Nên đổi tên “Đại học Quốc gia” thành “Đại học tổng hợp”?
“Định nghĩa Đại học Quốc gia thực chất là một trường Đại học (ĐH) đa lĩnh vực, vì vậy sử dụng thuật ngữ này có thể gây nhầm lẫn, ngộ nhận. Có thể xem xét sửa đổi ĐH Quốc gia thành ĐH tổng hợp hoặc ĐH liên ngành sẽ sát thực hơn”.
Ông Trần Quốc Tú, đại diện Sở Tư pháp TPHCM đặt vấn đề này tại Hội thảo góp ý cho dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH (dự thảo lần 5) do Thường trực Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM đã tổ chức chiều ngày 13/4.
Ông Trần Quốc Tú, đại diện Sở Tư pháp TPHCM phát biểu trong buổi hội thảo góp ý cho dự thảo Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ĐH
Đồng ý với ý kiến của ông Tú tuy nhiên TS Đoàn Thị Phương Diệp, trường ĐH Kinh tế Luật (ĐH Quốc gia TPHCM) thì góp ý thêm. “Tôi hoàn toàn đồng ý về ý kiến Sở Tư pháp TP.HCM về tên gọi ĐH Quốc gia. Tuy nhiên tôi không nghĩ rằng cần chuyển tên thành ĐH tổng hợp hay liên ngành. Thay vào đó cần sửa nội dung của điều luật cho phù hợp hơn, chẳng hạn cần nhấn mạnh thể hiện nội dung đào tạo chất lượng cao của ĐH Quốc gia”, bà Diệp cho biết.
Tuy nhiên, TS Nguyễn Tấn Phát, Phó trưởng ban Ban Tổ chức-cán bộ ĐH Quốc gia TPHCM cho rằng: “Qua 5 dự thảo, tự chủ ĐH là thuộc tính ĐH và không chỉ là tự chủ tài chính. Thực tế mô hình ĐHQG không phải chỉ riêng có ở Việt Nam mà là mô hình phổ biến ở nhiều quốc gia thế giới. Do đó, mô hình ĐH phổ biến hoàn toàn có thể phát triển”.
TS Trần Đình Lý, trường ĐH Nông Lâm TPHCM nêu ý kiến góp ý
Theo ông Phát, việc quản lý nhà nước hiện này giúp ĐH ngày càng dần dần tiến tới tự chủ và Nhà nước đóng vai trò điều tiết, giám sát. Tuy nhiên, trong vấn đề mở ngành đào tạo, ông Phát cho rằng “mới đọc dự thảo nghe như Bộ cho phép các trường hoàn thành công nhận kiểm định chất lượng được hoàn toàn tự chủ việc này. Tuy nhiên cũng chính dự thảo lại ràng buộc là tự chủ theo quy định của Bộ nên dù “mở” nhưng lại “khóa”".
Cũng tại buổi góp ý, ông Trần Quốc Tú, đại diện Sở Tư pháp TPHCM cũng đề xuất nên bổ sung thêm các định hướng khác vào chất lượng đào tạo ĐH. Cụ thể là khả năng nắm bắt thực hành chuyên môn, kỹ năng phối hợp làm việc nhóm… của sinh viên. Vì thực tế mặt chưa mạnh của sinh viên hiện nay là nặng lý thuyết nhưng chưa mạnh thực hành, làm việc độc lập tốt nhưng chưa có khả năng làm việc nhóm tốt. Một số kỹ năng còn chưa được đảm bảo, phải đào tạo lại, lúng túng trong công việc cụ thể. Có lẽ do một phần định hướng mục tiêu đào tạo.
Được biết, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH được lấy ý kiến lần này là dự thảo thứ 5. Việc tổ chức hội thảo góp ý lần này nhằm để đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM tổng hợp, góp ý tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 tới.
Video đang HOT
Lê Phương
Theo Dân trí
Nam sinh trường Ams giành học bổng 6 tỉ đồng của Đại học Cornell, Hoa Kì
Đại học Cornell (Top 14 đại học quốc gia tốt nhất nước Mỹ) chính là ngôi trường, là điểm đến vào mùa thu năm nay mà Cao Tuấn Kiệt yêu thích nhất, quyết định chọn nộp hồ sơ ứng tuyển vào đợt Early Decision (nộp hồ sơ sớm và được chọn duy nhất một trường để nộp).
Tại đây, chàng trai Việt xuất sắc nhận được hỗ trợ tài chính trị giá 260.000 USD (tương đương 6 tỉ đồng) cho bốn năm học.
Cao Tuấn Kiệt sẽ là tân sinh viên Đại học Cornell niên khóa 2018 - 2022.
Tuấn Kiệt đang là học sinh cuối cấp, lớp phó học tập chuyên Lí trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Cậu đã có ước mơ đặt chân đến nền giáo dục tiên tiến bậc nhất thế giới từ nhỏ.
"Khi em đọc các sách nước ngoài và thấy cuộc sống ở đó rất khác, em muốn được trải nghiệm. Chuyến đi Singapore gần đây cũng cho em thấy một nền văn hóa đa dạng, cuốn hút và nền kinh tế phát triển, thôi thúc em tìm hiểu làm thế nào mà họ có được các thành tựu như thế.
Du học trước hết cho em cơ hội tiếp cận trực tiếp với những môi trường văn minh như vậy. Dần dần em mong muốn sẽ thay đổi bản thân thành công, sau đó giúp thay đổi nhận thức của mọi người trong nước để Việt Nam trở nên tốt đẹp, bắt kịp với các quốc gia phát triển", Kiệt chia sẻ.
Cao Tuấn Kiệt chụp ảnh cùng mẹ Nguyễn Thị Nam - Giảng viên Vật lí Đại học Xây dựng Hà Nội.
Mặc dù đã xác định mục tiêu du học sớm, song Kiệt không đặt cho mình phải vào một trường hàng đầu để sau đó học ngày đêm và tìm mọi cách thỏa mãn các tiêu chí của ngôi trường này. Em chọn cách học thật thoải mái, đúng năng lực và sở thích của bản thân, rồi sau đó mới gửi hồ sơ vào trường phù hợp.
Bắt đầu học tiếng Anh cơ bản từ lớp 9 và đến giữa năm lớp 11, nam sinh này mới ôn luyện cho các kì thi lấy chứng chỉ.
Ngoài thời gian được các thầy cô hướng dẫn thì cậu chủ yếu tự mày mò học trên Internet, tải đề thi các năm về làm nhằm nâng cao khả năng nói Anh ngữ của bản thân, rèn luyện phong thái khi thi cũng như hoan thanh cac khoa hoc online.
Với các bạn muốn du học, những kì thi chuẩn hóa là phần không thể thiếu trong hồ sơ đăng ký. Các trường đại học tại Hoa Kì yêu cầu một trong hai kì thi: ACT (American College Test) hoặc SAT (Scholastic Assessment Test).
Dù ít phổ biến hơn SAT, Kiệt lại chọn thi ACT vì bài thi đánh giá được những gì học sinh học từ trường và bám sát chương trình học. Hơn nữa, kết quả bài thi không đơn thuần là chỉ số về năng lực trí tuệ mà còn bộc lộ sự sẵn sàng cho học tập ở bậc Đại học của học sinh.
ACT gồm 4 bài thi: English (75 câu - 45 phút), Maths (60 câu - 60 phút), Reading (40 câu - 35 phút) và Science (cũng 40 câu - 35 phút). Ngoài ra còn có phần Writing (40 phút) không bắt buộc.
ACT là kì thi có sức ép thời gian cao, mỗi câu hỏi của ACT chỉ cho khoảng 80% thời gian so với SAT. Vì vậy, việc quản lí thời gian và tăng tốc độ đọc hiểu khá quan trọng.
Cao Tuấn Kiệt thi ACT gặp nhiều khó khăn và mất thời gian do vấn đề tâm lí. Ở nhà làm bài thi đạt điểm số khá cao nhưng đi thi thì lại không phản ánh được đúng như năng lực em có.
Với sự quyết tâm cao độ, Kiệt đã thành công vượt qua các bài thi khó nhất và giành được 35/36 ACT; AP Physics C Electricity & Magnetism 5/5; AP Physics C Mechanics 5/5; 109 điểm TOEFL, đặc biệt em đạt tuyệt đối 800/800 điểm Toán, 800/800 điểm Lí, 800/800 điểm Hóa ở kì thi SAT II.
Đại học Cornell thuộc khối Ivy League - nhóm các đại học ưu tú và lâu đời nhất nước Mĩ. Trường có tỉ lệ nhận vào khá thấp (trung bình dưới 10% năm 2018 theo USA Today). Chàng lớp phó tâm sự về lí do nộp đơn vào Đại học Cornell: "Khi tìm hiểu về trường thì em đã biết đó là nơi em sẽ dành bốn năm Đại học của mình.
Ngoài việc là một trường đào tạo khoa học lớn thì trường cũng có nhiều hoạt động nghiên cứu, giao lưu dành cho học sinh. Em mong muốn trường có thể giúp em hoàn thiện, từng bước đạt được các mục tiêu mình đặt ra".
Tự nhận xét về điểm mạnh hồ sơ vượt qua hàng nghìn ứng viên để được Hội đồng tuyển sinh trường trao học bổng, Kiệt cho rằng cậu đã thể hiện được đam mê rất lớn với môn Lí và có thể phát triển năng lực trong môn học này tại môi trường Đại học thông qua các giải thưởng. Em là thành viên câu lạc bộ Vật lí HNAms; đạt giải Nhất thành phố môn Lí năm 2015 và năm 2017; giải Ba quốc gia môn Vật lí năm 2017.
Là một học sinh khá năng động, dành nhiều thời gian cho các dự án cộng đồng, nhiệt huyết với khoa học, Cao Tuấn Kiệt là Phó chủ tịch câu lạc bộ Limitless giúp đỡ trẻ khiếm thính; tình nguyện viên dạy trẻ em tại tổ chức Rồng Xanh; dạy lập trình TEKY ở trường; tổ chức chia sẻ kinh nghiệm thi cho học sinh cấp 3; giải Nhất hội nghị lãnh đạo trẻ châu Á năm 2016 và tham gia cuộc thi lập trình robot cấp Quốc Gia ở TP Hồ Chí Minh năm 2017.
Cao Tuấn Kiệt cùng các bạn tại hội nghị lãnh đạo trẻ châu Á năm 2016.
Cũng như nhiều ứng viên khác, chàng trai 17 tuổi rất băn khoăn khi viết bài luận chính và bài luận phụ cho trường để làm thế nào vừa thể hiện được quan điểm bản thân rõ nét vừa làm mình nổi trội.
Bài luận gửi Đại học Cornell của Kiệt liên quan đến một biến cố trong gia đình, từ việc giúp đỡ một người em họ vượt qua thời điểm khó khăn Kiệt đã tham gia thêm các hoạt động tình nguyện để hỗ trợ những em nhỏ khác có hoàn cảnh tương tự và nhận ra mình có khả năng tạo ra những thay đổi ý nghĩa, dù còn nhỏ bé.
Chia sẻ về dự định, nam sinh trường Ams nói: "Em đăng ký vào chuyên ngành cơ khí - dữ liệu. Em sẽ cố gắng học giỏi trong chuyên ngành ấy vì nó hợp với bản thân và nó áp dụng được vào mọi mặt của thực tiễn, nhất là ở Việt Nam khi cơ khí - dữ liệu còn được phát triển hơn, trở thành nguồn lực trong tương lai. Chuyên ngành thứ hai, em sẽ thử sức mình với Toán kinh tế".
Hồng Vân
Ảnh: NVCC
Theo Dân trí
Kết nối hợp tác giữa Đại học Quốc gia TPHCM và Đại học Kyushu (Nhật Bản) Ngày 24-3, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, đoàn đại biểu cấp cao TPHCM đã đến thăm và làm việc tại Đại học Kyushu về các giải pháp chống ngập; đồng thời tìm hiểu về cơ hội hợp tác giữa Đại học Quốc gia TPHCM và Đại học Kyushu. Đoàn đại biểu cấp cao TPHCM làm việc với...