Nên chuẩn bị thế nào để đi bộ không bị đau nhức chân?
Đi bộ là một trong những hình thức tập luyện tốt nhất với người già. Do đó, biết được và phòng tránh những nguy cơ đau nhức, chấn thương khi đi bộ là rất quan trọng.
Đi bộ là một trong những hình thức tập luyện tốt nhất với người cao tuổi – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
“Đi bộ là cách tập luyện rất tốt giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, xương và các mô liên kết cũng như giảm mỡ, tăng cường sức bền và cải thiện sức khỏe tim mạch”, The Healthy dẫn lời huấn luyện viên cá nhân người Mỹ Adam Rosante.
Những người cao tuổi có sức khỏe tốt, có khả năng đi lại đều có thể đi bộ. Với những người mới bắt đầu, đi bộ có thể cải thiện đáng kể thể lực và sức khỏe tổng thể.
Đi bộ nhanh 150 phút/tuần hoặc 25 phút/ngày được xem là hình thức tập luyện ở mức độ vừa phải. Cách tập này có thể giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.
Video đang HOT
Đối với người cao tuổi, việc đầu tiên khi muốn tập luyện bằng cách đi bộ hay bất kỳ hình thức nào là phải đến kiểm tra với bác sĩ. Bác sĩ sẽ cho biết việc tập luyện có an toàn hay không, đặc biệt là với những người có bệnh tiềm ẩn.
Trước khi ra khỏi nhà, người cao tuổi có thể chuẩn bị một số thứ quan trọng như lựa chọn đôi giày thoải mái, mang theo một chai nước và chiếc điện thoại được sạc đầy pin. Giấy tờ tùy thân cũng cần phải mang theo vì mọi người có thể liên hệ với gia đình khi không may xảy ra vấn đề sức khỏe không mong muốn, heo The Healthy.
Nếu có thể hãy đi bộ cùng bạn bè, người thân. Trong trường hợp đi bộ một mình, nhiều người có thể sẽ mang tai nghe để nghe nhạc. Lưu ý là khi mang tai nghe thì không nên chỉnh âm thanh quá lớn, như thế sẽ dễ khiến mất tập trung và không nhận ra các phương tiện đang di chuyển xung quanh.
Có lẽ ít người nghĩ đi bộ có thể gây đau nhức hay chấn thương. Tuy nhiên, nguy cơ này hoàn toàn có thể xảy ra với người cao tuổi nếu họ đi quá nhiều. Những chấn thương thường thấy ở người già do đi quá nhiều gồm viêm gân, phồng chân, đau xương cẳng chân, viêm cân gan chân, đau xương đốt bàn chân, các chuyên gia cho biết.
Để tránh những chấn thương này, người cao tuổi khi tập đi bộ thì nên bắt đầu với tốc độ chậm, quãng đường ngắn. Điều này cần đặc biệt lưu ý với những người thường ngày ít vận động. Vận động nhiều đột ngột sẽ dễ gây đau nhức, theo The Healthy.
Cảnh báo về bệnh xương khớp qua 3 dáng đi bất thường
Đi bộ vốn là hoạt động bình thường đối với nhiều người. Tuy nhiên, những dáng đi dưới đây cảnh báo xương khớp của bạn đang gặp vấn đề rồi đấy, tham khảo ngay nhé!
1. Dáng đi chậm là biểu hiện của bệnh viêm xương khớp
Tuổi tác sẽ ảnh hưởng đến tốc độ bước đi. Người cao tuổi có xu hướng đi chậm hơn. Các cơ bắp nửa thân dưới cơ thể có xu hướng yếu dần đi. Tốc độ co duỗi của các sợi cơ này cũng giảm. Hai yếu tố trên cùng khiến đôi chân mất đi sức mạnh và bước đi chậm hơn.
Bước đi chậm cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm xương hay trọng lượng cơ thể quá nặng làm hạn chế vận động ở người béo phì. Theo The Healthy , cách tốt nhất để người béo phì giảm cân là phải có một chế độ ăn lành mạnh và đi bộ thường xuyên .
2. Dáng đi lảo đảo là biểu hiện của bệnh xương khớp
Một số người gặp khó khăn khi giữ cân bằng và đi lảo đảo từ bên này sang bên kia. Đây có thể là dấu hiệu của cơ mông yếu, cảnh báo những bệnh về xương khớp đang tiềm ẩn trong cơ thể bạn.
Dáng đi lảo đảo là biểu hiện của viêm xương khớp ở hông
Dáng đi lảo đảo kiểu như chim cánh cụt là biểu hiện thường thấy của viêm xương khớp ở hông. Theo The Healthy, với những người cơ yếu, tập luyện thể thao phù hợp có thể giúp cải thiện tình trạng của họ .
3. Dáng đi khập khiễng
Bước đi khập khiễng là dấu hiệu cho thấy một trong hai chân đang bị tổn thương. Nguyên nhân có thể là do căng cơ, bong gân, rách sụn, viêm khớp, chiều dài 2 chân không đều hoặc các vấn đề về bàn chân.
Bên cạnh đó, dáng đi khập khiễng cũng có thể làm ảnh hưởng các đến bộ phận khác của cơ thể. Một số bệnh nhân gặp tình trạng 2 chân không đều nhau, chân này ngắn hơn chân kia. Khi họ già, tư thế đi đứng mất cân bằng trong nhiều năm sẽ khiến các khớp xương mòn nhanh hơn, gây đau ở lưng, khớp hông, đầu gối và bàn chân.
Như vậy, trên đây là những dáng đi cảnh báo cơ thể của bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp. Khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường bạn cần phải tìm đến bác sĩ để được khám và điều trị một cách phù hợp.
10 mẹo chống béo bụng, thừa cân cho đàn ông công sở Làm thế nào để không bị mỡ thừa vùng bụng khi phải ngồi trong nhiều giờ đồng hồ tại văn phòng? Đi bộ xung quanh nơi làm việc: Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta ngày càng ít di chuyển mà phần lớn thời gian chỉ ngồi và nằm. Nhằm tạo điều kiện cho cơ thể vận động nhiều hơn, phái mạnh nên...