Nền giáo dục nên có trách nhiệm với môn sử

Theo dõi VGT trên

Khẳng định “hiện nay số đông học sinh chán Sử nhưng không ghét Lịch sử”, GS Phan Huy Lê mong có sự đổi mới căn bản và toàn diện môn Lịch sử.

“Hội KHLSVN và các nhà Sử học sẵn sàng cộng tác một cách tích cực với Bộ GD&ĐT trong quá trình đó, nhưng vai trò quản lý nhà nước và trách nhiệm cuối cùng luôn thuộc về Bộ GD&ĐT”.

Vừa qua, tại Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chủ trì cùng phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam (HKHLSVN) tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam.

Xoay quanh những vấn đề cơ bản được các đại biểu trình bày tại Hội thảo, GS.VS.NGND Phan Huy Lê – Chủ tịch HKHLSVN đã trao đổi với chúng tôi một cách cởi mở, thẳng thắn một số vấn đề cốt lõi liên quan đến dạy học Lịch sử.

PV: Xin Giáo sư cho biết, hiện nay có phải học sinh phổ thông đã chán Sử và quay lưng lại với Lịch sử?

GS. Phan Huy Lê: Tôi không tán thành với ý kiến đó. Hiện nay, Lịch sử là môn học bị xem thường nhất trong các trường phổ thông. Thực trạng dạy học môn Sử đã gây sự bức xúc, nỗi lo âu của xã hội. Điều đó không chỉ được phản ánh qua điểm số các kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh vào đại học mà còn qua kết quả điều tra xã hội học, qua các sân chơi truyền hình và qua dư luận xã hội.

Điều đó không có nghĩa là chúng ta phủ nhận kết quả giáo dục của môn Sử cùng những cố gắng cải tiến của SGK, nhất là sự nỗ lực của các thầy cô giáo đầy tâm huyết đối với học sinh và trách nhiệm đối với môn học, đã có nhiều cố gắng trong cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao tính hấp dẫn của môn học, bổ sung phần Lịch sử địa phương.

PV: Hạn chế lớn nhất của giáo dục môn Lịch sử hiện nay là gì, thưa Giáo sư?

GS. Phan Huy Lê: Tôi cho rằng, mặt hạn chế nặng nề nhất của giáo dục môn Lịch sử là đại bộ phận không thích môn Sử. Họ coi đó là môn học của các sự kiện và năm tháng, môn học của trí nhớ khô khan, nhàm chán. Thái độ đó thật đáng buồn nhưng hoàn toàn không thuộc trách nhiệm của học sinh mà là trách nhiệm của nền giáo dục và chính là biểu hiện của việc dạy học môn Sử chưa có hiệu quả. Tôi xin khẳng định lại rằng, hiện nay số đông học sinh chán Sử nhưng không ghét Lịch sử.

Nguyên nhân sâu xa cần tìm kiếm đầy đủ trong nội dung và phương pháp giảng dạy, trong SGK, trong chương trình môn học và cả trong công việc đào tạo đội ngũ giáo viên môn Lịch sử.

Nền giáo dục nên có trách nhiệm với môn sử - Hình 1

GS.VS.NGND Phan Huy Lê và tác giả bài báo tại Hội thảo

Video đang HOT

PV: Thưa Giáo sư, Hội thảo Khoa học quốc gia về dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam vừa qua đã đề cập đến những nội dung cơ bản gì? Giáo sư có thể cho biết ý nghĩa lớn nhất của Hội thảo?

GS. Phan Huy Lê: Trước tiên, tôi khẳng định lại, đây là hội thảo có quy mô lớn nhất từ trước đến nay về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông mang tầm quốc gia. Hội thảo đã tập trung được ba thành phần: Các nhà quản lý, các chuyên gia đầu ngành và đội ngũ giáo viên Sử cốt cán ở bậc học từ Tiểu học, Trung học đến Đại học trên toàn quốc.

Hội thảo đã tiếp tục trao đổi, thảo luận thêm về thực trạng của việc dạy và học môn Sử trong trường phổ thông để cố gắng đi đến một sự nhìn nhận và đánh giá thực khách quan, trung thực để phân tích các nguyên nhân và nêu lên các giải pháp khắc phục, những định hướng nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử, chấn hưng môn Lịch sử trong hệ thống giáo dục phổ thông.

Theo tôi, cái được lớn nhất trong Hội thảo này là nó đã trở thành một diễn đàn lớn với không khí dân chủ, cởi mở, thẳng thắn trong tinh thần xây dựng mà các đại biểu đều nói lên tiếng nói chung nhất về cả ba nội dung mấu chốt: chương trình và nội dung SGK, phương pháp dạy học và bồi dưỡng, đào tạo giáo viên Sử.

PV: Hiện nay, có ý kiến cho rằng xã hội đang lo lắng về sự “mất gốc” của giới trẻ. Quan điểm của Giáo sư về vấn đề này như thế nào? Môn Sử có vai trò ra sao đối với thế hệ trẻ hiện nay?

GS. Phan Huy Lê: Trong nền giáo dục phổ thông, tất cả các môn học đều có vị trí và yêu cầu của nó, đều góp phần trang bị hệ thống học vấn cho học sinh, đào tạo năng lực mang tính phổ thông cho thế hệ trẻ. Theo tôi, không nên phân biệt theo kiểu “môn chính”, “môn phụ” hay đối xử không công bằng với các môn học.

Môn Sử không chỉ trang bị một vốn kiến thức cần thiết về lịch sử dân tộc và thế giới, mà còn góp phần quan trọng trong bồi dưỡng lòng yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, tinh thần tôn trọng các giá trị lịch sử văn hoá nhân loại, trong hình thành nhân cách và bản lĩnh con người, ý thức trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

PV: Vấn đề chủ quyền về biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được đề cập như thế nào trong Hội thảo, thưa Giáo sư?

GS. Phan Huy Lê: Đối với bất cứ nước nào, môn Lịch sử đều có chức năng quan trọng trong đào tạo năng lực của học sinh mà theo tôi, quan trọng bậc nhất là nhân cách, là tư duy độc lập sáng tạo, là những tố chất tạo nên bản lĩnh con người, trong đó kiến thức cơ bản và giá trị lịch sử văn hoá là nền tảng.

Tôi rất nhất trí và hoàn toàn ủng hộ nhiều ý kiến của Hội thảo đề nghị đưa nội dung giáo dục lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa vào SGK. Trước khi Hội thảo này khai mạc, Hội KHLSVN đã chính thức có công văn đề nghị Ban Tuyên giáo TW, Bộ GD&ĐT và một số Bộ liên quan không nên chờ đến năm 2015 (khi biên soạn SGK mới) mà từ bây giờ phải bổ sung ngay biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa vào nội dung giáo dục cho lớp trẻ.

Tôi kiến nghị với Bộ GD&ĐT phải bổ sung ngay lập tức, càng sớm càng tốt đưa những kiến thức về biển Đông và chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa chứ không thể chậm trễ hơn được nữa. Nếu chậm trễ, để cho các em lớn lên mù tịt về biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa là cái tội của chúng ta, là cái tội của người lớn và của nền giáo dục đối với thế hệ trẻ”.

PV: Giáo sư mong đợi gì sau Hội thảo này?

GS. Phan Huy Lê: Có 2 điều mà Hội thảo cũng như cá nhân tôi mong muốn và kỳ vọng sau Hội thảo này.

Thứ nhất, Bộ GD&ĐT nên đưa môn Lịch sử là môn học bắt buộc, môn thi bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, đồng thời nghiên cứu có thể tăng thêm thời lượng cho môn Lịch sử. Đó là giải pháp cơ bản đầu tiên để từng bước phải thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò, vị trí của môn Lịch sử, tạo nên khâu đột phá để nâng cao chất lượng dạy học môn Sử trước mắt và lâu dài.

Thứ hai, tôi quan tâm, kỳ vọng và chờ đợi những đề xuất cơ sở khoa học của Hội thảo sẽ được Bộ GD&ĐT nghiên cứu một cách trân trọng để xác định đúng đắn những định hướng “đổi mới căn bản và toàn diện” đối với môn Lịch sử. Từ Hội thảo này đến đề án Đổi mới căn bản và toàn diện môn Lịch sử, con đường tới đích còn phải qua nhiều chặng đường. Hội KHLSVN và các nhà Sử học sẵn sàng cộng tác một cách tích cực với Bộ GD&ĐT trong quá trình đó, nhưng vai trò quản lý nhà nước và trách nhiệm cuối cùng luôn thuộc về Bộ GD&ĐT.

PV: Xin cảm ơn Giáo sư

Theo CAND

Giờ học môn "phụ" là giờ để xả xì-trét (?!)

Môn chính thì đi học thêm, học nếm đủ thứ. Môn phụ thì chẳng bao giờ lật vở ra học hay xem trước bài. Môn chính thì giờ lên lớp ngồi chăm chú lắng nghe, đến giờ học môn phụ thì bắt đầu tung hoành, xoay ngang xoay dọc. Nó bắt nguồn từ cách teen phân biệt môn chính môn phụ í!

Học môn chính, bỏ môn phụ vì... ai cũng thế?!

Chẳng hiểu tự bao giờ, nhiều bạn phân loại môn chính là các môn tự nhiên. Môn phụ là những môn xã hội. Số khác lại phân chia kiểu Văn, Toán, Ngoại Ngữ phải là chính. Vì những môn này được chọn để thi tốt nghiệp, hoặc thêm hai môn Lý, Hóa vì là các môn thi đại học. Còn mấy môn còn lại như: Sử, Địa, Sinh, Kỹ thuật nông nghiệp, công nghiệp, âm nhạc, mỹ thuật, GDCD thì "được" xếp vào môn phụ.

Hầu hết, các bạn học sinh từ nhỏ đều có thói quen tập trung học môn chính. Vì nó quan trọng, và vì... ai cũng học thế. Còn môn phụ thì chỉ lướt sơ qua, cùng lắm là học thuộc lòng để đối phó với các bài kiểm tra mà không cần tìm hiểu nhiều.

Lan Hương (sn1993) chia sẻ: "Tớ chỉ tập trung học môn chính thôi là cũng đủ mệt nghỉ rồi. Thời gian học môn chính quá nhiều khiến từ lâu tớ chỉ học môn phụ như một hình thức đối phó mà môn chính của tớ cũng là những môn tớ dự định để thi Đại học. Tớ định thi khối A nên Toán, Lí, Hóa tớ đều đi học thêm kín lịch. Còn những môn khác thì chỉ cần học để không quá kém là được".

Giống như Lan Hương, nhiều bạn từ bé đã quen học chọn môn. Nghĩa là thích môn nào, hay môn nào phải thi thì học. Môn nào bạn bè không học, không quan tâm nhiều thì mình cũng... cứ thế mà làm.

Giờ học môn phụ là giờ để xả xì-trét (?!) - Hình 1

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Giờ học môn phụ là giờ để xả xì-trét (?!)

Không tập trung vào môn phụ nên các giờ lên lớp với nhiều bạn là thời gian để xả xì-trét. Chẳng ít những bạn mong đến giờ học môn phụ để có thể nằm ngủ, dành thời gian chép bài, học bài môn khác. Nhiều bạn sẵn sàng hi sinh cả tiết học môn phụ để chuẩn bị bài cho môn chính học vào tiết sau.

Huỳnh Hảo (học sinh 12 trường Nguyễn Khuyến) chia sẻ: "Môn Toán, Văn lấy điểm nhân hệ số 2 nên dù ngán cỡ nào bọn tớ cũng phải è lưng ra mà học. Thêm môn Anh văn, Lí, Hóa sẽ dành cho thi tốt nghiệp cũng quan trọng không kém nên đều là môn chính, mà bài tập và bài học của môn chính lúc nào cũng chất cao như núi, thế là bọn tớ đành hi sinh môn phụ để có thời gian học môn chính nhiều hơn. Thỉnh thoảng bọn tớ còn đùa giỡn, quậy phá một chút trong giờ học môn phụ cho đỡ căng thẳng".

Nhiều bạn vẫn có thói quen như thế. Mở sổ báo bài ra, thấy môn phụ là thở phào vì: "Môn phụ, khỏi học". Vào tiết họ, thì nếu chẳng phải giờ Công dân lấy máy tính ra bấm lia lịa, giờ sử thì ngủ lăn, thì giờ Địa say sưa lấy thước, bút chì vẽ hình cho môn toán. Cứ 10 bạn đến lớp thì phải có đến 7, 8 bạn có thói quen như vậy.

Một việc đáng nói nữa, là do bận làm việc riêng quá nhiều, nhiều bạn chẳng thèm chép bài chứ không nói phát biểu xây dựng bài. Có nhóm bạn còn thay phiên nhau chép bài để mượn về photo. Lúc nào cô giáo đi ngang qua thì vờ chép vài dòng, rồi tiếp tục làm việc khác.

Chẳng ít bạn thậm chí còn quên về nhà phải chép lại bài. Một, hai tuần quên chép cũng là bình thường. Đến giờ học môn đó thì mượn tập đứa kế bên xem nắm ý. Nếu xui xẻo bị thầy cô gọi trả bài thì một lí do muôn thưở là: quên tập, mất tập. Chỉ căng thẳng nhất cuối học kì một số thầy cô chấm tập, lúc ấy phải chép bài lại như điên.

Ấy thế nhưng...

Vì thói quen trọng chính, khinh phụ mà nhiều bạn bị hẫng kiến thức nghiêm trọng. Tốt nghiệp lớp 12, nhưng nhiều bạn trả hết chữ nghĩa, không có một chút nhận thức gì trong đầu về những môn phụ. Hay nhiều bạn tính toán thì giỏi, nhưng khi gặp vấn đề cần viết môn đoạn luận tường trình thì toát mồ hôi, ngâm nghê cả ngày mà mãi không ra một chữ.

Chưa kể đến việc do không học môn phụ, điểm số cứ lè tè chẳng cao, thậm chí lại góp phần kéo điểm những môn khác xuống. Ngoài hai môn Toán và Văn nhân hệ số hai thì các môn còn lại đều có tầm quan trọng như nhau. Môn học phụ điểm thấp, cũng có khả năng kéo tụt điểm trung bình xuống, mặc cho những môn khác điểm khá cao.

Ở tất cả các nước trên thế giới. Họ đều dạy và học các môn học đều đặn như nhau. Bộ giáo dục và các trường cũng xếp các môn học có phân ban thời lượng giảng dạy. Như vậy, rõ ràng môn nào cũng quan trọng, cũng có vai trò của nó. Vì vậy, các "môn phụ" cũng cần được xếp bình đẳng với các "môn chính", không thể có chuyện "học chính, bỏ phụ" được.

Theo PLXH

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xaoTranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao01:01Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩyBé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy00:47Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lănClip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn00:14Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòngBất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng00:17Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổiCậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi00:20Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiệnĐoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện00:211 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ00:23Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"00:21Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!00:19Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạClip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ02:02Mỹ nhân dao kéo nổi tiếng đưa người yêu mới về ra mắt gia đình sau 1 tháng chia tay: Cuối clip khui ra "sít rịt" gây sốcMỹ nhân dao kéo nổi tiếng đưa người yêu mới về ra mắt gia đình sau 1 tháng chia tay: Cuối clip khui ra "sít rịt" gây sốc00:32

Tin đang nóng

Thông tin mới vụ xe tải cán qua người đi xe máy 2 lần trên Quốc lộ 51 ở Đồng NaiThông tin mới vụ xe tải cán qua người đi xe máy 2 lần trên Quốc lộ 51 ở Đồng Nai
10:28:25 07/02/2025
Châu Du Dân 2 lần đưa tang tình cũ: Trầm cảm vì mất Hứa Vỹ Luân, 18 năm sau bi kịch lặp lại với Từ Hy ViênChâu Du Dân 2 lần đưa tang tình cũ: Trầm cảm vì mất Hứa Vỹ Luân, 18 năm sau bi kịch lặp lại với Từ Hy Viên
07:01:23 07/02/2025
Supachok rớt giá thảm hại hậu ASEAN Cup 2024Supachok rớt giá thảm hại hậu ASEAN Cup 2024
11:07:29 07/02/2025
Hoa hậu Vbiz bị mỉa mai to gấp đôi đồng nghiệp nam, đáp trả cực gắt khiến netizen hả hêHoa hậu Vbiz bị mỉa mai to gấp đôi đồng nghiệp nam, đáp trả cực gắt khiến netizen hả hê
07:22:59 07/02/2025
Mai Ngọc lần đầu để lộ cận vòng 2 lớn rõ khi mang thai ở tuổi 35, 1 điểm không giống các mẹ bỉm khácMai Ngọc lần đầu để lộ cận vòng 2 lớn rõ khi mang thai ở tuổi 35, 1 điểm không giống các mẹ bỉm khác
06:41:17 07/02/2025
Suy ngẫm về 14 câu nói "rất đời" của Từ Hy Viên - "sao băng" tắt ở tuổi 48Suy ngẫm về 14 câu nói "rất đời" của Từ Hy Viên - "sao băng" tắt ở tuổi 48
09:23:40 07/02/2025
Nóng: Chồng Từ Hy Viên xóa vội tâm thư "tuyên chiến" với chồng cũ của vợ, lỡ miệng nói sai điều gì?Nóng: Chồng Từ Hy Viên xóa vội tâm thư "tuyên chiến" với chồng cũ của vợ, lỡ miệng nói sai điều gì?
10:23:11 07/02/2025
Bộ ảnh cưới "thời ông bà anh" của cặp đôi Bắc Giang gây sốt mạngBộ ảnh cưới "thời ông bà anh" của cặp đôi Bắc Giang gây sốt mạng
10:08:20 07/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chấn động: Bằng chứng "nút thắt" trong vụ án của Tangmo Nida lộ diện sau 3 năm, cuộc điều tra liệu có bước ngoặt?

Chấn động: Bằng chứng "nút thắt" trong vụ án của Tangmo Nida lộ diện sau 3 năm, cuộc điều tra liệu có bước ngoặt?

Sao châu á

13:21:57 07/02/2025
Phía cơ quan nhận định rằng, thông tin từ chiếc điện thoại này có thể là chìa khóa giải quyết bí ẩn xung quanh cái chết của Tangmo Nida.
Công an Hải Phòng vào cuộc vụ khách đặt phòng qua mạng bị lừa hơn 1 tỷ đồng

Công an Hải Phòng vào cuộc vụ khách đặt phòng qua mạng bị lừa hơn 1 tỷ đồng

Pháp luật

13:20:40 07/02/2025
Liên quan đến vụ một phụ nữ đặt phòng nghỉ cho gia đình ở khu du lịch Ninh Bình qua mạng xã hội Facebook bị lừa hơn 1 tỷ đồng, Công an Hải Phòng cho biết đã nhận được đơn và đang điều tra.
Viên Minh - Nhuệ Giang: Hai nàng WAG kín tiếng nhất làng bóng đá, xuất thân tiểu thư, tốt nghiệp RMIT, lộ ảnh gây sốt

Viên Minh - Nhuệ Giang: Hai nàng WAG kín tiếng nhất làng bóng đá, xuất thân tiểu thư, tốt nghiệp RMIT, lộ ảnh gây sốt

Sao thể thao

13:20:37 07/02/2025
Bà xã Công Phượng và vợ Xuân Trường có nhiều điểm chung, đều là những nàng WAG gây tò mò nhất làng bóng đá Việt.
Minh Dự nhận "bão phẫn nộ", phải làm ngay 1 việc né bão sau tâm thư phân trần ồn ào bạo lực đồng nghiệp

Minh Dự nhận "bão phẫn nộ", phải làm ngay 1 việc né bão sau tâm thư phân trần ồn ào bạo lực đồng nghiệp

Sao việt

13:18:17 07/02/2025
Trước làn sóng phản ứng tiêu cực, Minh Dự đã tắt tính năng bình luận trên trang cá nhân nhằm hạn chế tranh cãi.
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế

Thế giới

13:13:44 07/02/2025
Theo sắc lệnh, Nhà Trắng ban hành lệnh đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh đối với các quan chức, nhân viên của ICC và các thành viên gia đình của họ, cùng với mọi đối tượng bị coi là đã giúp đỡ các cuộc điều tra của tòa án.
Không thời gian - Tập 37: Cuộc chia tay định mệnh của Hồi và Cường

Không thời gian - Tập 37: Cuộc chia tay định mệnh của Hồi và Cường

Phim việt

12:56:59 07/02/2025
Cường lên đường vào chiến trường để lại Hồi với lời hẹn ước sẽ quay trở lại đoàn tụ ngày chiến thắng. Nhưng cả hai đâu biết điều đó mãi mãi không thành hiện thực.
Năm 2025, có 5 con giáp là phúc tinh của gia đình, hút hết tài lộc và may mắn trời ban về nhà

Năm 2025, có 5 con giáp là phúc tinh của gia đình, hút hết tài lộc và may mắn trời ban về nhà

Trắc nghiệm

12:09:22 07/02/2025
Có những con giáp này giống như có bình hút tài lộc để trong nhà, thịnh vượng và tiền tài cứ thế đổ về như thác lũ.
X-Wukong: Đại Chiến Tam Giới ra mắt toàn ĐNÁ, tặng Code độc quyền cho game thủ Việt Nam

X-Wukong: Đại Chiến Tam Giới ra mắt toàn ĐNÁ, tặng Code độc quyền cho game thủ Việt Nam

Mọt game

11:13:33 07/02/2025
X-Wukong: Đại Chiến Tam Giới (X-Wukong: Chaos of Realms) chính là dựa trên mạch nguồn đó, để mang đến 1 hành trình khai phá bí ẩn cất giấu giữa Yêu Tộc, Nhân Tộc và Thiên Tộc.
8 thói quen tưởng rất tốt nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại: Hóa ra lười một chút lại khỏe thân!

8 thói quen tưởng rất tốt nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại: Hóa ra lười một chút lại khỏe thân!

Sáng tạo

11:00:47 07/02/2025
Có những người rất chăm nấu ăn, đi kèm với đó là thói quen nấu quá nhiều thức ăn mỗi ngày, khiến bữa nào cũng dư thừa, tạo thành vòng lặp mãi không có điểm dừng.
Cận cảnh loài chim nguy hiểm nhất thế giới

Cận cảnh loài chim nguy hiểm nhất thế giới

Lạ vui

10:58:21 07/02/2025
Đó là chim đà điểu đầu mào Australia được kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới năm 2007.
Các bước cấp ẩm cho da khô

Các bước cấp ẩm cho da khô

Làm đẹp

10:51:10 07/02/2025
Mỗi loại da sẽ có đặc tính riêng và cần chế độ chăm sóc khác nhau. Đối với type da khô, bạn cần chú trọng nhiều vào bước dưỡng ẩm và khóa ẩm. Tuy nhiên, trước khi chăm sóc da cũng không được bỏ qua bước vệ sinh da.