Nên kiểm tra huyết áp bao lâu một lần?
Cao huyết áp làm tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Đây là một trong những căn bệnh gây tử vong nhiều nhất thế giới.
Vì vậy, theo dõi và kiểm soát huyết áp là rất quan trọng.
Cao huyết áp được biết đến như “kẻ giết người thầm lặng” vì bệnh thường không biểu hiện triệu chứng gì. Do đó, nhiều người đang bị cao huyết áp lại không biết mình đang mắc bệnh, theo Newsbreak.
Người bị cao huyết áp phải đo huyết áp thường xuyên, ít nhất 1 lần/ngày. Ảnh SHUTTERSTOCK
Video đang HOT
Các thống kê ở Mỹ cho thấy chỉ có khoảng 25% người bị cao huyết áp ở nước này đang kiểm soát bệnh hiệu quả. 75% còn lại không kiểm soát tốt bệnh, một phần nguyên nhân là rất nhiều người không biết họ đang có bệnh.
Điều này rất nguy hiểm vì cao huyết áp sẽ âm thầm tiến triển. Cách duy nhất để biết một người có bị cao huyết áp hay không là phải thường xuyên kiểm tra huyết áp.
Với một người chưa mắc cao huyết áp và dưới 40 tuổi, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS) khuyên cáo nên kiểm tra huyết áp ít nhất 3 – 5 năm/lần. Nếu phát hiện cao huyết áp, người bệnh hoàn toàn sẽ kịp thời điều trị, thay đổi lối sống để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Trong khi đó, những nhóm đối tượng dễ bị cao huyết áp thì cần phải kiểm tra thường xuyên hơn. Đó là những người thừa cân, béo phì, trên 40 tuổi hoặc mắc bệnh tiểu đường, suy thận, tim mạch. Họ cần phải kiểm tra huyết áp ít nhất 1 lần/năm để sớm phát hiện nếu có bệnh.
Tương tự, những người có hút thuốc lá, không tập luyện thể thao, uống nhiều rượu hoặc có chế độ ăn không lành mạnh thì cũng phải kiểm tra huyết áp ít nhất 1 lần/năm, theo Newsbreak.
Đặc biệt, với những người đã mắc bệnh cao huyết áp, Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo phải kiểm tra huyết áp tại nhà ít nhất 1 lần/ngày. Để có kết quả chính xác, tốt nhất là đo huyết áp vào một thời điểm cố định trong ngày.
Vì sao ăn cơm xong huyết áp lại tăng?
Cha của tôi 61 tuổi, mỗi lần ăn cơm xong thì huyết áp lại lên 140 hoặc 150 mmHg. Đây là tình trạng gì và thế nào là ổn định? (Tiến Trần)
Trả lời:
Huyết áp sẽ có cơn tăng khoảng 5h sáng và sau đó buổi chiều lại có cơn tăng nữa. Sau khi ăn, huyết áp sẽ lên. Đây là những cơ chế bình thường. Người ta quy định đo huyết áp là sau khi nghỉ ngơi khoảng 10 phút, tránh hiện tượng sau khi ăn làm cho huyết áp lên khiến bản thân mỗi người lo lắng không đáng có.
Bạn cứ theo dõi huyết áp của người nhà sau khi cho nghỉ ngơi hoàn toàn 10 phút. Đo huyết áp thì bạn nên có quyển sổ nhật ký. Mỗi sáng, sau khi đo huyết áp xong sẽ ghi đủ 3 con số có hiện trên máy. 12h trưa và 18h - những thời điểm mà huyết áp hay lên. So hết tất cả chỉ số đã đo, cộng trung bình lại sẽ thấy huyết áp ở nhà mà thấp dưới 135 mmHg là bình thường.
Huyết áp đo tại nhà sẽ thấp hơn ở bệnh viện và phòng khám một chút. Ở phòng khám thì chúng tôi lấy chuẩn 139 mmHg là bình thường. Nếu tại phòng khám vượt qua con số 140 mmHg, tại nhà vượt qua con số 135 mmHg thì lúc đó nghi ngờ là cao huyết áp.
Trong trường hợp nghi ngờ như vậy, muốn chắc ăn hơn nữa thì có biện pháp là đo huyết áp 24 tiếng. Bác sĩ sẽ có dụng cụ, quấn máy đo huyết áp sẵn và cài chế độ, chương trình trong đó. Máy sẽ tự động đo và tổng kết lại hết suốt 1 ngày 1 đêm và đưa ra con số trung bình. Máy này cũng giúp ích cho bạn chẩn đoán được huyết áp.
Như vậy có 3 phương pháp đo huyết áp: tại phòng mạch hoặc bệnh viện, tại nhà, dùng máy đo 24 tiếng. Mỗi một công cụ ở từng địa điểm có chuẩn riêng. Nhớ những chuẩn đó để chẩn đoán được tình trạng cao hyết áp.
BS. CKII Huỳnh Ngọc Long
Trưởng khoa Thông tim can thiệp - TT Tim mạch - BVĐK Tâm Anh TP HCM
Giờ nào trong ngày người ta dễ bị đột quỵ nhất? Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu đến não tắc nghẽn, ngăn chặn ô xy và chất dinh dưỡng đến mô não và cuối cùng là giết chết các tế bào não. Đột quỵ dễ xảy ra nhất trong khoảng 2 giờ sau khi thức dậy. Ảnh SHUTTERSTOCK Nghiên cứu cho thấy có một thời điểm trong ngày người ta dễ...