Nên cho trẻ ăn bao nhiêu muối một ngày?
Ở trẻ nhỏ chỉ cần lượng muối rất nhỏ, vượt quá nhu cầu của trẻ có thể dẫn tới tổn thương thận nghiêm trọng.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, ăn thừa muối ở trẻ nhỏ sẽ liên quan đến bệnh tăng huyết áp, loãng xương, hen phế quản, ung thư dạ dày, béo phì sau này.
Lượng muối trẻ cần ăn mỗi ngày tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và sự trưởng thành của thận. Thông thường thì cha mẹ hay cho trẻ ăn nhiều muối hơn lượng cần thiết. Nếu lượng muối trong cơ thế lớn, có thể gây ứ đọng dẫn đến phù thũng, rối loạn nhịp tim…
Trẻ càng nhỏ, nhu cầu muối hằng ngày càng thấp. Lượng muối cho bé theo từng độ tuổi:
Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà mẹ có thể nêm muối thích hợp.
- Bé 0 – 6 tháng:
Video đang HOT
- Bé 6 – 12 tháng: 1g/ngày
- Bé 1-3 tuổi: 1,5g/ngày.
- Bé 4-8 tuổi: 1,9g/ngày.
- Bé 9-13 tuổi: 2,2g/ngày.
- Bé 14-18 tuổi: 2,3g/ngày.
Lượng nước mắm dùng cho bé chỉ nên khoảng 1/3 thìa cà phê rồi tăng dần. Nên cho nhạt vì vị giác của bé còn rất nhạy. Cho vừa miệng người lớn là quá mặn đối với bé.
Ở trẻ nhỏ chỉ cần lượng muối rất nhỏ, vượt quá nhu cầu của trẻ có thể dẫn tới tổn thương thận nghiêm trọng. Kết quả của một nghiên cứu gần đây của Trường Đại học California (Mỹ) cho thấy nếu khi còn trẻ chúng ta giảm sử dụng khoảng 3.000 mg muối ăn/ngày thì khi về già có thể giảm được 30% – 43% nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.
Tuy nhiên nếu bị thiếu muối thì cơ thể cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực. Nếu thiếu muối ít cơ thể sẽ tự thích ứng bằng cách làm giảm đào thải natri qua nước tiểu và mồ hôi. Đồng thời, cơ thể cũng sẽ có cảm giác thèm ăn mặn hơn nên sẽ sớm có được lượng muối cần thiết trong cơ thể.
Người bị thiếu muối thường gặp khi ra quá nhiều mồ hôi do tập thể thao hoặc bị tiêu chảy nặng mà không được bù nước và muối hợp lý. Trẻ nhỏ ăn dặm cần đảm bảo 4 nhóm chất trong thực đơn như đạm (thịt, cá, trứng…), đường (gạo, ngô, khoai…), chất béo (dầu ăn, mỡ), khoáng chất và vitamin (rau củ, hoa quả…).
Theo Phununews
Ho khan dùng thuốc gì?
Đối với trường hợp ho khan là triệu chứng của một bệnh nào đó cần phải điều trị nguyên nhân gây bệnh. Một số người sử dụng các thuốc ức chế men chuyển điều trị tăng huyết áp cũng có thể gây ho khan, khi ngừng thuốc sẽ hết ho.
Ảnh minh họa: Internet
Ho khan (ho không có đờm) có thể do hít phải vật lạ (thức ăn) hoặc khói thuốc gây kích thích, hoặc có thể do họng, phế quản bị kích thích khi cảm lạnh thông thường hoặc là triệu chứng của một bệnh: hen phế quản, trào ngược dạ dày, thực quản...
Đối với trường hợp ho khan là triệu chứng của một bệnh nào đó cần phải điều trị nguyên nhân gây bệnh. Một số người sử dụng các thuốc ức chế men chuyển điều trị tăng huyết áp cũng có thể gây ho khan, khi ngừng thuốc sẽ hết ho.
Trường hợp ho khan không xác định rõ nguyên nhân hoặc điều trị nguyên nhân gây bệnh mà không hết ho thì việc dùng thuốc giảm ho là cần thiết.
Các thuốc thường dùng:
- Dextromethophan: Là thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não, được dùng giảm ho do kích thích nhẹ ở phế quản và họng như cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích, đặc biệt có hiệu quả trong điều trị ho khan mạn tính. Thuốc có độc tính thấp nhưng nếu dùng với liều cao có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương.
- Codein (thuốc trị ho dẫn xuất á phiện): Có tác dụng làm giảm ho trong các trường hợp ho khan nhẹ. Tuy nhiên codein không đủ hiệu lực để giảm ho trong các trường hợp ho nặng. Ngoài ra, codein còn có tác dụng giảm đau trong trường hợp đau nhẹ và vừa. Tác dụng phụ hay gặp khi dùng thuốc là táo bón (do thuốc làm giảm nhu động ruột, cần dùng thêm thuốc nhuận tràng), an thần và lệ thuộc thuốc.
- Các thuốc phối hợp (atussin, decolsin, rhumenol...): Ngoài các hoạt chất làm giảm ho như dextromethophan, các thuốc này còn có thêm thành phần kháng histamin, chất làm giảm ngạt mũi. Vì thế chỉ dùng các thuốc này khi ho có kèm theo hiện tượng ngạt mũi.
- Thuốc ngậm giảm ho: Với loại thuốc này cần kiểm tra thành phần đường có trong thuốc khi dùng (đặc biệt ở bệnh nhân tiểu đường).
Ngoài ra có thể dùng điều trị hỗ trợ bằng các thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như các loại si rô trị ho.
Theo Sức khỏe & Đời sống
10 bí mật về trẻ sơ sinh mà ít mẹ biết Trẻ sơ sinh có nhiều loại xương hơn người lớn, khi mới sinh ra bé như người bị cận thị, bé khóc không ra nước mắt... 1. Nhiều loại xương hơn người lớn Bạn vẫn nghĩ rằng người lớn cao to hơn nên sẽ có nhiều xương hơn, nhưng hoàn toàn không phải vậy. Một em bé được sinh ra với hơn 300...