Nên đi bộ bao nhiêu để giảm nguy cơ mắc bệnh tim?
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới và gây ra khoảng 17,9 triệu ca tử vong mỗi năm.
Theo WHO, chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động, sử dụng thuốc lá và rượu bia là một số thói quen phổ biến nhất gây bệnh tim và đột quỵ.
Rất may là hầu hết bệnh về tim đều có thể ngăn ngừa được. Và một trong những cách đơn giản nhất để giảm thiểu rủi ro là đi bộ, theo nhật báo Ấn Độ Times Of India.
Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng chỉ cần đi bộ vài phút có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim.
Nghiên cứu đã phát hiện điều gì?
Theo một đánh giá của Trường Y Harvard (Mỹ), chỉ cần đi bộ 21 phút mỗi ngày – tương đương với 2,5 giờ đi bộ một tuần – có thể giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tim.
Rất may là hầu hết bệnh về tim đều có thể ngăn ngừa được. Và một trong những cách đơn giản nhất để giảm thiểu rủi ro là đi bộ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Thực hiện đúng cách, nó có thể là chìa khóa để giảm cân, giảm huyết áp và cholesterol, tăng cường trí nhớ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, ung thư, Trường Y Harvard viết trong bài đánh giá của mình.
Tại sao nghiên cứu lại quan trọng?
Đánh giá của Trường Y Harvard được đưa ra vào thời điểm Covid-19 vẫn còn chưa dứt và có ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Video đang HOT
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Covid-19 dù nhẹ cũng có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể, kể cả tim.
Theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí y khoa Nature Medicine, ngay cả nhiễm Covid-19 nhẹ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch trong ít nhất 1 năm sau.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng tỷ lệ của nhiều bệnh, như suy tim và đột quỵ, về cơ bản cao hơn đáng kể ở những người đã hồi phục sau Covid-19.
Chỉ cần đi bộ 21 phút mỗi ngày có thể giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tim. Ảnh SHUTTERSTOCK
Vai trò của đi bộ trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, đi bộ là một trong những bài tập tốt nhất cho sức khỏe tim mạch. Nó không chỉ giúp tăng cường năng lượng mà còn cải thiện mức cholesterol và huyết áp.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy đi bộ cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, một số loại ung thư và duy trì mật độ xương.
Hơn nữa, đi bộ còn làm giảm căng thẳng, một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh tim.
Trường Y Harvard cho biết, đi bộ có hiệu quả như thuốc chữa trầm cảm. Nó cũng có thể giúp giải tỏa những căng thẳng hằng ngày.
Đi bộ còn là cách tuyệt vời để ngăn ngừa hoặc kiểm soát các bệnh như bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao, ung thư, tiểu đường, tăng mức năng lượng và giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, theo Times Of India.
Chuyên gia: 6 nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây đau tim ai cũng nên biết
Lối sống ít vận động, căng thẳng và các bệnh như huyết áp cao và tiểu đường là những yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn đến bệnh tim. Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi biết về những nguyên nhân kỳ lạ của cơn đau tim, theo nhật báo Ấn Độ Hindustan Times.
Các chuyên gia cho biết đau tim và đột tử do tim đã gia tăng trong vài thập kỷ qua ở mọi người, mọi lứa tuổi. Trong cơn đau tim, lưu lượng máu đến tim bị ngừng lại, làm tổn thương tim.
Sau đây, hai chuyên gia tim mạch sẽ tiết lộ về các nguyên nhân khác thường của cơn đau tim.
1. Vi khuẩn trong miệng
Vi khuẩn miệng gây ra nha chu có thể gây viêm niêm mạc động mạch, dẫn đến tích tụ chất béo trong động mạch và gây đau tim. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo chuyên trang sức khỏe WebMD, vi khuẩn miệng gây ra nha chu có thể gây viêm niêm mạc động mạch, dẫn đến tích tụ chất béo trong động mạch và gây đau tim, theo Hindustan Times.
Tình trạng viêm trong cơ thể là một trong những nguyên nhân gây ra đau tim.
Bất kỳ tình huống nào dễ gây viêm nhiễm đều dẫn đến phát triển cơn đau tim, vì vậy cần xử lý ngay tình trạng viêm, tiến sĩ Aparna Jaswal, từ Viện Tim Fortis Escorts (Ấn Độ), cho biết.
2. Trầm cảm
Trầm cảm có thể dẫn đến đau tim. Chủ yếu do lối sống tiêu cực của người bị trầm cảm.
Họ theo lối sống ít vận động, không tập thể dục và hậu quả là họ có nguy cơ phát triển cơn đau tim, bác sĩ Jaswal nói.
3. Bệnh tự miễn
Viêm mạch cũng là nguyên nhân gây ra các cơn đau tim không liên quan đến xơ vữa động mạch. Bệnh Kawasaki là một bệnh hệ thống và tự miễn, thường gặp ở trẻ em, khiến các động mạch vành bị viêm dẫn đến đau tim, tiến sĩ Praveen Kulkarni, bác sĩ tim mạch kỳ cựu tại bệnh viện Global Hospitals Parel (Ấn Độ), cho biết.
4. Cô đơn
Cô đơn có thể làm tăng tỷ lệ đau tim vì dẫn đến căng thẳng và huyết áp cao.
Nên tham gia vào các hoạt động nhóm và hoạt động xã hội mạnh mẽ, để ngăn ngừa cơn đau tim, tiến sĩ Jaswal nói.
5. Tổn thương động mạch vành
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết về những nguyên nhân kỳ lạ của cơn đau tim. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đây là nguyên nhân khá thường xuyên gây ra các cơn đau tim ở người trẻ và phụ nữ.
Đó là tình trạng động mạch vành bị thương hoặc có vết rách bên trong mạch máu dẫn đến đau tim. Những tình trạng này rất khó chẩn đoán và khó điều trị, theo Hindustan Times.
6. Co thắt mạch vành
Tình trạng này còn được gọi là đau thắt ngực Prinzmetal. Trong đó, co thắt mạch gây đau ngực và thường chỉ thoáng qua, nhưng có cơn co thắt mạch xảy ra giống như cơn đau tim. Tình trạng này chủ yếu gặp ở những người hút thuốc hoặc khi tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh, và căng thẳng về cảm xúc, tiến sĩ Kulkarni nói.
Chuyên gia: Một trong những đồ uống tốt nhất để giảm huyết áp một cách tự nhiên Huyết áp cao có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm đột quỵ và đau tim. Mặc dù có những loại thuốc để giảm huyết áp, nhưng bạn cũng nên thực hiện các thay đổi trong lối sống, bao gồm cả chế độ ăn uống, theo nhật báo Anh Express. Huyết áp cao có nghĩa là tim bơm...