tự tin bước vào một mối quan hệ tình yêu.
Khi đã có công việc và tự chủ khả năng tài chính
Tuổi dậy thì chưa có khả năng tự chủ về bản thân và tự chủ về tài chính.
Tự chủ bản thân là khi các bạn trẻ suy nghĩ đủ chín chắn để tự chịu trách nhiệm đối với hành vi của bản thân. Ở độ tuổi mới lớn, khi đã gần gũi, liệu bạn có đủ bản lĩnh để vượt qua tất cả nếu một ngày bỗng nhiên người bạn trao thân bỏ bạn bơ vơ?
Khả năng tài chính rất liên quan tới thời điểm gần gũi lần đầu tiên. Khi bạn tự chủ, không bị phụ thuộc tài chính thì bạn có thể tự chịu trách nhiệm với chính mình. Trong trường hợp, nếu không may bị nhiễm bệnh xã hội thì lúc đó bạn hoàn toàn có khả năng chi trả để chữa bệnh cho mình mà không phải xin bất cứ ai.
Khi thực sự thoải mái, không phải chịu bất cứ áp lực xã hội nào
Nếu bạn đã yêu và quan hệ ở tuổi còn quá sớm, bạn sẽ phải chịu những áp lực từ xã hội xung quanh như: họ hàng, bạn bè, làng xóm…. Khi đã trưởng thành, đủ độ chín chắn, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn và tự tin trong việc chọn bạn đời của mình sau này.
Phụ nữ muốn "ly hôn thành công", hãy tự đặt cho mình 3 câu hỏi này, làm tốt câu 3 chồng cũ sẽ nể bạn bội phần!
Áp lực xã hội, áp lực gia đình, áp lực sinh tồn, tất cả các loại áp lực sẽ đến, chúng ta phải giữ bình tĩnh và cân nhắc thực tế.
Một cô vợ tâm sự trên MXH: "Chúng tôi đã bên nhau 18 năm và anh ấy chưa bao giờ tạo cho tôi bất ngờ. Đôi khi anh ấy thậm chí không nhớ ngày sinh nhật của tôi. Anh ấy không bao giờ quan tâm đến tôi và điều đó khiến tôi cảm thấy bất lực.
Khi tôi ốm và nằm viện, anh ấy cũng không ở bên tôi. Nhìn những bệnh nhân cùng khoa được chồng chăm sóc, hỏi han mà tôi chạnh lòng. Chúng tôi rất thoải mái về kinh tế nhưng tôi lại mệt mỏi về tinh thần.
Trong hơn một thập kỷ, tôi luôn 1 mình đối mặt với mọi thứ. Nhiều lúc tôi đã tự hỏi rốt cuộc anh ấy có vai trò gì trong gia đình này? Tôi rất muốn ly hôn nhưng nhìn 2 đứa con khôn lớn tôi lại không nỡ. Chúng vẫn yêu và tôn trọng cha chúng".
Ảnh minh họa
Phụ nữ thường quan niệm, hôn nhân lần đầu là mật ngọt nhưng lần thứ hai là thạch tín. Thế nên họ thà chịu đựng còn hơn là bỏ chồng.
Nhưng đôi giày trên chân bạn, vừa vặn hay không chỉ có bạn biết. Mọi người đều đấu tranh rất lâu về việc có nên thay một đôi giày hay không. Vậy đứng trước bất hạnh, bạn có lựa chọn thế nào?
Nếu bạn đang nghĩ đến việc ly hôn ngay bây giờ, hãy tự hỏi mình "ba câu hỏi":
Câu hỏi đầu tiên: Tôi có còn yêu anh ấy không?
Phụ nữ dễ xúc động, dễ mủi lòng hơn đàn ông. Ngay cả trong một cuộc hôn nhân hết date, chỉ cần tình yêu vẫn còn, họ sẽ không ngừng hi vọng, tự huyễn hoặc mình rằng đối phương sẽ thay đổi.
Nếu còn yêu và trong trường hợp người chồng ấy vẫn còn "giá trị sử dụng" hãy gạt bỏ cái tôi sang 1 bên, vì gia đình mà sửa chữa 1 lần nữa. Để cho anh ấy thấy rằng, bạn chấp nhận tha thứ, cho anh ta cơ hội là vì bạn còn yêu anh ta chứ không phải 1 lý do thực dụng nào khác.
Thế nhưng, phụ nữ luôn phải cân bằng giữa lý trí và con tim. Phải chấp nhận 1 điều, khi con người và tình cảm của anh ta đã mục nát, không thể cứu vãn thì 1 mình bạn cố gắng cũng không có tác dụng gì.
Câu hỏi thứ hai: Tôi sẽ tốt hơn nếu không có anh ấy?
Yêu nhau là chuyện của hai người, có giận hờn đôi chút hay phải chia tay cũng vẫn là chuyện riêng của 2 người. Nhưng hôn nhân phức tạp hơn nhiều. Hôn nhân là chuyện của cả hai gia đình.
Gạt yếu tố bố mẹ sang một bên, bạn hãy bình tĩnh lại và tự hỏi bản thân, liệu mình có cuộc sống tốt hơn sau khi rời xa anh ấy không?
Một khi phụ nữ đã có gia đình, cô ấy sẽ coi đó như một nơi an toàn và thoải mái cho mình. Chúng tôi đã quen với sự bảo vệ mà vùng an toàn của chúng tôi mang lại, ngay cả khi anh ấy đối xử tệ với tôi nó vẫn hơn là ra đi tay trắng.
Ví dụ giữa 2 người có nhiều tài sản chung thì tất nhiên ly hôn sẽ khá phức tạp. Chỉ cần 1 ngày bạn còn là vợ hợp pháp của anh ta, bạn vẫn được sở hữu những tài sản ấy.
Nếu bạn ly hôn, điều đó có nghĩa là vùng an toàn của bạn đã bị phá vỡ và bạn phải quay lại một hoàn cảnh sống có thể thiếu thốn hơn - làm mẹ đơn thân.
Áp lực xã hội, áp lực gia đình, áp lực sinh tồn, tất cả các loại áp lực sẽ đến, chúng ta phải giữ bình tĩnh và cân nhắc thực tế.
Ảnh minh họa
Câu hỏi thứ ba: Tôi có thể tự nuôi mình và chăm sóc con sau khi ly hôn không?
Phụ nữ độc lập về tài chính ít phụ thuộc vào hôn nhân hơn. Đa số họ sẽ lựa chọn ly hôn nếu cảm thấy không vui và không hạnh phúc.
Điều cần nhấn mạnh ở đây là phụ nữ không độc lập về tài chính hoặc phụ thuộc hoàn toàn kinh tế vào chồng mình.
Khi nghĩ đến ly hôn vì không thể cố gắng nổi nữa, bạn cần tự hỏi mình, liệu bạn có thể nuôi sống bản thân và con cái khi không có người đàn ông này?
Bạn đã sẵn sàng lao ra ngoài xã hội, gồng gánh cả 2 vai trò làm cha, làm mẹ? Bất kể có khó khăn hay thử thách gì bạn vẫn phải đối mặt, bạn có thể tự mình giải quyết được không?
Cuộc sống thực không phải là những bộ phim và chương trình truyền hình. Sau khi ly hôn, không phải lúc nào may mắn cũng mỉm cười với bạn.
Thông thường, bạn chỉ có chính mình và không có gì khác ngoài tấm lưng cô đơn đang vì những đứa con thân yêu mà gánh cả thế giới.
Nếu bạn sẵn sàng làm tất cả thì "Chỉ cần tôi rời xa người đàn ông này, tôi có thể hạnh phúc hơn về thể xác và tinh thần. Ngay cả khi không tìm được người phù hợp cho phần đời còn lại, tôi vẫn sẵn lòng làm điều đó.
Tôi sẵn sàng đối mặt với khó khăn tài chính trong một thời gian dài, ngay cả khi tôi phải khổ sở và vất vả".
Nếu đúng như vậy chứng tỏ bạn đang làm rất tốt công việc xây dựng tâm lý khi ly hôn. Hãy chuẩn bị 1 hành trang vững chắc cho công cuộc làm lại từ đầu này, đừng bao giờ nóng vội.
Tiêu chí mua xe ô tô của người Việt Mẫu xe, hãng xe phổ cập, chất lượng lâu bền và đặc biệt là mức giá cả phù hợp với mức thu nhập và khả năng chi trả của đại bộ phận người Việt là những tiêu chí chọn xe của người Việt. Thương hiệu Người dùng thường có xu hướng lựa chọn những thương hiệu uy tín, lâu năm như Huyndai, Toyota...