Nên có ít nhất 2 bộ sách tiếng việt!
Trước những tranh luận về sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 khó, xa rời thực tế, PV đã gặp chủ biên cuốn sách, PGS. TS. Đặng Thị Lanh. PGS Lanh cho biết, 70% học sinh lớp 1 Việt Nam ở nông thôn nên quen thuộc với những từ “được xem là khó”. Còn với học sinh thành phố, giáo viên sẽ dùng tranh ảnh hoặc đưa ra những ví dụ để học sinh hiểu được.cá nhân bà cho rằng không nên có 1 bộ sách. Vì 1 bộ sách thì khó có thể phù hợp tất cả các vùng miền. Nên có ít nhất 2 bộ sách.
Khó với thành thị, dễ với nông thôn
- Vừa qua, độc giả tỏ ra bức xúc trước việc biên soạn sách Tiếng Việt lớp 1, không chỉ về những từ lựa chọn để dậy học sinh đánh vần quá xa lạ với lứa tuổi lớp 1 mà còn các câu chữ dài lê thê, câu ghép thay câu đơn từ những bài đầu, câu không hay về vần điệu. Các từ: xe chỉ, vơ cỏ, trỉa đỗ, vườn ươm, cháy đượm, bát ngát, chênh chếch, đông nghịt… được cho là những từ khó. Là chủ biên cuốn Tiếng Việt 1, bà nghĩ sao về phản ứng của độc giả?
Những từ như “bát ngát”, “chênh chếch” khó vì là tính từ nhưng những vẫn phải dy. Giáo viên khi dạy những từ này phải giải thích bằng ví dụ như “cánh đồng bát ngát”, “nắng chiếu chênh chếch”. Một số vần như “ưt”, “iêp”, “ươp” xuất hiện rất ít. Ví dụ, ở bài vần “ưt”, ngoài từ mứt gừng, không thể chọn từ nào khác phù hợp với học sinh lớp 1 như các từ sứt răng, nứt nẻ. Không có câu ghép nào trong các bài đầu.
- Khi đưa những từ đó vào trong sách Tiếng Việt lớp 1, các nhà biên soạn có xem xét độ tuổi này các em có thể hiểu được không?
Thiết kế thống nhất các bài Học âm/ vần mới gồm 2 âm/ vần, mỗi âm/ vần được thể hiện qua 1 từ khóa, 2 từ ứng dụng. Chúng tôi đã chọn những từ dễ hiểu nhất với học sinh, nhưng không tránh khỏi một số ít từ cần có sự giải thích đơn giản của giáo viên thông qua các ví dụ cụ thể, như đã nêu trên.
- Có nghĩa bà khẳng định những từ được lựa chọn đưa vào sách không quá sức với học sinh lớp 1. Nếu có thể nói một cách ngắn gọn, bà có cho rằng cuốn sách Tiếng Việt 1 có những ưu và khuyết điểm gì?
Theo quy định tại Chương trình môn Tiếng Việt tiểu học của Bộ GD-ĐT, mục tiêu môn Tiếng Việt tiểu học, từ lớp1 đến lớp 5 là:
Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dậy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.
Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt; về tự nhiên, xã hội và con người; về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
Video đang HOT
Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giầu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh.
Căn cứ mục tiêu chung của môn Tiếng Việt tiểu học, quy định về nội dung dậy học môn Tiếng Việt lớp 1, chúng tôi đã xây dựng hệ thống bài học phù hợp tâm sinh lí học sinh lớp 1, bao gồm 103 bài học vần và các tuần luyện tập tổng hợp. Trong quá trình soạn thảo sách, chúng tôi cố gắng thể hiện nhất quán một số đặc điểm như:
- Coi trọng sự hình thành và rèn luyện cả 4 kĩ năng đọc, viết, nghe, nói; nhưng chú ý hơn đến kĩ năng đọc, viết. Các sách Tiếng Việt lớp 1 trước đây chỉ chú ý đến kĩ năng đọc, viết.
- Coi trọng tính hệ thống của ngữ âm tiếng Việt. Thứ tự âm/ vần và thứ tự chữ cái xuất hiện có sự liên quan chặt chẽ. Đưa e, b, các dấu thanh vào 6 bài học đầu tiên, đến bài 7 – ê, v học sinh có thể đọc câu bé vẽ bê, và có thể phát triển lời nói tự nhiên những câu bà bế bé, mẹ bế bé,… với tranh kèm theo.
Các sách Tiếng Việt lớp 1 trước đây cũng không đưa a, b vào những bài học đầu tiên, mà đưa i, t hoặc o, c và không có các câu phù hợp với âm, chữ của bài học. Học sinh đã được làm quen thứ tự các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt ở bậc học mầm non. Học sinh lớp 1 được học vần từ vần 1 âm đến vần 2 âm, rồi đến vần 3 âm.
Theo thứ tự này, một số bài dậy vần 2 âm có nguyên âm đôi như bài 35 – uôi, ươi, bài 41 – iêu, yêu, bài 42 – ưu, ươu có phần khó hơn so với các bài dậy vần 2 âm khác. Đây là hạn chế tất yếu của hệ thống chúng tôi đã chọn.
- Bà vừa so sánh với sách trước – sách mới có cải tiến trong việc dạy âm, dạy vần,…Bà có cho rằng, chính sự đổi mới này khiến nhiều ý kiến than phiền sách hiện hành nặng, nhiều bài học quá sức học sinh?
Tôi khẳng định sách Tiếng Việt lớp 1 học không khó. Ví dụ, có người cho rằng những từ “”trỉa đỗ”, “vườn ươm”, “cháy đượm” là khó.
Thực tế 70% học sinh lớp 1 là ở nông thôn, rất quen thuộc với những từ này. Đối với 30% học sinh ở thành phố, giáo viên sẽ dùng tranh ảnh hoặc đưa ra những ví dụ để học sinh hiểu được.
Một số giáo viên yêu cầu học sinh giải thích nghĩa của từ, tìm từ có tiếng chứa âm, vần ngoài bài, viết chính tả từ học kì 1. Những yêu cầu này không thuộc chuẩn kiến thức kĩ năng được quy định, khiến cha mẹ học sinh nghĩ rằng bài học quá sức học sinh.
Học sinh lớp 1 vất vả với việc học.
Nên có 2 bộ sách
- Nhưng xuất phát điểm các cháu vào lớp 1 hầu hết chưa biết chữ. Nếu cho những từ khó như thế khiến phụ huynh hoang mang phải cho con học chữ trước khi vào lớp 1?
Trẻ em trước khi vào lớp 1 đã qua bậc học mầm non. Một số ít dù chưa qua bậc học này vẫn có thể học môn Tiếng Việt lớp 1 đạt chuẩn. Tuy nhiên, đối với học sinh dân tộc ít người tiếng Việt không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ, việc đạt chuẩn khó khăn hơn.
- Những ý kiến cho rằng sách nặng, nhiều từ khó không vừa sức với học sinh lớp 1 đa số là ý kiến từ vùng có điều kiện…
Nếu ý kiến xuất phát từ những vùng có điều kiện thì chắc chắn do giáo viên như đã nói ở trên. Tôi đi thực tế ở nhiều thành phố giáo viên cho rằng sách này nhẹ, ở thời điểm hiện nay có thể soạn phần học vần với thời gian dậy ngắn hơn.
- Đa phần ý kiến độc giả đều cho rằng, các nhà soạn sách dường như không quan tâm đến yếu tố tâm lí lứa tuổi khi soạn cuốn Tiếng Việt 1. Vậy ý kiến của nhóm biên soạn là như thế nào?
Làm sách phải chú ý đến tâm lí học sinh chứ. Nói như thế là nhận xét gượng ép. Trước hết, khi làm sách chúng tôi phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý học sinh. Chúng tôi cũng đọc sách về tâm lý lứa tuổi.
Theo một nghiên cứu, ở Úc trẻ bắt đầu đi học có thể nói 1 câu 7 từ và dần tăng số từ ở mỗi câu theo lứa tuổi theo lứa tuổi. Do đó, những bài đầu chúng tôi chỉ đưa những câu ngắn.
Cá nhân tôi cho rằng không nên có 1 bộ sách. Vì 1 bộ sách thì khó có thể phù hợp tất cả các vùng miền. Nên có ít nhất 2 bộ sách.
- Cảm ơn bà!
Theo VNN
Hàn Quốc: 1 phụ nữ 27 năm trả tiền ăn trưa cho học sinh
Trong suốt 27 năm qua, một phụ nữ đã trả tiền ăn trưa cho một số học sinh khó khăn tại một trường tiểu học ở Seoul (Hàn Quốc). Tuy vậy, bà không muốn để lộ danh tính của mình cho các em học sinh vì không muốn các em nghĩ rằng mình đang mắc nợ bà.
Trường tiểu học Heukseok cho biết, bà Jeon Yeong-ok, 63 tuổi, một chuyên gia về dinh dưỡng ở một bệnh viện, đã tặng tiền cho nhà trường để cung cấp các bữa ăn trưa cho một số học sinh khó khăn của trường kể từ năm 1985.
Trong năm 1985, chồng bà Jeon bình phục sau khi bị một căn bệnh hiểm nghèo và bà muốn làm gì đó để trả ơn đời. Một trong những người bạn của bà Jeon làm việc ở Trường tiểu học Heukseok cho bà biết có một số học sinh không được ăn trưa tại trường do thiếu tiền. Thấy vậy, bà Jeon bắt đầu trả tiền ăn cho 3 đến 4 học sinh của trường.
Hiệu trưởng và các chuyên gia dinh dưỡng của nhà trường rất cảm kích trước tấm lòng của bà Jeon và những học sinh từng được bà trợ giúp muốn gửi thư cảm ơn tới bà. Nhưng bà không muốn công bố danh tính của mình với những học sinh này, nói rằng việc đó có thể khiến các em nghĩ rằng mình đang mắc nợ bà.
Học sinh một trường tiểu học ở tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) đang lấy thức ăn cho bữa trưa. (Ảnh minh họa)
Tháng trước, bà Jeon không còn cung cấp bữa ăn trưa miễn phí cho một số học sinh của Trường tiểu học Heukseok nữa. Không phải vì bà đã thay đổi ý định, mà bởi vì hiện nay có một chương trình bữa ăn miễn phí cho tất cả các học sinh tiểu học.
Tháng 5 vừa qua, lãnh đạo nhà trường đã đến thăm bà Jeon tại bệnh viện nơi bà làm việc để trao cho bà tấm bằng cảm ơn nhưng bà đã không nhận. Cuối cùng thì vào ngày 2/12 vừa qua, tấm bằng cảm ơn đã được trao cho bà khi chương trình cấp bữa ăn miễn phí cho học sinh của bà kết thúc.
"Chúng tôi thực sự cảm kích trước hỗ trợ của bà cũng như tấm chân tình của bà dành cho những người khác", quan chức nhà trường cho biết.
Theo DT
TPHCM: Giáo viên đánh học sinh lớp 2 gãy răng Chiều ngày 7/12, một cô giáo ở Trường tiểu học Bông Sao (quận 8, TPHCM) lỡ tay đánh vào đầu làm gãy răng một học sinh lớp 2. Theo lời của em Nguyễn Lê Hoàng Long, học sinh lớp 2/7 thì buổi học chiều ngày 7/12, em bị cô giáo N.N.T.L. phạt úp mặt xuống bàn vì tội nói chuyện trong giờ học....