‘Nên dạy tiếng Nga và tiếng Trung Quốc từ năm 2017′
Theo thầy Nguyễn Quốc Hùng, tiếng Nga và tiêng Trung Quốc có vi tri tương đối vững chắc, đặc biệt trong dịch thuật, nên cần phát triển.
Mới đây, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 (viết tắt: Đề án ngoại ngữ 2020). Có hai vấn đề được dư luận quan tâm.
Thứ nhất, Bộ GD&ĐT đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai.
Thứ hai, thí điểm đưa tiếng Trung Quốc, tiếng Nga trở thành ngoại ngữ thứ nhất, bắt đầu dạy từ lớp 3 đến lớp 12 vào năm 2017.
Thầy Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, chuyên gia tư vấn cho đề án ngoại ngữ 2020, người có 25 năm dạy tiếng Anh trên truyền hình, chia sẻ với Zing.vn xung quanh vấn đề này.
Mỗi quốc gia cần đào tạo nhiều ngôn ngữ
- Bộ GD&ĐT đặt ra mục tiêu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai. Theo ông, muốn tiến đến mục tiêu này cần những điều kiện gì?
- Theo tôi hiểu về chuyên môn, ngôn ngữ thứ nhất được coi là tiếng mẹ đẻ (viết tắt L1). Ngôn ngữ thứ hai được Nhà nước chấp nhận là ngôn ngữ chính thống dùng trong hành chính, giáo dục và quan hệ quốc tế (viết tắt L2). Ví dụ, Ấn độ, Singapore, Philippines đều sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.
Thầy Nguyễn Quốc Hùng trò chuyện với học sinh, giáo viên về cách học tiếng Anh hiệu quả. Ảnh: Quyên Quyên.
Để trở thành ngôn ngữ thứ hai, tiếng Anh phải được sử dụng trong môi trường tự nhiên: Trong nhà trường, ngoài xã hội phục vụ nhu cầu giao tiếp, giáo dục (phương tiện giảng dạy trong nhà trường) và quan hệ quốc tế.
Nói cách khác, ngôn ngữ 2 được dùng rộng rãi trong các chức năng giáo dục và hành chính ở khu vực mà hầu hết người nói không phải là bản ngữ. Ngôn ngữ thứ hai phải được sử dụng trong giáo dục thông qua chương trình giảng dạy môn học, cũng như được Nhà nước quy định trong chính sách.
- Bộ GD&ĐT cũng chủ trương đưa tiếng Nga, tiếng Trung Quốc trở thành ngoại ngữ thứ nhất. Sự khác nhau của các khái niệm ngôn ngữ thứ nhất, ngôn ngữ thứ hai và ngoại ngữ thứ nhất, ngoại ngữ thứ hai như thế nào?
- Ngoài tiếng mẹ đẻ, mỗi quốc gia đều cần có ngoại ngữ – tiếng quốc tế – sử dụng để giao tiếp và hội nhập. Ngoại ngữ, tuy được quy định trong nhà trường như một môn học, không phải là ngôn ngữ chính thống của một đất nước.
Mỗi quốc gia không thể chỉ có một ngoại ngữ. Vì vậy, tùy chính sách của Nhà nước, một quốc gia có thể có nhiều ngoại ngữ. Cũng tùy tầm quan trọng, sự cần thiết, ngoại ngữ nào được quy định là thứ nhất hoặc thứ hai.
- Trong lộ trình thực hiện đề án ngoại ngữ đến năm 2020, Bộ GD&ĐT chia thành ngoại ngữ thứ nhất (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc), ngoại ngữ thứ hai (tiếng Hàn, tiếng Pháp, tiếng Đức). Điều này có hợp lý?
Video đang HOT
- Trong thời bao cấp, tiếng Nga là ngoại ngữ thứ nhất, tiếng Trung Quốc là ngoại ngữ thứ hai. Cũng có một thời kỳ nước ta không học tiếng Anh và tiếng Pháp. Tuy nhiên, theo xu thế hội nhập, ngày nay, tiếng Anh phát triển mạnh mẽ, trở thành ngoại ngữ thứ nhất.
Thời đại ngày nay, việc phân bổ ngoại ngữ thứ nhất hay thứ hai phụ thuộc chính sách ngôn ngữ của Bộ GD&ĐT.
Tôi cho rằng, ở nước ta, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc cần đưa lên vị trí xứng đáng. Bởi trong mấy chục năm qua, hệ thống cán bộ khoa học chủ yếu được đào tạo ở Nga và Trung Quốc.
Trong nhiều năm, tiếng Nga và tiếng Trung Quốc có vị trí tương đối vững chắc, đặc biệt trong lĩnh vực dịch thuật, chúng ta nên phát triển. Hơn nữa, tiếng Nga và tiếng Trung Quốc có vị trí không nhỏ trên trường quốc tế.
- Cũng có ý kiến cho rằng tại sao chúng ta không chú tâm đào tạo tốt tiếng Anh thay vì thí điểm nhiều ngoại ngữ khác?
- Một xã hội phát triển về chiến lược cần đào tạo nhiều thứ tiếng. Tôi cho rằng Việt Nam cần ít nhất 4 thứ tiếng là tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga và tiếng Pháp. Việc lựa chọn học và sử dụng do nhu cầu xã hội quyết định và điều chỉnh.
Mục tiêu của Đề án ngoại ngữ 2020 chưa khả thi
- Trở lại đề án đến năm 2020, sau 8 năm thực hiện, ông đánh giá đề án đang ở vị trí nào?
- Đề án 2020 đã đặt ra mục tiêu quá cao, chưa tính được tính khả thi. Tuy nhiên, đề án đã thực hiện được nhiều việc lớn như huấn luyện giáo viên (dù chưa rộng khắp vì số lượng giáo viên quá lớn), công bố chính thức bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa, công nghệ hóa quy trình đào tạo ở những nơi có điều kiện, hoàn thiện chương trình ngoại ngữ từ lớp 3 đến lớp 12.
- Với mục tiêu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai, Bộ GD&ĐT cần bao nhiêu thời gian để thực hiện?
- Tôi không thể trả lời được câu hỏi này. Chúng ta chỉ có thể nói rằng việc đưa tiếng Anh ở nước ta từ nền tảng thấp trong giáo dục (kết quả thi phổ thông rất kém) thành ngôn ngữ thứ hai sẽ gian truân và đòi hỏi thời gian dài.
Theo Đề án Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học đủ năng lực ngoại ngữ để giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa.
Theo Zing
Đề án 10.000 tỷ đồng và tranh luận dạy tiếng Nga, Trung Quốc
Theo độc giả Lê Nguyên, giới trẻ hội nhập cần giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp. Vì vậy, việc dạy tiếng Nga và tiếng Trung Quốc trong trường phổ thông là lạc hậu.
Mới đây, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 về Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020.
Đề án Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 chỉ còn 4 năm nữa là kết thúc. Mục đích đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ để giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa.
Ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kinh phí cho đề án này gần 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên thực tế, việc thực hiện được đề án vẫn còn xa vời.
Toàn cảnh Hội nghị Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020. Ảnh: Bộ GD&ĐT.
Đề án 10.000 tỷ đồng đang ở đâu?
Theo Tuổi Trẻ, mục tiêu của đề án đặt ra, năm 2020, 100% học sinh lớp 3 được học chương trình tiếng Anh 10 năm. Tuy nhiên, tính tới năm 2016, cả nước mới chỉ có hơn 1,6 triệu học sinh lớp 3, 4, 5 trên tổng số hơn 7,7 triệu được học tiếng Anh 4 tiết/tuần. Còn lại chủ yếu mới chỉ được làm quen với tiếng Anh thời lượng 2 tiết/tuần. Như vậy, thực tế mới chỉ đạt 20% mục tiêu.
Ở thống kê khác cả hai cấp THCS và THPT, 33,14% giáo viên đạt chuẩn, trong đó THPT mới có 26,12%. Đến hết năm 2015, gần 49% giáo viên tiếng Anh tiểu học đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam, hơn 51% giáo viên chưa đạt chuẩn.
Câu hỏi đặt ra là chỉ còn 4 năm nữa, Bộ GD&ĐT có thực hiện được mục tiêu của đề án?
Học sinh học quá nhiều ngoại ngữ
Trong lộ trình của đề án Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020, Bộ GD&ĐT kỳ vọng tiếng Anh sẽ trở thành ngôn ngữ thứ hai. Ngoài ra, Bộ Giáo dục thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản là ngoại ngữ thứ nhất.
Trong đó, tiếng Nhật đã được thí điểm từ lớp 3 tại 5 trường ở Hà Nội và TP.HCM. Bắt đầu từ năm học 2017, Bộ sẽ thí điểm dạy tiếng Trung Quốc và tiếng Nga từ lớp 3 đến lớp 12 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
Ngoại ngữ thứ hai bao gồm: Tiếng Hàn, tiếng Pháp, tiếng Đức.
Thông tin này nhận được sự quan tâm của dư luận. Nhiều người thắc mắc tại sao không dạy tiếng Pháp thay vì tiếng Trung Quốc và tiếng Nga, bởi tiếng Pháp rất quan trọng trong quá trình hội nhập.
Bạn Lê Nguyên cho rằng: "Thế hệ chúng tôi từng học hai môn này kết quả không giải quyết được gì. Đến bây giờ bạn bè cũ của tôi không ai sử dụng được tiếng Trung và tiếng Nga".
Độc giả Trí Dũng chia sẻ thời gian và sức người là hữu hạn, chúng ta hãy nhanh chóng tận dụng những gì tốt nhất của thế giới. Quay lại học tiếng Nga và tiếng Trung Quốc là bước lùi.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng Bộ Giáo dục nên có nhiều môn học cho học sinh lựa chọn.
Trong luồng tranh luận, nhiều người cho rằng tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến để hòa nhập thế giới, vì vậy Bộ GD&ĐT hãy tập trung phổ cập ngôn ngữ này, thay vì dạy tiếng Nga và tiếng Trung Quốc. Học nhiều môn ngoại ngữ sẽ chỉ tạo thêm áp lực cho học sinh và xã hội. Trong khi đó, hiệu quả lại không cao.
Thực tế các kỳ thi THPT quốc gia cho thấy kết quả môn tiếng Anh của học sinh còn yếu kém. Năm 2016, theo phổ điểm của Bộ GD&ĐT, trong 472.000 bài thi tiếng Anh, 10 bài đạt điểm 10; 2.444 bài đạt trong khoảng 9-10 (chiếm 0,52%). Điểm trung bình là 3,48. Điểm nhiều nhất là 2,4.
Theo một thống kê khác, 90% thí sinh ở hai cụm thi đại học và tốt nghiệp có điểm thi tiếng Anh dưới trung bình.
Trước đó, năm 2015, môn thi có phổ điểm thấp nhất là Ngoại ngữ, chủ yếu tập trung ở mức 2 đến 3,5 điểm. Cả nước có 74.151 thí sinh đạt 2,25 điểm môn thi tiếng Anh.
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: "Khi xây dựng đề án, chúng ta đã đưa ra mục tiêu quá cao so với điều kiện thực tế nên hiệu quả chưa tốt. Chất lượng dạy và học ngoại ngữ còn thấp, thể hiện rõ ở kết quả môn ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia".
Về cơ sở đào tạo các ngoại ngữ trên, người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng đề án trước mắt tập trung nâng cao chất lượng tiếng Anh, song khuyến khích các tỉnh tùy tình hình thực tế để dạy học thêm ngoại ngữ khác.
"Nếu chúng ta dạy tiếng Anh ở phổ thông tốt thì 10 năm sau vào đại học sẽ không mất công dạy tiếng Anh như hiện nay", Bộ trưởng Nhạ nêu.
Từ đó, Bộ trưởng đề nghị, các sở, địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên cho giai đoạn trung hạn từ 2016 đến năm 2020, chậm nhất phải có kế hoạch trước 31/12.
Sau đó, Bộ GD&ĐT sẽ đề nghị Thủ tướng cho phép điều chỉnh điều kiện để thu hút giáo viên bản ngữ. Trong khi chúng ta chưa ra được nước ngoài thì phải học từ nước ngoài vào Việt Nam, vấn đề không chỉ là ngôn ngữ, phát âm mà còn cả về văn hóa.
Những bất cập
Ông Đỗ Tuấn Minh - Hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng khi thực hiện đề án, việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên có nhiều bất cập.
Giáo viên chỉ được bồi dưỡng một lần trong thời gian ngắn cho tới khi đạt chuẩn thì kết thúc. Nhiều đơn vị được phép bồi dưỡng giáo viên nhưng chưa quan tâm tới chất lượng. Chương trình đào tạo đến khâu kiểm tra đánh giá, xây dựng chuẩn đầu ra còn lúng túng, không đổi mới.
"Nội dung bồi dưỡng giáo viên không xuất phát từ nhu cầu mà do các trung tâm áp đặt, giáo viên ít điều kiện ứng dụng. Sau thời gian ngắn, nhiều người quên kỹ năng, kiến thức tập huấn", ông Minh nói.
Theo TS Phạm Văn Hùng - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Thừa thiên Huế - tỉnh gặp nhiều khó khăn khi phần lớn học sinh chưa có động cơ và ý thức học tập môn ngoại ngữ. Thậm chí, nhiều học sinh và phụ huynh còn ngại chương trình tiếng Anh nên thi và kiểm tra còn gặp nhiều khó khăn.
Đặc biệt, việc thi, kiểm tra, đánh giá chưa tương thích quá trình dạy học. Nếu các em được dạy 4 kỹ năng, chỉ thi 2 kỹ năng nên học đối phó.
TS Nguyễn Thị Minh Hồng - Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm TP.HCM - đánh giá việc thực hiện đề án tại khu vực TP.HCM: Các nhiệm vụ do Đề án 2020 giao qua từng năm thiếu tính kế thừa, thống nhất qua các năm, dẫn đến mỗi năm thực hiện một nhiệm vụ khác nhau, rời rạc. Chương trình sách giáo khoa, giảng dạy chưa thực sự đổi mới, còn nhiều bất cập.
Theo Zing
Thí điểm dạy tiếng Nga, Trung Quốc từ năm 2017 Theo lộ trình Đề án ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020, Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung từ lớp 3 đến lớp 12 vào năm học tới. Ngày 17/9, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 đề án Dạy và học...