Nên cho trẻ học trường công hay tư?

Theo dõi VGT trên

Trường công cơ sở vật chất tốt, lớp học rộng rãi, nhưng không có camera theo dõi, con tôi đi học về không vui vẻ như ở trường tư.

Nên cho trẻ học trường công hay tư? - Hình 1

Ảnh minh họa

Trước đây, tôi luôn nghĩ việc cho trẻ đi học là đơn giản mà sao nhiều người cứ phải đắn đo, suy nghĩ nhiều cho mệt. Khi còn ở Phú Nhuận (TP HCM), bé nhà tôi được một tuổi. Tôi quyết định gửi bé ở trường mầm non tư nhân gần nhà nhất. Trường tư và vì con mới 12 tháng, chi phí khoảng 5 triệu đồng. Tôi rất hài lòng với các cô ở đó, vì thấy bé quấn các cô. Trường có camera để tôi có thể nhìn con bất cứ lúc nào nên khá yên tâm.

Bé đi học, một thời gian sau bé biết nói, gọi bố ơi làm tôi thật sự sung sướng. Vài tháng sau bé biết hát, về nhà biết bỏ dép vào kệ, biết vứt rác vào thùng rác nên tôi rất tin tưởng và yêu mến các cô. Có những hôm tôi có việc đến 7h tối mới đón bé. Thấy các cô ngồi ôm bé ngủ, tôi lại càng có thiện cảm với các cô.

Rồi nhà tôi chuyển sang quận 2, TP HCM. Không thể gửi bé ở đó được nữa, tôi tìm trường mới cho con. Thật sự tôi vẫn rất muốn gửi bé ở trường cũ nhưng vì xa quá, bất tiện. Các cô trông bé rất buồn và hay gọi điện hỏi thăm con tôi. Hôm 1/6 các cô gọi nói cho bé lên chơi với các bạn. Trường cũ có quà cho con tôi đem về. Về nhà mới mấy tháng mà cháu cứ nhắc tên các cô, các bạn trong lớp làm tôi thấy rất nhiều cảm xúc.

Bên quận 2, tôi tìm được ngôi trường công khá nổi tiếng, cơ sở vật chất phải nói cực kỳ đẹp, hơn hẳn trường bên kia nên tôi cũng thích lắm. Lớp học rộng rãi, sân chơi rộng nhiều đồ chơi. Tôi quyết định nhập học cho bé. Học phí trường công lại quá rẻ, chỉ 2 triệu đồng một tháng trong khi trường cũ tôi gửi cao hơn 2,5 lần.

Hôm đầu tiên buổi trưa cô gọi cho bé về vì khóc. Tôi chạy vội về đón bé, gửi xe đang định chạy vào lớp thì bảo vệ không cho vào, nói chờ để cô dẫn ra (ở trường tư tôi có thể vào lớp bé bất cứ lúc nào). Hôm sau đến giờ tôi mới đón bé, thấy tôi bé không tỏ ra mừng rỡ. Trên đường về tôi trêu con “thế cô có đánh con không”. Tôi giật mình khi bé trả lời “cô đánh con” rồi vung tay làm động tác đánh.

Một hôm đi muộn, cô không nhận trẻ vì quy định của trường chỉ nhận bé đến 8h sáng. Tôi bắt đầu lo lắng. Vợ tôi bảo hay là mỗi tháng gửi thêm các cô mấy trăm nghìn? Với tôi chuyện mấy trăm nghìn không đáng gì cả, nhưng tôi chỉ băn khoăn một điều, chả lẽ ở trường tư thì cô sẽ quan tâm đến bé hơn trường công?

Và điều đáng nói nữa là trường công không có camera. Phụ huynh không được vào lớp bé trong giờ học mà phải đứng ngoài chờ cô dắt ra. Hơn nữa, việc biếu thêm các cô vì nuôi dạy con mình, tôi luôn sẵn sàng. Nhưng để giành lấy sự ưu ái cho con tôi hơn các bé khác thì tôi thực sự không muốn. Các cô ở trường công không niềm nở như trường tư, có thể do nhiều yếu tố.

Tôi thực sự rất băn khoăn và muốn được mọi người chia sẻ, cho lời khuyên. Hay là thôi kệ mỗi tháng tôi cứ gửi thêm các cô mấy trăm nghìn để nhận được cảm giác yên tâm hơn theo lời vợ?

Video đang HOT

Trường Giang

Theo vnexpress.net

Mẹ Xu Sim: Chọn trường cho con, không có trường tốt nhất, chỉ có trường vừa sức và phù hợp

Các ba mẹ ạ, mình nghĩ không có trường tốt nhất, chỉ có trường vừa sức và phù hợp. Vừa sức con và vừa sức mẹ. Về phía con, đừng tối tăm mặt mũi học và thi. Về phía mẹ, đừng tối tăm mặt mũi cày cuốc kiếm tiền.

Với tất cả các phụ huynh, khi con cái kết thúc lứa tuổi mầm non và bắt đầu bước vào ngưỡng cửa tiểu học, việc chọn trường nào cho con theo học luôn là vấn đề thực sự "cân não". Trường công hay trường tư, quốc tế? Liệu con sẽ phù hợp với môi trường nào? Trường nào sẽ là lựa chọn phù hợp với kinh tế gia đình... Là một bà mẹ 2 con, nhà báo Thu Hà - mẹ Xu Sim cũng từng trải qua giai đoạn cân nhắc lên xuống khi chọn trường cho con. Và với kinh nghiệm sống của mình, chị Thu Hà sẽ giúp phụ huynh gỡ rối phần nào trong việc chọn trường cho con theo học trong bài viết dưới đây:

Hôm trước, ngồi tâm sự với một bạn. Bé nói: " Sai lầm lớn nhất của con là đã đậu trường Chuyên. Các bạn ấy học quá giỏi, học ở đây ngày nào con cũng thấy mình kém cỏi, chậm chạp, thua cuộc. Con không chơi thân được với ai và con cũng không muốn chơi với ai. Mỗi sáng con muốn khóc khi nghĩ tới việc tới trường và lại phải đối mặt toàn với người khổng lồ. Ngày mai cũng thế, ngày nào cũng thế, lúc nào cũng thấy kiệt sức, muốn gục ngã!

Mẹ thấy con lo lắng, học thua bạn bè, mẹ lại đăng ký cho con đi học thêm ở trung tâm. Mà chắc là có cố gắng cả đời cũng chả đuổi kịp được, trí tuệ của các bạn đã ở sẵn trong não các bạn ấy rồi, và con sẽ vĩnh viễn thua cuộc".

Mình đã khóc!

Mẹ Xu Sim: Chọn trường cho con, không có trường tốt nhất, chỉ có trường vừa sức và phù hợp - Hình 1

Nhà báo Thu Hà - mẹ Xu, Sim.

Một giáo viên trường Trần Đại Nghĩa nhận xét, điều đáng sợ nhất ở Trần Đại Nghĩa là phụ huynh, nhiều người cạnh tranh, ghen tỵ và kèn cựa nhau đến khổ. Suốt ngày vẫn lùng sục để đi học thêm hết nơi này tới nơi khác, phân bì tỵ nạnh nhau từng nửa điểm. Ở trong cái nôi toàn học sinh giỏi, sự cạnh tranh trong họ càng như được nhân lên, chắp cánh. Tội nghiệp đứa trẻ, mỗi ngày đi học lại thấy một ngày chưa hài lòng bản thân mình và hài lòng ba mẹ.

Còn trường quốc tế thì sao? Khi hầu hết những vấn đề bức xức cuả trường công lập được giải quyết: không nặng lý thuyết, không ghi nhớ từ chương, không quá tải, học sinh được tự do và được tôn trọng...

Nhưng văn hoá gia đình và môi trường xã hội đã đồng bộ chưa? Nếu ba mẹ cứ mải mê kiếm tiền, rồi tới trường thả bụp 1 cái cho con vào tự do thì không phải học sinh nào cũng ổn.

Giờ học, giờ ăn, học sinh muốn ngồi đâu thì ngồi, nên trong lớp phân biệt đẳng cấp khá khắc nghiệt. Áp lực thuộc về 1 nhóm rất là lớn.

Bài tập thì thầy không ép, nên chẳng làm cũng không sao. Nhiều bé vốn quen bị ủn mông ép học, không quen tự học, vào trường quốc tế vài lần kiểm tra thấy không đạt, thầy sẽ hạ level, thành ra học bài dưới sức. Chương trình quốc tế đa dạng và linh hoạt nên thấy con mình điểm cao, thấy giáo viên khen, mà phụ huynh không biết được là con mình chỉ đang đứng cao trong chương trình dễ nhất, thấp nhất của lứa tuổi.

Hơn nữa, với học phí 30 triệu tới 50, 60 triệu/tháng thì rất nhiều phụ huynh cảm thấy mình đã chi trả quá nhiều, hi sinh quá nhiều. Và tất nhiên, họ sẽ kỳ vọng rất nhiều và đòi hỏi rất rất rất nhiều!

Những năm tháng làm việc trong trường song ngữ, trường Quốc tế, mình nhìn thấy nhiều giáo viên căng thẳng và sợ hãi với áp lực từ phụ huynh. Con bạn học với 1 giáo viên căng thẳng vì sợ bạn, vì sợ sai, điều đó có tốt cho con không?

Mẹ Xu Sim: Chọn trường cho con, không có trường tốt nhất, chỉ có trường vừa sức và phù hợp - Hình 2

Nếu ba mẹ cứ mải mê kiếm tiền, rồi tới trường thả bụp 1 cái cho con vào tự do thì không phải học sinh nào cũng ổn (Ảnh minh họa).

Một giáo viên đã dạy cả công lập và quốc tế nói: Trường công thì quyền lực nằm trong tay giáo viên, trường quốc tế thì quyền lực nằm trong tay phụ huynh. Vẫn chưa thấy có nơi nào học sinh làm trung tâm!

À, còn trường tư chất lượng cao thì sao? Hè rồi, mình được giới thiệu tới 1 trường được nhiều người nhận xét rất tốt. Quy định tuyển sinh của trường: Yêu cầu phải khá giỏi trở lên, điểm tổng kết lớp 4 và 5 tối thiểu phải là 36 điểm 2 môn văn toán. Ưu tiên cộng điểm với những giải thưởng thi học sinh giỏi tiểu học cấp thành phố, cấp quốc gia, cộng điểm nếu có bằng cấp tiếng Anh...

Ồ, lạm phát học sinh giỏi ở đâu mà ra? Vấn nạn trẻ con tiểu học bị nhồi nhét học và nhồi nhét thi ở đâu mà ra? Các trung tâm tiếng Anh, trung tâm luyện Toán Văn, học thêm tới 8 -9h tối, học suốt thứ 7, chủ nhật ở đâu mà ra? Chính là ở quy định đầu vào của những trường mệnh danh là lá cờ đầu của ngành giáo dục này!

Và nếu cứ chạy đua trong các cuộc cạnh tranh tuyển chọn khốc liệt, nếu cứ cố đạt điểm cao, vậy có làm triệt tiêu tính sáng tạo, dám khác biệt của con? Con có khó bao dung và hợp tác, những điều con rất cần trong cuộc sống tương lai không?

Nếu ở Mỹ, áp lực muốn con học trường tốt sẽ đổ lên đầu ba mẹ, phải cày ra nhiều tiền, mua nhà giá cao ở những khu vực có trường tốt, thì ở Việt Nam thì áp lức đó chủ yếu đổ lên đầu tụi nhỏ: phải cày học và cày thi!

Mình biết nhiều học sinh vẫn đang phát triển tốt ở trường chuyên, trường Quốc tế, nhưng nếu con mình không may rơi vào vài phần trăm không thích hợp?

Nhà mình có Xu và Sim rất khác nhau. Xu ham học, nỗ lực vươn lên, nhưng lại hay tự gây áp lực cho mình, con dễ mặc cảm, nên mình nghĩ Xu không hợp với trường chuyên. Sim lười hơn, nhưng ưu điểm là vô tư trong chuyện đậu - rớt và không áp lực, có thể Sim sẽ sống trong trường chuyên được.

Nhưng nếu 2 đứa 2 trường thì áp lực lại đổ lên mẹ Hà. Và thêm nữa, mình vẫn muốn chị em thân nhau hơn, mình chọn tình cảm hơn là thành đạt, nên đã thôi 1 đứa thì thôi luôn. Và, thú thực, nỗ lực thì tốt, nhưng nỗ lực hoài thì cũng mệt lắm.

Các bạ mẹ ạ, mình nghĩ không có trường tốt nhất, chỉ có trường vừa sức và phù hợp. Vừa sức con và vừa sức mẹ. Về phía con, đừng tối tăm mặt mũi học và thi. Về phía mẹ, đừng tối tăm mặt mũi cày cuốc kiếm tiền.

Mẹ Xu Sim: Chọn trường cho con, không có trường tốt nhất, chỉ có trường vừa sức và phù hợp - Hình 3

Có lẽ vậy nên ba mẹ đã quá dày công tìm trường và quá đầu tư vào trường, mà bỏ lơ mất trường học quan trọng nhất, thầy giáo quan trọng nhất, mà học phí rẻ vô cùng, là chính ba mẹ và chính gia đình mình! (Ảnh minh họa)

Nếu con thong dong vào trường chuyên, không cần học thêm gì thì trường chuyên ok. Nếu mẹ trả vài trăm triệu học phí/năm mà không phải băn khoăn, không thấy đang hi sinh vì con, thì trường Quốc tế ok.

20 năm nay, mình đã từng làm việc với hàng trăm học sinh trường chuyên và trường quốc tế ra, trường nào cũng có giỏi, có kém, và cũng có những bạn bị gọi là "khùng khùng", luôn lạc lõng, bất đắc chí. Thậm chí, sau khi học ở trường chuyên và trường quốc tế thì nếu thất bại, cái thất bại đó còn đau hơn.

Nhớ lại bạn học sinh lớp 11 khóc vì cô giáo im lặng 3 tháng không giảng bài nhận được đồng cảm từ hàng trăm bài báo và phụ huynh cả nước. Nhưng nếu một bé học trường quốc tế 50 triệu/tháng, hay 1 bé học trường chuyên tỷ lệ 1 chọi 20, khóc vì áp lực, liệu chúng ta có thương nhiều? Mà nước mắt nào chẳng mặn, áp lực nào chẳng đau?

Cô Trân Phượng (Hiệu trưởng trưởng ĐH Hoa Sen) nói: "Truyền thống Việt Nam mình quá trọng ông thầy, nghĩa là có thầy tốt mới học tốt được". Có lẽ vậy nên ba mẹ đã quá dày công tìm trường và quá đầu tư vào trường, mà bỏ lơ mất trường học quan trọng nhất, thầy giáo quan trọng nhất, mà học phí rẻ vô cùng, là chính ba mẹ và chính gia đình mình!

Chị Thu Hà là một nhà báo hiện đang sống và làm việc ở TP HCM, đồng thời là tác giả cuốn sách: "Con nghĩ đi, mẹ không biết". Chị là mẹ của hai cô con gái vô cùng đáng yêu, cá tính là Xu và Sim. Tự nhận mình là một người mẹ không hoàn hảo và mắc nhiều sai lầm khi nuôi dạy con, nhưng chị coi đó là những bài học lớn của mình để thay đổi và trở thành một người bạn đồng hành thực sự cùng con lớn lên.

Theo Helino

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chính thức: Hoa hậu Kỳ Duyên dừng chân trước Top 12 Miss Universe
10:12:07 17/11/2024
Chung kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên xuất hiện hô tên cực đã tai, chính thức lọt top 30!
09:52:37 17/11/2024
Đi mách mẹ chồng khi thấy bố qua lại với ô sin, cô dâu trẻ sốc ngất trước màn 'trừng phạt' của bố chồng
09:17:40 17/11/2024
Tử vi 3 ngày liên tiếp (17, 18 và 19/11), 3 con giáp tiền bạc rủng rỉnh, vàng chất đầy tủ
11:17:56 17/11/2024
4 điều Ronaldo nói đúng và sai về MU trong cuộc phỏng vấn chấn động
13:00:32 17/11/2024
Kỳ Duyên có 1 hành động lạ khi được gọi tên vào top 30, hoá ra có ý nghĩa đặc biệt
09:58:36 17/11/2024
"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim
10:06:39 17/11/2024
Ronaldo, Bruno Fernandes rời đội tuyển Bồ Đào Nha
13:02:06 17/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Xếp hạng may mắn trong tử vi 12 cung hoàng đạo 18/11/2024: 3 cung hoàng đạo may nhất hôm nay

Trắc nghiệm

15:22:07 17/11/2024
Xếp hạng may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay 18/11. Đâu là con cung hoàng đạo may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Cụ bà U90 vẫn nhớ người yêu cũ của chồng, dân mạng khen 'quá dễ thương'

Netizen

15:08:09 17/11/2024
Đoạn clip ghi lại cảnh cụ bà U90 đã quên nhiều chuyện nhưng vẫn nhớ người yêu cũ của chồng. Cụ ông không những không để bụng, còn dịu dàng bóc quýt cho cụ bà ăn.

Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h

Tin nổi bật

15:05:34 17/11/2024
Do tác động của bão Man-yi, từ chiều 17/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-12, giật cấp 16; sóng biển cao 2-4 m, vùng gần tâm bão 5-7m; biển động dữ dội.

Gyokeres lên tiếng về khả năng đến MU

Sao thể thao

14:55:53 17/11/2024
Tiền đạo người Thụy Điển Viktor Gyokeres đã có những chia sẻ về cơ hội theo chân HLV Ruben Amorim gia nhập MU trong thời gian tới.

Dễ rước họa vào thân khi ăn nhiều hạt chia để giảm cân

Làm đẹp

13:52:34 17/11/2024
Mặc dù hạt chia rất giàu dinh dưỡng, nhưng việc tập trung quá nhiều vào chúng sẽ tạo ra khoảng trống dinh dưỡng. Việc phụ thuộc quá nhiều vào hạt chia để bổ sung chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

Sức khỏe

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.

Sẽ thật tiếc nếu không ăn loại rau này vào mùa đông: Là "vua rau củ", rẻ tiền nhưng làm món ăn ngon lại tốt sức khỏe

Ẩm thực

10:22:03 17/11/2024
Dù hình thức không bắt mắt cho lắm nhưng loại rau củ này được ví là nhân sâm trắng vì có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe tổng thể,

Điên cuồng những đêm "cháy phố" sinh tử (bài 1)

Pháp luật

10:04:33 17/11/2024
Bỏ học, lêu lổng, không có sự quản lý của gia đình, người thân và bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi đám bạn xấu, mạng xã hội độc hại, không ít thanh, thiếu niên đã tụ tập với nhau trở thành tội phạm đường phố.

Sao nam Gen Z gây sốc khi đăng ảnh nhạy cảm sau ồn ào tặng fan bao cao su

Sao châu á

09:56:09 17/11/2024
Vào ngày 11/11 vừa qua, nam idol Eric (The Boyz) trở thành tâm điểm vì công khai đăng ảnh gửi tặng bao cao su đến fan.

Hoa hậu hát hay, tài sắc vẹn toàn sống khép kín ở tuổi 38 là ai?

Sao việt

09:50:14 17/11/2024
Đăng quang ở tuổi 19, Nguyễn Thị Huyền là biểu tượng nhan sắc của làng giải trí Việt. Chị được khen ngợi về học vấn cao, đồng thời đa tài khi đóng phim, diễn thời trang, ca hát...

10 thói quen của tôi được cư dân mạng khen ngợi: Đặc biệt điều số 6 giúp tôi tránh xa bệnh tật

Sáng tạo

09:38:35 17/11/2024
Sau khi chia sẻ về những thói quen sống của bản thân lên 1 diễn đàn trên mạng, tôi hết sức bất ngờ vì được cư dân mạng khen ngợi tới tấp.