Nền kinh tế toàn cầu trượt dốc tồi tệ nhất kể từ năm 2009 vì Covid-19
Các chuyên gia dự báo nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào thời kỳ tồi tệ nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 vì dịch virus corona chủng mới (Covid-19).
Theo Bloomberg, vài tuần trước nhiều nhà kinh tế Trung Quốc và quốc tế còn lạc quan nhận định nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ phục hồi mạnh mẽ sau khi dịch Covid-19 bị kiềm chế.
Tuy nhiên, sự lạc quan đang dần tan biến khi hàng trăm nghìn nhà máy ở Trung Quốc vẫn im lìm, hàng chục triệu công nhân nước này chôn chân tại nhà, các chuỗi cung ứng bị cắt đứt, du lịch và thương lại tê liệt. Tình hình càng nghiêm trọng hơn khi dịch Covid-19 lan tới châu Âu và Mỹ.
Ngày 27/2, nhóm chuyên gia thuộc Bank of America Corp dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm nay sẽ chỉ đạt 2,8%, mức yếu nhất kể từ năm 2009. Họ cho biết nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm nhất trong vòng 4 năm qua.
Hàng loạt nhà máy ở Trung Quốc vẫn đang trong tình trạng tê liệt vì dịch virus corona chủng mới. Ảnh: Getty Images.
Video đang HOT
“Nguy cơ kinh tế trượt dốc là rất lớn”, nhà kinh tế Ethan Harris của Bank of America cho biết. “Dự báo của chúng tôi còn chưa tính đến khả năng dịch Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu, làm tê liệt mọi hoạt động kinh tế ở các thành phố lớn”.
Bức tranh Bank of America đưa ra ảm đạm hơn nhiều so với những gì Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố cuối tuần trước. Khi đó, IMF lạc quan nhận định tăng trưởng GDP toàn cầu chỉ giảm 0,1% vì dịch virus corona chủng mới và sẽ chạm mốc 3,3% trong năm nay.
Tuy nhiên, nguồn tin Bloomberg cho biết IMF đang đánh giá lại tác động của dịch bệnh và sẽ công bố trong các cuộc họp vào giữa tháng 4 tới.
Vài ngày qua, dịch Covid-19 liên tục khiến thị trường chứng khoán Mỹ và toàn cầu chao đảo. Trong phiên giao dịch ngày 27/2, chỉ số S&P 500 và Dow Jones sụt 4,4%, Nasdaq 4,6%. Nhiều công ty đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ doanh thu sụt giảm, trong đó có Apple, Standard Chartered, HSBC…
“Công xưởng thế giới” Trung Quốc vẫn đang lao đao vì dịch Covid-19. Bloomberg Economics ước tính nền kinh tế Trung Quốc mới chỉ vận hàng ở mức 60-70% trong tuần này, tăng so với mức 50-60% của tuần trước.
Năm 2007, Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính một dịch cúm quy mô nhẹ có thể lấy đi 0,7% GDP toàn cầu. Ngược lại, đại dịch nghiêm trọng sẽ làm bay hơi 4,8% GDP toàn cầu.
“Nếu tính theo giá đồng USD năm 2020, tổn thất sẽ dao động từ 630 tỷ USD cho đến 4.300 tỷ USD. Nói cách khác, đó là sự khác biệt giữa sự tổn thất gây đau đớn nhưng vẫn chịu đựng được với một cuộc suy thoái toàn cầu”, nhà kinh tế Tom Orlik của Bloomberg Economics cho biết.
Theo Zing.vn
Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thoả thuận thương mại giai đoạn 1, chứng khoán Mỹ đóng cửa phiên ở mức đỉnh kỷ lục
Kết thúc phiên 13/12, chứng khoán Mỹ hầu như không có thay đổi khi Mỹ và Trung Quốc thống nhất về thoả thuận thương mại giai đoạn 1, khép lại 1 tuần có đà tăng vững chắc.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones chỉ tăng 3,33 điểm lên 28.135,38 điểm. S&P 500 đóng cửa phiên gần như đi ngang, với 3.168,80 điểm. Trong khi đó, Nasdaq Composite tăng 0,2% lên 8,734,88 điểm. Ở phiên trước đó, các chỉ số lớn đồng loạt chạm đỉnh mới.
Thoả thuận thương mại giữa Washington và Bắc Kinh sẽ bao gồm việc dỡ bỏ một số khoản thuế đối với hàng hoá Trung Quốc và tạm dừng áp thuế bổ sung ngày 15/12. Trung Quốc đã đồng ý mua một lượng lớn nông sản Mỹ, nhưng vẫn thấy hơn mức Nhà Trắng yêu cầu. Về phía Mỹ, các nhà đầu tư kỳ vọng các quan chức nước này thực hiện nhiều động thái hơn là dỡ bỏ, cắt giảm một phần của thuế quan.
Theo đó, cổ phiếu Apple tăng 1,4%, leo lên mức kỷ lục sau khi thông tin về thoả thuận thương mại được công bố. Đó là bởi khoản thuế bổ sung có hiệu lực ngày 15/12 sẽ ảnh hưởng đến một số sản phẩm quan trọng của Apple, bao gồm cả iPhone.
Trong tuần này, Phố Wall ghi nhận đà tăng vững chắc nhờ kỳ vọng của nhà đầu tư về thoả thuận thương mại. S&P 500 và Nasdaq tăng 0,7% và 0,9%, Dow Jones nhích 0,4% ở tuần này.
Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer cho biết Trung Quốc sẽ mua 40 tỷ đô la hàng hóa nông nghiệp của Hoa Kỳ. Rằng dưới mức 50 tỷ đô la mà Trump đã tìm kiếm. Ông cũng cho biết cả hai bên đang hướng tới ký kết thỏa thuận vào tháng 1.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết Trung Quốc sẽ mua 40 tỷ USD hàng nông sản của Mỹ, trong khi Nhà Trắng yêu cầu 50 tỷ USD. Ông cũng cho biết cả 2 bên dự định ký kết thoả thuận vào tháng 1.
Chia sẻ trên Twitter, ông Trump nói rằng 2 nước đã thông nhất với sự thay đổi về cấu trúc và mua nhiều loại sản phẩm của nhau. Ông cũng chia sẻ thêm rằng thuế quan 15% đối với 120 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc sẽ được hạ xuống còn 7,5%. Mức thuế 25% đối với 250 tỷ USD hàng hoá vẫn được giữ nguyên.
Ngoài ra, thị trường khởi sắc cũng nhờ kết quả của các cuộc thăm dò ý kiến ở Anh, cho thấy đảng Bảo thủ nhận được sự ủng hộ đa số trong Quốc hội và Thủ tướng Borish Johnson cũng đang tiến đến thực hiện kế hoạch rõ ràng cho Brexit.
Giang Ng
Theo Trí thức trẻ
Phố Wall lập đỉnh lịch sử nhờ tín hiệu lạc quan từ quan hệ Mỹ - Trung Dow Jones, Nasdaq, S&P 500 đều tăng điểm trong phiên 25/11. Đây là phiên lập đỉnh thứ 4 của cả ba chỉ số trong 7 phiên giao dịch vừa qua. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Dow Jones tăng 189,77 điểm, tương đương 0,68%, lên 28.065,39 điểm. S&P 500 tăng 23,29 điểm, tương đương 0,75%, lên 3.133,58 điểm. Nasdaq tăng 112,6 điểm, tương đương...