Nên hạ điểm sàn chứ không để 2 sàn!
Không nên có 2 mức điểm sàn, chỉ nên có một mức sàn và có thể hạ điểm sàn xuống để có trường tuyển sinh được. Nhiều lãnh đạo trường ĐH “tốp trên” đã chia sẻ như vậy với dự thảo 2 mức điểm sàn mà Bộ GD-ĐT đưa ra lấy ý kiến.
Điểm sàn của Bộ GD-ĐT hàng năm đưa ra không ảnh hưởng gì tới nhiều trường đại học “tốp trên” bởi mức điểm chuẩn hàng năm của họ cách xa điểm sàn tới 4 – 5 điểm. Đó là các trường ĐH Ngoại thương, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế quốc dân… Tuy nhiên, với kinh nghiệm nhiều năm về tuyển sinh, lãnh đạo một số trường “tốp trên” đã chia sẻ góp ý về dự kiến 2 mức điểm sàn mà Bộ GD-ĐT đưa ra lấy ý kiến góp ý.
Nhiều trường đại học không đồng tình với phương án 2 mức điểm sàn mà Bộ GD-ĐT dự kiến đưa ra.
Không đồng tình với phương án 2 điểm sàn này, ông Trần Mạnh Dũng – trưởng Phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng cho biết: “Đang thi 3 chung mà để 2 mức điểm sàn này không hợp lý, sẽ rất phức tạp và không giải quyết được vấn đề cơ bản. Cụ thể, nếu để 2 mức sàn sẽ có nhiều hình thức tuyển sinh khác nhau, có nhóm trường lấy trên sàn, nhóm trường lấy bằng sàn và dưới sàn kết hợp với xét tuyển”.
Ông Dũng cho hay, thực tế theo Quy chế tuyển sinh mới năm nay đã có 2 mức điểm sàn. Đó là, Bộ GD-ĐT bổ sung quy định trong điều 33, các trường ĐH, CĐ đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ, được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp THPT tại các tỉnh thuộc khu vực này với kết quả thi thấp hơn điểm sàn 1,0 điểm và phải học bổ sung kiến thức 1 học kỳ trước khi vào học chính thức.
Do vậy, theo ông Dũng, chỉ nên có một mức điểm sàn để lấy chất lượng. Theo đó, Bộ muốn tạo cơ hội cho một số trường ngoài công lập tuyển sinh được thì nên hạ sàn một chút nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, Bộ cần đưa ra đề thi hợp lý để đảm bảo nguồn tuyển cho các trường.
Đồng quan điểm, ông Lê Hữu Lập – phó Giám đốc Học viện Ccông nghệ Bưu chính Viễn thông băn khoăn đặt câu hỏi: “Để 2 mức sàn này sẽ giải quyết được gì? Nếu có 2 điểm sàn như vậy thì in giấy báo điểm cho thí sinh kiểu gì? Trong khi đó, cuối cùng vẫn chỉ dùng một mức điểm sàn”.
Ông Lập cho hay, nếu dùng điểm sàn dưới cộng với xét thêm điểm tốt nghiệp THPT để quyết định điều kiện trúng tuyển cho thí sinh, điều này chẳng để làm gì. Theo ông Lập, điểm sàn nên căn cứ theo cách ra đề thi hàng năm. Chỉ nên có một mức điểm sàn. Không nên nghĩ điểm sàn sẽ là 13 – 14 mà có thể là 11 – 12 điểm hoặc Bộ có thể mạnh dạn hạ điểm sàn để giúp những trường khó tuyển sinh.
Video đang HOT
Ông Lập dự báo, năm nay các trường đại học ngoài công lập cũng sẽ tuyển sinh được bởi vì Bộ GD-ĐT siết chặt hệ đào tạo liên thông.
Còn ông Hoàng Minh Sơn – trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng, phương án 2 mức điểm sàn có thể khiến một số trường khó tuyển mừng vì nguồn tuyển nới rộng ra, nhưng các trường chưa lường hết được tác dụng phụ của 2 mức sàn này. Bởi vì, lấy điểm sàn thấp sẽ gây sự nghi ngại về thương hiệu, chất lượng đào tạo.
Theo ông Sơn, Bộ GD-ĐT nên cân nhắc xem điểm sàn 13 điểm cho ba môn với khối A như mấy năm vừa qua áp dụng có phải là mức điểm cao. Bên cạnh đó, việc hạ sàn xuống thấp hơn 2 điểm có bảo đảm thí sinh theo học được ĐH hay không?
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Quên ghi mã chuyên ngành có phải làm lại hồ sơ?
Nên chọn ngành CNTT của ĐH Bách khoa hay Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông? Quên không ghi mã chuyên ngành có phải làm lại hồ sơ? Học viện Báo chí & Tuyên truyền có tuyển sinh hệ liên thông?
Cháu muốn học ngành Kinh doanh Nông nghiệp khối D của trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, vậy cháu phải làm hồ sơ như thế nào?(nguyenyennhi31121995@gmail.com)
Cháu làm hồ sơ bình thường đăng ký theo mã ngành kinh doanhmà trường đã công bố trong cuốn "Nhữngđiều cần biết".
Nếu em học ngành Công nghệ thông tin thì nên học ĐH Bách khoa hay là HV Bưu chính viễn thông? Khả năng của em chỉ được tầm 17 điểm chưa kể điểm cộng. Nếu học thì nên học Bưu chính hệ ngoài ngân sách hay học hệ cử nhân của Bách khoa? Và hệ ngoài ngân sách của trường Bưu chính học phí có cao không. Hoặc nếu tầm dưới 17 điểm thì em nên học trường gì về ngành CNTT. Hiện tại em vẫn đang phân vân giữa 2 trường này. Trong hồ sơ ĐKDT, số CMT thì ghi bỏ 3 ô đầu hay 3 ô cuối? (hoangquyengroup@gmail.com)
2 trường này đều là những trường có bề dày đào tạo về ngành này nên trường nào đào tạo cũng tốt, em học
trường nào cũng được. Năm 2012, mức điểm chuẩn của Học viện CN Bưu chính viễn thông, ĐH Bách khoa Hà Nội đều từ 17 điểm trở lên.Học phí của Học viện hiện tại 860.000đ/tháng.Học Bách khoa thì học phí không cao theo quy định của nhà nước.Nếu mức điểm của em dưới 17 điểm, em có thể đăng ký Trường ĐH FPT nhưng trường này học phí cũng cao. Em nên cân nhắc kỹ việc chọn trường sao cho phù hợp với kinh tế gia đình, năng lực học tập của mình.
Việc điền số CMT trong hồ sơ, em điền 9 ô phần cuối, bỏ trống 3 ô đầu.
Năm nay, em dự thi Học viện Bưu chính Viên thông. Em đăng kí vào ngành Kê toán nhưng quên không ghi chuyên ngành mặc dù ngành đó có chuyên ngành. Hỏi em có phải làm lại hô sơ không? (khongoanh@hotmail.com.vn)
Không sao em ghi đầy đủ tên ngành đăng ký là đủ. Khi em vào trường học rồi thì lúc đó mới tính đến chuyên ngành.
Em đăng kí trường ĐH hoa học XH&NV khoa Viêt Nam học, đã nôp hô sơ tại trường THPT. Tuy nhiên, em muôn đăng kí ngành khác của ĐH Khoa học XH&NV và không dự thi ngành cũ nữa thì nên làm thê nào? Bên cạnh đó, em muôn đăng kí vào Trường ĐH Lao đông Xã hôi cùng khôi D1 với Trường Khoa học XH&NV thì nên ghi hô sơ thê nào vì trường đó chỉ xét tuyên mà không thi tuyên? (hotuyetle.102@gmail.com)
Em có thể làm thêm bộ hồ sơ ĐKDT nữa.Do cùng khối thi D1 nên theo Ban tư vấn em cần cân nhắc kỹ giữa Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Lao động Xã hội để lựa chọn. Em có thể dự thi ở trường ĐH Xã hội nhân văn, trong trường hợp không đỗ, em có thể xét tuyển sang trường ĐH Lao động Xã hội.
Đối với cách ghi NV1 vào trường ĐH không tổ chức thi. Trong mục 3,em không cần ghi mã ngành ở mục 2 (là ghi trường sẽ dự thi nhưng không có nguyện vọng học) nhưng tại mục 3 phải ghi đủ tên trường, ký hiệu trường, khối thi và mã ngành của trường mà thí sinh có nguyện vọng học. Thí sinh ghi tên chuyên ngành đào tạo (nếu có) theo tên chuyên ngành đào tạo được đăng ký trên trang thông tin điện tử của trường ĐKDT (hoặc trường không tổ chức thi).
Trong kì tuyển sinh năm nay, Học viện Báo chí Tuyên truyền có tuyển sinh liên thông chính quy theo thông tư 55 của Bộ GD-ĐT hay không?(dieullinh@gmail.com)
Học viện Báo chí & Tuyên truyền năm nay chưa tuyển sinh hệ liên thông.
Năm nay em dự định thi vào trường ĐH Văn hóa, ngành Việt Nam học, c huyên ngành Hướng dẫn du lịch quốc tế. Theo như trang mạng của trường thì ngành Việt Nam và chuyên ngành Hướng dẫn du lịch quốc tế có 2 mã ngành khác nhau. Em phân vân không biết phải ghi mã ngành như thế nào? ( mtduys@gmail.com)
Em ghi theo mã chuyên ngành Hướng dẫn du lịch quốc tế.
Hiện nay em đang học ĐH năm thứ nhất. Em muốn thi lại vào 1 trường khác (không thuộc khối quân đội). Nếu thi đỗ thì em có được học cả 2 trường không? (bichhuong.hup@gmail.com)
Em chỉ được chọn 1 trong 2 trường để học.
Năm nay em định thi vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền ngành Khoa học quản lý nhà nước - D310201. Nếu em thi đỗ, em có thể chuyển sang ngành/khoa khác được không? (thanh171194@yahoo.com)
Năm 2013, Học viện thực hiện xét điểm trúng tuyển theo ngành đối với từng khối thi. Riêng đối với những ngành có nhiều chuyên ngành, Học viện xét điểm trúng tuyển theo chuyên ngành. Điểm các môn thi có hệ số 1. Do vậy, em không được chuyển sang ngành và khoa khác.
Ban Tư vấn tuyển sinh
Theo dân trí
Thấp hơn điểm sàn 1 điểm vẫn được trúng tuyển ĐH Đây là một trong những điểm quan trọng trong Quy chế tuyển sinh 2013 vừa được sửa đổi, bổ sung. Quy định mới này được áp dụng cho những thí sinh thuộc các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ. Cụ thể, trong Quy chế tuyển sinh 2013, Bộ GD-ĐT bổ sung quy định trong điều 33, các...