Nên khôn nhờ giáo viên tiểu học
Thầy cô ở mỗi cấp học đều có vai trò nhất định đối với học sinh, tạo những dấu ấn khó quên trong cuộc đời mỗi người. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đối với họ, giáo viên bậc tiểu học để lại ấn tượng đậm nhất.
Giáo viên tiểu học là người gây ấn tượng và ảnh hưởng nhiều đến học sinh – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Dạy chữ và dạy người
Ông Cao Xuân Hùng, chuyên viên Phòng Giáo dục Q.3, TP.HCM cho biết: “Giáo viên (GV) ở cấp học nào cũng quan trọng. Nhưng theo tôi, ở cấp tiểu học, GV có sức ảnh hưởng và vai trò lớn hơn trong việc phát triển tri thức và hình thành nhân cách của học sinh (HS)”. Ông Hùng nói thêm: “Có nhiều người học sư phạm cũng vì ấn tượng với thầy cô giáo ở bậc tiểu học nên theo nghề. Bản thân tôi, thời tiểu học, được học một thầy giáo có nhiều đức tính tốt. Thế là, dù mấy mươi năm trôi qua nhưng tôi vẫn nhớ như in về nhân cách và đức tính đó”.
Cần trang bị vững phương pháp và kỹ năng sư phạm
Việc đào tạo GV bậc tiểu học trong các trường sư phạm hiện nay vẫn theo hình thức gián cách. Hầu hết các trường đào tạo sư phạm không có trường thực hành, trong khi thời gian kiến tập và thực tập của sinh viên rất ngắn. Do vậy nên sinh viên ít có cơ hội tiếp cận với thực tế môi trường phổ thông. GV bậc học này có vai trò quan trọng đặc biệt vì không chỉ giảng dạy kiến thức đơn thuần mà còn phải có vai trò uốn nắn sự hình thành nhân cách của HS. Điều này có nghĩa GV phải được trang bị vững chắc các phương pháp và kỹ năng sư phạm, nhất là sự hiểu biết sâu rộng về tâm sinh lý trẻ giai đoạn này. Tuy nhiên, nhiều trường đào tạo ngành này lại huy động giảng viên từ các khoa khác nên chưa đảm bảo đúng yêu cầu. Tiến sĩ Bùi Thanh Truyền (giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
Cùng quan điểm, bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Q.4, TP.HCM chia sẻ: “GV bậc tiểu học có vai trò rất quan trọng, nhất là GV lớp 1. Họ phải làm nhiệm vụ vừa dạy chữ vừa như một cô giáo mầm non để chơi đùa cùng các em. HS lớp 1 là sự giao thoa của trường mầm non (các em chủ yếu tham gia học vận động vui chơi) và tiểu học (học chữ, tính số…). Do vậy, GV không chỉ có phương pháp tốt mà còn là nhà tâm lý giỏi”. Ở Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, tất cả GV có kinh nghiệm đều được bố trí để dạy lớp 1. Bà Hà cho biết thêm, trong các tiết tập làm văn ở các lớp 4, 5, khi yêu cầu tả về thầy hoặc cô giáo đáng nhớ, phần đông HS đều ấn tượng với những GV lớp 1.
Cô N.T.H.C, GV Trường tiểu học Tân Túc, H.Bình Chánh, TP.HCM kể lại: “Tôi theo nghề giáo cũng vì ấn tượng với cô giáo lớp 5. Lúc đó, tôi ước ao được làm cô giáo, để viết chữ đẹp giống cô. Ngoài ra, tác phong chỉn chu, nghiêm túc của cô tôi vẫn nhớ như in đến giờ”. Trở thành một GV tiểu học, cô C. cho rằng HS xem GV ở bậc học này như người thân và rất gần gũi. HS thường hình thành nhân cách, lễ nghĩa trong giai đoạn này.
Ảnh hưởng lớn với học sinh
Video đang HOT
Các phụ huynh cũng nhìn nhận GV tiểu học có vị trí đặc biệt quan trọng.
Bà Nguyễn Thị Huyền, phụ huynh HS tại Q.11, TP.HCM cho biết: “Mỗi bậc học đòi hỏi GV có kiến thức và kinh nghiệm khác nhau. Tuy nhiên xét tổng thể thì tôi nghĩ rằng GV bậc tiểu học có ảnh hưởng nhiều hơn cả”. Vị phụ huynh này lý giải rằng ngay từ lớp 1, nếu GV không tạo cho trẻ sự tin tưởng về kiến thức và tâm lý thì chắc chắn sẽ dẫn đến hệ lụy.
Cũng với những phân tích tương tự, ông Nguyễn Ngọc Dũng, phụ huynh HS tại Q.3, TP.HCM nhận xét: “Bậc tiểu học là môi trường giáo dục hoàn toàn mới đối với trẻ con nên vấn đề ở đây không chỉ kiến thức mới quan trọng, mà cần thiết hơn là cách thức truyền đạt kiến thức”. Ông Dũng khẳng định GV tiểu học quan trọng nhất vì lúc này GV phải tạo ấn tượng đẹp về người thầy, người cô, kích thích cho HS sự hứng thú trong khám phá thế giới kiến thức đầy mới mẻ.
Phải chú trọng đến công tác đào tạo
Nhận thức vai trò quan trọng của GV tiểu học nên nhiều ý kiến cho rằng phải chú trọng đến công tác đào tạo sinh viên ngành này sao cho đảm bảo chất lượng như mong muốn và kỳ vọng của xã hội.
Bà Hoàng Thị Hồng Hải, nguyên Trưởng phòng Giáo dục Q.Tân Phú, TP.HCM khẳng định: “Việc đào tạo GV tiểu học cần có chuẩn mực cao. Sinh viên ngành này ra trường vừa phải am hiểu kiến thức tự nhiên, xã hội vững vàng vừa có thể dạy và chơi với trẻ”. Theo bà Hồng Hải, các trường sư phạm phải kịp thời bổ sung môn luân lý chức nghiệp, một môn học cần thiết đối với GV mà trước đây sinh viên ngành này từng học để họ biết sứ mạng của mình mà yêu nghề và không ngừng phấn đấu. Ngoài ra, các nhà quản lý giáo dục phải luôn trong tâm thế liên tục tổ chức đào tạo lại, bổ sung, tập huấn thường xuyên để GV cập nhật kiến thức, phương pháp hiện đại.
Ý kiến Phải thực sự chuẩn mực
“Người thầy ở mỗi bậc học có vị trí quan trọng khác nhau nhưng tôi cho rằng GV bậc mầm non và tiểu học là quan trọng nhất. Bởi lẽ, ở hai bậc học này GV chính là người dạy cho trẻ nền tảng sơ khai nhất để hình thành mọi sự hiểu biết ban đầu cũng như đạo đức của đứa trẻ. Do vậy, người thầy ở hai bậc học này cần phải thực sự chuẩn mực, từ kiến thức đến kỹ năng, từ lời nói cho đến hành động”. Tiến sĩ Vũ Thị Hạnh Thu (Giảng viên Khoa Vật lý – Vật lý kỹ thuật, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM)
Học sinh tiểu học bắt chước thầy cô
“Ở mỗi bậc học, GV đều có tầm quan trọng khác nhau nhưng quan trọng nhất chính là GV bậc tiểu học. Nếu như các giai đoạn sau, HS đã có sự tự ý thức nhất định thì bậc tiểu học chỉ tiếp thu không chọn lọc, học một cách rất tự nhiên và gần như bắt chước người thầy của mình. Thêm vào đó, xét về quá trình phát triển thì tính cách con người bao giờ cũng được định hình từ giai đoạn tuổi thơ. Tính cách được hình thành trong giai đoạn ấy gần như sẽ gắn bền trong cuộc sống mỗi người”. Thạc sĩ tâm lý học Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
Ảnh hưởng đến đạo đức học sinh
“Nếu như thầy cô bậc THPT thường có vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp, bồi dưỡng kiến thức để HS đủ sức thi vào ĐH thì thầy cô ở tiểu học lại dạy cho HS về đạo đức, sự lễ nghi, lòng hiếu đạo… Giáo dục được một con người có lòng tốt, có đạo đức, sống đúng, sống phải đạo là vô cùng khó”. Nguyễn Công Chánh (Sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM)
Theo TNO
Sáng tạo hay gò bó khi dạy chữ cho trẻ?
Nhiều phụ huynh băn khoăn có cần thiết buộc trẻ lớp 1 bỏ ra quá nhiều thời gian luyện viết thật chuẩn từng li từng tí theo yêu cầu của giáo viên, để về sau gần như không bao giờ trẻ thực hiện điều này trong cuộc sống nếu không trở thành... giáo viên lớp 1?
Cô Huỳnh Thị Tinh Tinh, Trường tiểu học Lạc Long Quân (Q.11, TP.HCM) dạy học sinh rèn chữ - Ảnh: B.Thanh
Rèn chữ, rèn nết người
Nói về việc có cần thiết hay không khi rèn chữ cho trẻ, tiến sĩ Nguyễn Kim Dung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục, khẳng định: "Văn hóa của mỗi nước rất khác nhau, do đó quan điểm giáo dục cũng khác nhau. Chúng ta thường nghĩ, dạy chữ là dạy người. Dạy cách viết cũng là rèn nhân cách. Có lẽ vì vậy mà chúng ta muốn trẻ cũng phải học cách cẩn thận, chú tâm và không ngại khó". Theo bà Dung, nếu cho rằng bây giờ dạy trẻ như thế này nhưng khi lớn lên trẻ không thực hiện thì chưa phải là đúng lắm. Có những điều sau này chúng ta không sử dụng nữa nhưng nó ăn sâu vào trong tính cách của chúng ta. Tuy nhiên, bà Dung cũng nhìn nhận: "Mặt khác, tôi cũng thích để trẻ sáng tạo, bay bổng mà không bị gò bó bởi bất cứ quy cách nào vì sau này các em sẽ không còn cơ hội nữa. Do vậy, tốt hơn cần cố gắng cân bằng giữa các quy định và triết lý giáo dục".
Trong khi đó, ông Lê Ngọc Điệp, nguyên Trưởng phòng GD tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng: "Trẻ cần viết đúng từ trong tư thế ngồi đến cách đặt bút, nối nét... Rèn chữ trước hết rèn tính cẩn thận, chính xác khi trẻ lớn lên mới xem đến tính thẩm mỹ. Tuy nhiên đã là nguyên tắc, chẳng hạn yêu cầu về ô li, thì nên cố gắng đạt được để lớn lên còn rèn luyện các chuẩn khác".
Chỉ cần viết đúng
Thực tế là trẻ lớp 1 hiện phải mất quá nhiều thời gian dành cho việc rèn chữ. Điều này khiến không ít phụ huynh lo lắng. Vì thế, nhiều giáo viên có lời khuyên giúp phụ huynh hỗ trợ con rèn chữ.
Cô Uông Thị Mỹ Anh, khối trưởng khối lớp 1 Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3, TP.HCM), cho biết: "Căn cứ vào những kiến thức trong sách giáo khoa, muốn hỗ trợ trẻ thì phụ huynh nên học cùng trẻ vì chỉ cần nhìn vào sách phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng không nên yêu cầu hay gò ép trẻ phải viết đẹp mà chỉ cần động viên, hướng dẫn thêm để trẻ viết đúng mà thôi".
Về thao tác, cô Huỳnh Thị Tinh Tinh, khối trưởng khối lớp 1 Trường tiểu học Lạc Long Quân (Q.11, TP.HCM), khuyên: "Khi quan sát và rèn nét cho trẻ, cha mẹ phải lưu ý về kích cỡ, độ cao, chiều rộng, khoảng cách và vị trí đặt dấu. Cô Tinh dẫn chứng cụ thể: Trong 15 nét cơ bản thì các nét xổ, xiên trái, xiên phải, móc xuôi, móc ngược, hất thắt đầu, cong hở phải, cong hở trái, cong kín, móc 2 đầu có thắt bụng có chiều cao 2 ô li còn nét khuyết xuôi cao 5 ô li và khuyết ngược dài 5 ô li".
Cô Lưu Thị Thanh Xuân, khối trưởng khối lớp 1 Trường tiểu học Hồng Hà (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), chia sẻ cách dạy trẻ viết nhuần nhuyễn: "Cha mẹ không nên ép buộc mà chỉ nên cho trẻ viết lại những bài cô giáo hướng dẫn trên lớp khi các em thực sự hứng thú".
Nhiều giáo viên lớp 1 khác còn lưu ý phụ huynh quan sát và nhắc nhở con em khi viết phải giữ khoảng cách giữa mắt và chữ là 25 cm. Để trẻ dễ tưởng tượng, dễ hiểu thì lấy cuốn tập làm căn cứ. Khi viết phải giữ tư thế sao cho thẳng lưng, tay trái đặt phía trên của vở, 2 chân để song song và cầm bút chỉ bằng 3 ngón tay, cách ngòi bút 2,5 cm. Các giáo viên còn gợi ý phụ huynh nên cho trẻ sử dụng bút chì loại HB, màu nhạt để có thể dễ dàng dùng gôm sửa sai.
Chỉ rèn chữ đẹp khi trẻ thích thú
Theo ông Lê Ngọc Điệp, để việc tập viết trở nên nhẹ nhàng, không phải là gánh nặng của trẻ và áp lực đối với phụ huynh thì cần hiểu bắt đầu bằng chữ "tập", chẳng hạn như tập viết, tập đọc, tập làm văn... Vì vậy, chắc chắn sẽ có những va vấp, lúng túng, giáo viên phải là tay vịn để trẻ tự tin trong những bước tiếp theo. Giáo viên không nên rầy la mà thay vào đó hướng dẫn, khuyến khích trẻ.
Nhiều giáo viên có kinh nghiệm còn cho rằng chỉ cho trẻ rèn chữ đẹp khi phát hiện trẻ có khả năng và thích thú. "Lúc đó hãy nên cho trẻ rèn nét thanh, nét đậm để chữ đẹp, mềm mại...", giáo viên Thanh Xuân lưu ý.
Đặc biệt, các giáo viên lớp 1 khuyên phụ huynh không nên đặt nặng vấn đề trẻ không thuận tay phải. Hãy cứ để trẻ tự do, thuận tay nào viết tay đó. Có thể trẻ sẽ gặp khó khăn trong thời gian đầu nhưng khi trẻ viết nét chưa tốt, giáo viên sẽ hướng dẫn cho trẻ theo quy trình bằng tay phải, sau đó trẻ áp dụng cho tay trái.
Theo TNO
Chấm dứt sử dụng tài liệu dạy viết chữ ở trường mầm non Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT), cho biết Bộ GD-ĐT quyết định từ năm học này sẽ chuyển nội dung tập tô nét chữ sang hoạt động tạo hình, chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng các tài liệu dạy trẻ viết chữ, tô chữ với vở ô li. Năm học tới sẽ chấm dứt việc...