Nên có quy định cụ thể buộc cán bộ sai phạm phải từ chức
Theo PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà, đối với cán bộ có sai phạm, nhiều nước đặt ra cơ chế nếu anh không xin về thì sẽ bị truy tố.
Sau Đại hội XIII của Đảng, Trung ương đã ban hành nhiều quy định, nghị quyết về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, trong đó có quy định về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ… với đầy đủ căn cứ, tiêu chí được định lượng một cách rõ ràng, cụ thể, có tính pháp lý, làm cơ sở để cán bộ nếu rơi vào một trong các trường hợp trên thì nên chủ động từ chức. Tuy nhiên, thực tế vẫn hiếm thấy có trường hợp nào chủ động từ chức, đặc biệt khi dính sai phạm.
Một trong những lý do để “giải thích” cho vấn đề này được cho là chủ nghĩa cá nhân ở một bộ phận cán bộ quá lớn. Chừng nào chưa xóa bỏ được chủ nghĩa cá nhân, không thể trông đợi cán bộ mắc sai phạm từ chức.
Nên chăng cần đặt ra một cơ chế mang tính chất cưỡng bức hoặc có những quy định cụ thể buộc cán bộ phải từ chức giống như Đảng đã chỉ ra những biểu hiện về suy thoái phẩm chất đạo đức, lối sống của người đảng viên để chỉ rõ đảng viên suy thoái, từ đó có cơ sở để xử lý.
PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) (Ảnh: Vũ Toàn)
Chia sẻ quan điểm này, PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), cho rằng, cán bộ đã vi phạm thì phải từ chức, nhưng hiện nay đa phần người ta tìm cách né tránh, không nhận lỗi. Nếu người ta có lòng tự trọng thì không nói làm gì, khi đã không tự giác thì phải có quy định. Dẫn chứng từ vụ việc của hàng loạt Giám đốc CDC các tỉnh vừa qua, khi vị nào cũng khăng khăng nói “không nhận một xu nào” của Việt Á nhưng sau đó đều bị bắt hết, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng cho rằng “kiểu của họ là phải chối đến cùng, khi có chứng cứ họ mới phải chịu”.
Khẳng định cần phải có một quy định cụ thể buộc cán bộ mắc sai phạm phải từ chức, và những quy định này phải dựa vào cơ sở chính là pháp lệnh về cán bộ công chức. Cụ thể, theo PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà, yêu cầu đặt ra là việc anh có hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ, vai trò đại diện tiêu biểu, lãnh đạo của đảng viên, quần chúng hay không? Ở cương vị của mình, anh có hoàn thành chức trách nhiệm vụ hay không? Năng lực kém, đạo đức kém không đảm đương được thì phải từ chức.
Nêu vấn đề như vậy nhưng PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà vẫn cho rằng, đây là câu chuyện rất khó bởi đưa ra các quy định mang tính định tính thì được chứ định lượng ra như thế nào là không hoàn thành nhiệm vụ hay thế nào là đạo đức kém phải cần những biểu hiện cụ thể kiểu như phải bắt quả tang, giấy trắng mực đen… là vô cùng khó. Phương án dễ dàng hơn vẫn là vận động lòng tự trọng của quan chức, cán bộ. Ở các nước khi có vấn đề xảy ra, người đứng đầu phải từ chức, như vụ đắm phà ở Hàn Quốc khiến mấy trăm học sinh tử vong, vị Bộ trưởng Giao thông tuy không liên quan trực tiếp nhưng phải từ chức với tư cách người đứng đầu.
Quay trở lại với vụ việc của nhiều Giám đốc CDC không hề có động thái từ chức mà còn khăng khăng khẳng định mình trong sạch, ông Hà cho rằng, họ luôn nghĩ mình sẽ không bị lộ, cho nên cứ khăng khăng như thế để mọi người nghĩ họ trong sạch nhưng họ không biết cơ quan chức năng đã nắm trong tay đủ bằng chứng. Người ta đã mang cả trăm tỷ đồng đi hối lộ thì đương nhiên sẽ phải khai ra hết mới mong nhẹ tội. Quan trọng hơn, những ai nhận hối lộ đều được ghi chép sổ sách đầy đủ.
“Tóm lại, để buộc cán bộ phải chủ động từ chức vẫn phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cán bộ đó, họ có hoàn thành hay không. Ở vị trí Giám đốc có hoàn thành nhiệm vụ không, có uy tín với cán bộ cấp dưới, nhân viên không, rồi có vi phạm gì về đạo đức không, vi phạm có đến mức xử lý kỷ luật không… Ở nhiều nước người ta đưa ra 2 lựa chọn: một là anh xin về, hai là bị truy tố. Có lẽ mình cũng nên học các nước sao cho hợp lý”, ông Hà nêu quan điểm.
PGS.TS Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa XIII (Ảnh: KT)
PGS.TS Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa XIII cũng cho rằng, quy định của Trung ương về miễn nhiệm, từ chức có thể nói đã rõ nhưng tinh thần vẫn muốn khuyến khích cán bộ tự giác. Trên thực tế lại không như vậy.
Video đang HOT
“Tôi cũng đồng ý là cần phải có một quy định bắt buộc nào đó để siết chặt, nếu không từ chức sẽ phải xử lý để cán bộ phải chấp hành. Tuy nhiên nên dùng từ ngữ cho chuẩn. Anh vi phạm nặng thì phải kỷ luật, anh không từ chức thì cũng bị cách chức”.
Nhấn mạnh điều này, PGS-TS Bùi Thị An cũng đồng tình với quan điểm cần có một hệ thống các tiêu chí để đánh giá cán bộ ở mức nào thì phải từ chức.
Tuy nhiên, theo bà Bùi Thị An, rất khó đưa ra các tiêu chí để có thể định lượng cụ thể, còn đưa tiêu chí chung chung thì lại như trước đây không ai chịu từ chức. Và về lý thuyết, những tiêu chí đó phải dựa trên kết quả công việc và mức độ vi phạm ảnh hưởng đến xã hội của cán bộ. Đặc biệt là tiêu chí để đánh giá mức độ uy tín. Đây cũng là tiêu chí rất khó để định lượng, nhiều cán bộ đã mất hết uy tín nhưng cứ khăng khăng mình chưa mất. Kể cả việc lấy ý kiến cấp dưới, liệu rằng họ có dám nhận xét cấp trên của mình làm không tốt, không có uy tín không?. Như vậy là còn phải tính xem cách lấy ý kiến thế nào cho phù hợp thực tiễn với hoạt động và điều hành của cán bộ đó. Việc này chỉ có thể làm tốt nếu cấp trên trong sáng, có trình độ và cấp dưới có bản lĩnh, dám đấu tranh, nói thẳng nói thật.
Nhấn mạnh đây là vấn đề vô cùng khó nhưng theo bà Bùi Thị An không thể không đặt ra để nghiên cứu, xem xét, không để tình trạng “cháy rồi mới dập lửa”.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Đề nghị quy định Lịch sử là môn học bắt buộc
Tại báo cáo gửi UBTVQH, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nêu rõ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến các tầng lớp nhân dân, đội ngũ chuyên gia lịch sử, các đại biểu Quốc hội, quy định môn học Lịch sử cấp Trung học Phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là môn học bắt buộc với khối lượng kiến thức phù hợp; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và cách thức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đối với môn học.
Trước đó, theo tinh thần của Nghị quyết 29 của Trung ương và Nghị quyết 88 của Quốc hội về hai giai đoạn giáo dục phổ thông, ở cấp Trung học phổ thông phân hóa, giảm số môn học bắt buộc và tăng môn học, chủ đề tự chọn.
Nghị quyết 88 cũng nêu rõ: "Thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất nhưng mềm dẻo, linh hoạt. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình giáo dục phổ thông, quy định những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, những lĩnh vực và nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc".
Tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 10 của Quốc hội diễn ra vào ngày 27/11/2015, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khóa XIII, trong đó có yêu cầu tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới.
Chương trình giáo dục phổ thông đã được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Riêng Lịch sử trở thành môn Lịch sử và Địa lí (bậc trung học cơ sở), đây cũng là môn lựa chọn của tổ hợp Khoa học xã hội (bậc trung học phổ thông).
Đáng nói, vào thời điểm tháng 4/2022, dư luận dấy lên tranh cãi trái chiều khi bàn về Lịch sử là môn học lựa chọn. Trên diễn đàn báo chí cũng đặt vấn đề lo ngại vì nếu Lịch sử là môn lựa chọn thì sẽ ít có học sinh đăng kí, rồi phai nhạt lòng yêu nước...
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh
Liên quan vấn đề này, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội vừa có báo cáo chuyên đề gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "Việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với môn Lịch sử cấp Trung học Phổ thông."
Báo cáo nêu rõ: Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều ý kiến cử tri, nhân dân và dư luận băn khoăn đối với quy định môn học Lịch sử cấp Trung học Phổ thông là môn học lựa chọn, không phải là môn học bắt buộc; đồng thời cho rằng quy định này sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử dân tộc cho học sinh.
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến cử tri trước Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tiếp tục giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, trong đó có nội dung liên quan đến môn học Lịch sử ở cấp Trung học Phổ thông, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến.
Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức Tọa đàm tham vấn chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà giáo; dự phiên họp của Văn phòng Chính phủ về môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông...
3 khả năng khi Lịch sử là môn tự chọn
Cơ quan của Quốc hội cho biết, trên cơ sở tổng hợp ý kiến cử tri trước Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tiếp tục giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, trong đó có nội dung liên quan đến môn học Lịch sử ở cấp trung học phổ thông, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến.
Thực hiện chỉ đạo trên, cơ quan này tổ chức Tọa đàm tham vấn chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà giáo; dự phiên họp của Văn phòng Chính phủ về môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông và nghiên cứu báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được phân chia 2 giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản 9 năm (từ lớp 1 đến lớp 9); giai đoạn định hướng nghề nghiệp 3 năm (từ lớp 10 đến lớp 12); thể hiện sự công phu, khoa học, nhìn chung đáp ứng yêu cầu đổi mới và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Đến nay Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai đối với lớp 1 (năm học 2020 - 2021), đối với lớp 2, 6 (năm học 2021-2022) và tiếp tục triển khai đối với lớp 3, 7 và lớp 10 (năm học 2022-2023).
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho rằng, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã quán triệt tinh thần Nghị quyết của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo; Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Chính phủ; được xây dựng và ban hành theo quy định của pháp luật; huy động lực lượng các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục tham gia xây dựng và thẩm định.
Chương trình môn học Lịch sử là nội dung bắt buộc trong toàn bộ giai đoạn giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và trung học cơ sở) và là môn lựa chọn trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (trung học phổ thông), được thiết kế theo hướng chuyên sâu.
Khi môn Lịch sử cấp trung học phổ thông là môn học lựa chọn sẽ có 3 khả năng xảy ra:
Nếu học sinh lựa chọn môn Lịch sử là một trong 5 môn học lựa chọn, học sinh sẽ học tổng thời lượng 210 tiết/3 năm học (tăng 70 tiết so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006).
Nếu học sinh lựa chọn môn Lịch sử là một trong 5 môn học lựa chọn, đồng thời lựa chọn chuyên đề học tập là môn Lịch sử, học sinh sẽ học tổng thời lượng 315 tiết/3 năm học (tăng 175 tiết).
Còn nếu học sinh không lựa chọn môn Lịch sử thì không học thêm tiết nào. Kiến thức phổ thông dừng lại ở kiến thức chương trình tiểu học, trung học cơ sở và tích hợp ở một số môn học khác. Về thời lượng học ít hơn Chương trình giáo dục phổ thông 2006 là 140 tiết.
Cũng như ở giai đoạn giáo dục cơ bản, ở cấp Trung học Phổ thông, nội dung giáo dục lịch sử cũng được đưa vào nội dung giáo dục của địa phương, trong đó có những chủ đề về lịch sử địa phương chiếm thời lượng khoảng 10 tiết/năm học cho mỗi lớp. Đồng thời, môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp Trung học Phổ thông là môn học bắt buộc với thời lượng 35 tiết/năm học, trong đó giáo dục cho học sinh về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Là môn học bắt buộc với khối lượng kiến thức phù hợp
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho rằng, so với Chương trình môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2006 thì Chương trình môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nhiều điểm mới.
Theo đó, Chương trình được xây dựng theo hướng tinh giản, giảm những kiến thức mang tính hàn lâm, chú trọng đến việc hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh; chú trọng đổi mới về phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra, đánh giá; khuyến khích tự học, học tập chủ động, sáng tạo của học sinh.
Nội dung Chương trình môn Lịch sử ở cấp Tiểu học được thiết kế theo phạm vi mở rộng dần về không gian địa lý và không gian xã hội; từ địa lý, lịch sử của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam đến địa lý, lịch sử của các nước láng giềng, khu vực, thế giới, giúp học sinh làm quen với một số nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới.
Chương trình môn lịch sử ở bậc Trung học Phổ thông (từ lớp 10 đến lớp 12) được thiết kế theo hệ thống các chủ đề, chuyên đề học tập, giúp học sinh hình thành, phát triển tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức, trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại...
Kết quả tổng hợp kiến nghị của cử tri, nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo cho thấy, đa số các ý kiến không đồng tình đối với việc đưa môn Lịch sử cấp Trung học Phổ thông thành môn lựa chọn. Bởi Lịch sử là môn học đặc biệt quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng đối với thế hệ trẻ; giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống văn hóa, lịch sử; bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội; từ đó hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.
Bên cạnh đó, xét về tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh Trung học phổ thông (từ 15 đến 17 tuổi) có sự trưởng thành về nhận thức, khả năng tiếp nhận tốt hơn về lịch sử đất nước và lịch sử cách mạng Việt Nam. Đây cũng là lứa tuổi quyết định sự hình thành thế giới quan, hệ thống quan điểm về tự nhiên, về xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, định hướng giá trị của con người.
Xét về khoa học giáo dục, việc bồi dưỡng kiến thức lịch sử cho học sinh Trung học Phổ thông là cần thiết nhằm phát triển con người toàn diện, khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của con người Việt Nam. Tuy nhiên, nếu học sinh không lựa chọn môn lịch sử ở cấp Trung học Phổ thông (thực tiễn cho thấy, số lượng này có thể lên tới 50%), các em sẽ không được tiếp cận với những kiến thức rất quan trọng, có ý nghĩa giáo dục đối với lứa tuổi này.
Đặc biệt, ở nhiều nước trên thế giới, môn Lịch sử trong Chương trình Trung học Phổ thông luôn là môn học bắt buộc.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thống nhất với quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học và nhân dân đối với môn học Lịch sử; sự cần thiết cân nhắc phương án đối với việc dạy học môn Lịch sử cấp Trung học Phổ thông và xin ý kiến các cấp có thẩm quyền trong thời gian tới.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho rằng, môn Lịch sử cần được xác định vị trí đặc biệt quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông theo đúng tinh thần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đúng tinh thần Nghị quyết số 113/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội, đồng thời bảo đảm mục tiêu "chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử..." hình thành nhân cách, lòng yêu nước, sự hiểu biết, nhận thức về truyền thống dân tộc của học sinh và cho thế hệ trẻ.
Từ những phân tích này, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến các tầng lớp nhân dân, đội ngũ chuyên gia lịch sử, các đại biểu Quốc hội, quy định môn học Lịch sử cấp Trung học Phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là môn học bắt buộc với khối lượng kiến thức phù hợp; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và cách thức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đối với môn học; đồng thời truyền cảm hứng cho học sinh yêu thích môn Lịch sử.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường công tác tuyên truyền về Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung, Chương trình môn Lịch sử nói riêng để tăng thêm sự đồng thuận, ủng hộ của xã hội trong việc triển khai thực hiện
Cuối cùng thì ý kiến của cơ quan hữu quan cũng đã được chính thức đưa ra. Song có điều, ở một góc độ khác dư luận cũng cho rằng, các ý kiến của người dân, giáo viên, chuyên gia băn khoăn về việc môn Sử là môn lựa chọn có lẽ không phải đến thời điểm này mới có. Quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ít nhất cũng đã bắt đầu từ nhiều năm trước, nếu trong khoảng thời gian đó, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội có đề nghị Lịch sử là môn bắt buộc sớm hơn thì có lẽ ngành Giáo dục đã không rơi vào tình cảnh hiện nay.
Muộn kéo theo nhiều hệ lụy, sẽ còn rất nhiều việc phải làm trước đề nghị chính thức này của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, và nếu như Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp nhận đề nghị này, thì Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục đứng trước bài toán khó cần có những lời giải thông minh, sáng tạo và quyết đoán với một quyết tâm lớn lao để có thể giải quyết được vấn đề cho cả người dạy và người học cũng như làm an lòng cha mẹ học sinh và tìm được tiếng nói đồng thuận của dư luận, khi mà chỉ còn khoảng 3 tháng nữa là triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 10. Thời điểm này, các trường cũng đã sắp xếp nhân sự, thiết kế tổ hợp môn, lên kế hoạch năm học 2022-2023.
Cấp ngân sách cho cán bộ đi học tiến sĩ khó mang lại hiệu quả như mong muốn PGS Đỗ Minh Cương cho rằng, cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực quản lý Nhà nước không cần đào tạo tiến sĩ mà cần học những gì hệ thống đang thiếu và yếu. Ngày 19/5, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã có Quyết định phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán...