Nên hướng nghiệp cho con từ tuổi nào?
Theo các chuyên gia của Đại học RMIT, cha mẹ nên hướng nghiệp cho con mình ngay từ năm 10 tuổi, tức là từ lúc học lớp 5.
Theo các chuyên gia của Đại học RMIT, hướng nghiệp là một quá trình lâu dài bao gồm cả việc thử và sai, vì thế nên được bắt đầu càng sớm càng tốt.
Chuyên gia Melvin Chia, người đã có hơn 10 năm nghiên cứu và trực tiếp huấn luyện về Đào tạo Hướng nghiệp sớm dành cho thanh thiếu niên Singapore, khuyên cha mẹ nên bắt đầu hướng nghiệp cho con ngay từ khi con mới 10 tuổi.
Ông Melvin Chia cho rằng, cha mẹ nào cũng muốn con theo học tại một ngôi trường danh giá. Tuy nhiên, lạc giữa môi trường không phù hợp là cách nhanh nhất hủy hoại niềm vui thích học tập của con. Vì thế, hãy coi xếp hạng trường và lựa chọn số đông chỉ là một trong các gợi ý.
Đã có thời nhiều người truyền tai nhau câu: “Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, Sư phạm bỏ qua, Nông lâm xếp xó”. Đây là những định hướng rất nguy hiểm. Bởi ai cũng có thế mạnh riêng, không thể bắt cá leo cây. Hơn thế nữa, xu hướng chỉ là nhất thời, chỉ vì chạy theo mốt vài năm mà con phải mắc kẹt trong công việc mình không thích cả đời là sai lầm lớn.
Bởi vậy, các con nên chọn nghề theo sở thích, năng lực của mình thay vì bị buộc tiếp nối “truyền thống gia đình” hay thực hiện ước mơ của cha mẹ. Bên cạnh đó, những công việc ổn định thời cha mẹ chưa chắc đã là lựa chọn tốt với các bạn trẻ năng động ngày nay. Gò ép con theo những định kiến từ vài chục năm trước sẽ mài mòn khả năng sáng tạo và độc lập của con.
Nếu có điều kiện, cha mẹ nên cùng con tham khảo ý kiến của các tư vấn viên chuyên về định hướng nghề nghiệp. Các chuyên gia sẽ cho con làm các bài kiểm tra năng lực và tính cách, trò chuyện sâu với cả gia đình, theo sát con trong các bước tiến và đưa ra những lời khuyên sát sườn nhất.
Thế giới nghề nghiệp thay đổi mỗi ngày. Cha mẹ có thể dẫn con tới các hội thảo nghề nghiệp, các phòng tư vấn tuyển sinh trong trường đại học để tìm ra những vị trí tiềm năng mà mình còn chưa biết.
Video đang HOT
Gia đình nên bàn bạc kĩ về kế hoạch dự phòng trong trường hợp con không thể theo đuổi ngành mơ ước. Ví dụ, nếu con không vào được trường này, ngành này thì cần phải làm gì, liệu có một lựa chọn nào khác phù hợp hơn về tài chính không? Tất cả những câu hỏi này nên được cân nhắc trước.
Các con nên được tham gia vào các công việc ngoại khoá đa dạng, trải nghiệm trại hè, gặp gỡ nhiều người để mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh, đồng thời hiểu hơn về chính khả năng và mong muốn của mình.
“Xét đến cùng, quyết định tương lai của con, vẫn luôn là của con. Hy vọng các bậc phụ huynh sẽ luôn đồng hành cùng con, giúp con đưa ra những quyết định sáng suốt nhất” – các chuyên gia Đại học RMIT nêu quan điểm.
An Nhiên
Theo GDTĐ
Ngày trải nghiệm kinh doanh RMIT thu hút 1.200 người tham dự
Hai hoạt động chính của ngày trải nghiệm là Tọa đàm hướng nghiệp ngành Kinh doanh và Các lớp học thử chuẩn Australia.
"Ngày trải nghiệm các ngành Kinh doanh" là sự kiện thường niên của Đại học RMIT nhằm hỗ trợ phụ huynh và học sinh hướng nghiệp tốt hơn, nhất là trong thời điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT và chọn trường đại học đang đến gần. Năm nay, sự kiện thu hút 1.200 người tham dự.
Sự kiện giúp học sinh khám phá năng lực bản thân qua các lớp học thử, đồng thời trang bị cho phụ huynh thông tin về triển vọng nghề nghiệp.
Hàng loạt băn khoăn của phụ huynh đã được giải đáp tại buổi tọa đàm hướng nghiệp.
Theo đó, buổi tọa đàm đem đến cái nhìn đa chiều với những phân tích chuyên sâu về ngành học và nhu cầu của thị trường, triển vọng nghề nghiệp từ các ngành nghề.
Khách mời của chương trình gồm Tiến sĩ Nguyễn Vũ Hồng Thái, trưởng phân khoa Kinh tế và Tài Chính, Tiến sĩ Robert McClelland - Trưởng phân khoa Quản trị, đại học RMIT Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung - chủ nhiệm nhóm bộ môn Kinh doanh Quốc tế, cựu sinh viên RMIT Nguyễn Hoàng Hải - đồng sáng lập và CEO Canavi, một trong 4 người Việt được tạp chí Forbes bình chọn vào top 30 under 30 châu Á năm 2017, và Trần Quang Anh - sinh viên năm thứ ba ngành Marketing vừa trở về Việt Nam sau một năm học trao đổi tại RMIT Australia.
Buổi triển lãm khoa là "cuốn bách khoa toàn thư" về các ngành kinh doanh tại RMIT.
Cựu sinh viên Nguyễn Hoàng Hải nhớ lại những ngày khởi nghiệp: "Hợp đồng lớn đầu tiên tôi giành được với khách hàng bự Adidas là nhờ khả năng thuyết trình tự tin bằng tiếng Anh. Lúc đó tôi mới hiểu vì sao ở RMIT học môn nào cũng phải làm nhiều bài thuyết trình như thế".
Từ góc nhìn mới mẻ của một sinh viên đang theo học tại RMIT, Trần Quang Anh chia sẻ điều quý giá nhất sau một năm đi học trao đổi là những trải nghiệm giúp bạn trưởng thành về nhiều mặt. Quang Anh đã tận dụng kiến thức về Marketing học được tại RMIT Việt Nam và tìm được việc làm thêm, tự mày mò kinh doanh và đã kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống trong thời gian ở Australia, không phải trông trợ cấp từ bố mẹ.
Cậu bạn tài năng này còn là người sáng lập cộng đồng sinh viên RMIT Việt Nam tại Australia với mong muốn tạo ra một ngôi nhà để sinh viên có thể chia sẻ và giúp đỡ nhau trong thời gian xa nhà.
"RMIT không chỉ dạy sinh viên kiến thức chuyên môn, tiếng Anh vững vàng mà còn trang bị cho các em kỹ năng mềm thiết yếu trong cuộc sống như quản lý thời gian, tự ra quyết định, tự chịu trách nhiệm, làm việc nhóm", ông Phillip Dowler, trưởng đại diện cơ sở Hà Nội cho biết.
Cũng tại buổi tọa đàm, Tiến sĩ Robert McClelland đề cập đến Hiệp định thương mại tự do AFTA: "Thế giới ngày càng 'phẳng', lao động Việt Nam sẽ phải chia sẻ cơ hội với những lao động tay nghề cao đến từ Singapore, Thái Lan. Bằng đại học được công nhận toàn cầu của RMIT sẽ là tấm hộ chiếu giúp sinh viên Việt Nam nổi bật trong thị trường lao động dịch chuyển đầy cạnh tranh này".
Chị Nguyễn Thanh Hương có con đang học tại trường THPT Wellspring chia sẻ, trước khi đến ngày trải nghiệm, chị có rất nhiều băn khoăn. Sau khi nghe các thầy chia sẻ, chị thấy tự tin hơn trong việc hướng nghiệp cho con vì đã có thêm thông tin. "Con tôi đang quan tâm đến ngành Digital Marketing của RMIT, hai mẹ con sẽ dành thời gian tìm hiểu sâu hơn và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ tuyển sinh sắp tới", chị Hương cho hay.
Phụ huynh cùng con trải nghiệm 12 lớp học thử chuẩn Australia với nội dung thực tế và nhiều hoạt động tương tác.
Bên cạnh tọa đàm hướng nghiệp, phụ huynh và học sinh tham dự sự kiện còn được trải nghiệm 12 lớp học thử với nội dung thực tế và tương tác cao. Các lớp học thử này là mô hình đại diện cho 6 ngành đào tạo cử nhân kinh doanh tại RMIT gồm: Kinh tế & Tài chính; Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics, Kinh doanh Quốc tế, Quản trị, Digital Marketing và Quản trị Du lịch & Khách sạn. Một số lớp học thử còn có đại diện các công ty, tổ chức đối tác của RMIT tới chia sẻ về công việc cụ thể và những triển vọng nghề nghiệp của các ngành nghề.
"Các em rất hào hứng tham gia vào lớp học thử chuẩn quốc tế, nơi các em được khuyến khích suy nghĩ độc lập, sáng tạo, dám nghĩ dám làm. Hơn hết, tham gia lớp học thử, các em có thể tự đánh giá mức độ quan tâm và phù hợp của bản thân đối với ngành học", đại diện RMIT nói thêm.
Các bậc phụ huynh chủ động tìm hiểu thông tin để có thể sát cánh cùng con trên hành trình hướng nghiệp.
Bên cạnh buổi tọa đàm, những hoạt động như tham quan triển lãm, trò chuyện trực tiếp với các giảng viên, chuyên gia hướng nghiệp của RMIT cũng thu hút sự quan tâm lớn từ phụ huynh.
Thế Đan
Theo VNE
RMIT đóng góp 47 tỉ đồng qua chương trình học bổng thường niên Đại học RMIT vưa trao 111 suất học bổng trị giá 47 tỉ đồng (tương đương 2 triệu đô la Mỹ) cho sinh viên mới và sinh viên hiện đang theo học tại trường . Phó hiệu trưởng phụ trách Đào tạo RMIT Việt Nam, Giáo sư Rick Bennett cho biết chương trình học bổng thường niên của trường dành cho bạn trẻ...