Nên gửi tiền vào ngân hàng nào để hưởng lãi cao nhất với kì hạn 6 tháng?
Với kì hạn 6 tháng, nhiều ngân hàng đã tung ra lãi suất tiền gửi lên đến hơn 7%. Đây được coi là mức lãi suất cao và gấp đôi so với kì hạn 3 tháng.
Theo đó, ở kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất trung bình các ngân hàng đưa ra vào khoảng 6,5%/năm. Bên cạnh đó, một số ngân hàng cũng đưa ra mức lãi suất cao vượt trội lên đến hơn 7%.
Cao nhất hiện nay là Vietcapitalbank và NCB với mức lãi lên tới 7,4%/năm; xếp sau là BacABank với lãi suất 7,3%/năm; tiếp đến là VIB với 7,23%/năm… Ngoài ra, PVCombank và SCB hiện cũng niêm yết lãi suất ở kỳ hạn này trên 7%.
Trong khi đó, nhóm 4 ngân hàng quốc doanh Vietcombank, Vietinbank, Bidv và Agribank lại chỉ đưa ra mức lãi suất huy động 5,5%/năm cho kỳ hạn này. Tính ra, nếu gửi 1 tỷ đồng, mỗi năm người gửi có thể lời hơn gần 20 triệu đồng nếu lựa chọn các ngân hàng nhỏ để đặt niềm tin so với các ngân hàng lớn.
Với kì hạn 6 tháng, nhiều ngân hàng đã tung ra lãi suất tiền gửi lên đến hơn 7%. Đây được coi là mức lãi suất cao và gấp đôi so với kì hạn 3 tháng. Ảnh minh họa.
Còn tại kì hạn dưới 3 tháng, chủ yếu các ngân hàng tư nhân niêm yết ở mức trên 5%/năm, trong khi nhóm ngân hàng lớn, ngân hàng quốc doanh như Vietcombank, Vietinbank hay Agribank chỉ niêm yết ở mức 4,5%/năm. Tuy nhiên, vẫn có một số ngân hàng niêm yết lãi suất tiền gửi cho kỳ hạn này ở mức 5,5%/năm như ABBank; BacABank; HDBank hay NamABank…
Theo biểu lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng Vietcombank dành cho khách hàng cá nhân hiện nay đang tăng so với trước đó. Cụ thể, với các khoản tiền gửi không kỳ hạn và các kỳ hạn ngắn 1 tuần, 2 tuần lần lượt được ngân hàng Vietcombank giữ ổn định với lãi suất là 0,1 – 0,5 – 0,5%/năm
Video đang HOT
Đối với tiền gửi từ 1 tới dưới 6 tháng, Vietcombank áp dụng mức lãi suất 4,1-4,8%/năm, tăng 0,2% so với hồi tháng 8/2018. Lãi suất tiết kiệm Vietcombank kỳ hạn 6 – 9 tháng áp dụng ở mức 5,5%/năm, tăng 0,4%.
Gửi tiết kiệm Vietcombank từ 12-24 tháng, khách hàng được hưởng mức lãi suất 6,6%/năm, tăng 0,2% so với trước đó. Mức lãi suất từ 24 tháng trở lên cũng duy trì mức 6,6%.
Trước đó, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Vietinbank cũng công bố trần lãi suất gửi tiết kiệm, lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay nhiều kỳ hạn, hạn mức khác nhau.
Theo biểu trần lãi suất tiền gửi đối với khách hàng cá nhân ghi nhận tháng 10/2018 của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Mã: CTG) cho thấy không có nhiều thay đổi so với tháng trước đó. Cụ thể, lãi suất ngân hàng đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là 0,1%/năm; tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm.
Tiền gửi kỳ hạn từ 1 – dưới 3 tháng có lãi suất 4,1%/năm; kỳ hạn 3 – dưới 6 tháng là 4,6%/năm; kỳ hạn 7 – dưới 9 tháng là 5,1%/năm.
Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 9 tháng đến dưới 363 ngày có lãi suất 5,5%/năm; kỳ hạn 364 ngày là 6,6%/năm.
Tiền gửi kỳ hạn từ 12 – dưới 24 tháng từ 6,6-6,7%/năm.
Tiền gửi từ 24 đến 36 tháng ở mức 6,8%/năm. Đối với tiền gửi 36 tháng là 6,9%/năm.
Hoàng Lê
Theo vietq.vn
Sacombank đạt lãi ròng 931 tỷ đồng trong 9 tháng
Lợi nhuận sau thuế của Sacombank tăng 20% trong 9 tháng đầu năm 2018 và đạt 931 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018 của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - mã STB), tổng tài sản của ngân hàng đạt 403.602 tỷ đồng, tăng 9,5% so với đầu năm.
Cho vay khách hàng đạt 253.391 tỷ đồng, tăng 13,6%. Tiền gửi khách hàng đạt 357.219 tỷ đồng, tăng 11,6% so với đầu năm.
Quý III, Sacombank có thu nhập từ lãi tăng 22% lên 2.070 tỷ đồng, lãi từ dịch vụ tăng 37% lên 626 tỷ đồng, lãi từ kinh doanh ngoại hối 66% lên 153 tỷ đồng, lãi từ hoạt động khác tăng 9% lên 91 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong quý ngân hàng lỗ 770 triệu đồng từ chứng khoán đầu tư, lãi từ chứng khoán kinh doanh cũng chỉ 3,3 tỷ đồng cộng với chi phí hoạt động tăng 19% nhưng lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro vẫn tăng 67% lên 982 tỷ đồng.
Ngân hàng dành tới 67% tiền kiếm được cho trích lập dự phòng rủi ro là 664 tỷ đồng khiến lợi nhuận trước thuế còn 318 tỷ đồng, giảm 30%. Lợi nhuận sau thuế đạt 163 tỷ đồng, giảm gần 47% so với cùng kỳ 2017.
Luỹ kế 9 tháng, Sacombank đạt 1.314 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 28% so với cùng kỳ 2017 dù ngân hàng dành tới 47% lợi nhuận kiếm được cho trích lập dự phòng. Lợi nhuận sau thuế tăng 20% và đạt 931 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu chiếm 3,1%, giảm mạnh so với 4,67% so với đầu năm do nợ dưới tiêu chuẩn giảm mạnh 86%, nợ có khả năng mất vốn cũng giảm 10%.
Sacombank đang nắm gần 41.000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư giữ đến ngày đáo hạn do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành.
Theo giải trình của Sacombank lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý III/2018 giảm gần 47% do chi phí dự phòng chung tăng 525 tỷ đồng, chi phí hoạt động tăng 315 tỷ đồng khiến lợi nhuận hợp nhất sau thuế giảm mạnh.
LAN ANH
The o bizlive.vn
Kienlongbank (KLB) đạt 222 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau 9 tháng đầu năm Kienlongbank vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018. Đến cuối tháng 9/2018, tổng tài sản của ngân hàng đạt 39.452 tỷ đồng, tăng 5,69% so với đầu năm. Cho vay khách hàng tăng 11% đạt 27.157 tỷ đồng; huy động tiền gửi của khách hàng tăng chậm hơn với 5,9% đạt 27.671 tỷ đồng. Thu nhập lãi thuần của...