“Nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT”
Nhiều ý kiến cũng nhấn mạnh, Bộ GD-ĐT không nên bỏ kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ nhưng để cho các trường tự chủ tuyển sinh, tùy theo nhu cầu đào tạo mà có phương pháp tuyển phù hợp.
GS Nguyễn Minh Thuyết (Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội): Bộ nên giao quyền cho các sở.
Giáo sư Đặng Lân Dũng – trường ĐH Quốc gia Hà Nội: Nên bỏ!
Thực sự, muốn cho kỳ thi có tỷ lệ đỗ cao không khó, chỉ cần đề ra dễ một chút. Tuy nhiên, tôi cho rằng thi tốt nghiệp chỉ là để loại những học sinh quá kém. Điều này cũng cho thấy Bộ không thể gộp hai kỳ thi làm một và cũng không thể bỏ kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ được.
Tôi nghĩ, kỳ thi tốt nghiệp sau này nên để cho các sở cấp bằng. Các sở sẽ dựa trên kết quả học tập của học sinh để xét tốt nghiệp thay vì phải tổ chức hai kỳ thi liền nhau, quá tốn kém, mệt mỏi, căng thẳng cho học sinh, phụ huynh và cho cả xã hội.
Video đang HOT
Riêng kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ không thể bỏ. Chúng ta không thể so sánh với các nước khác như Mỹ vì họ có đủ điều kiện cơ sở vật chất về giảng đường, phòng thí nghiệm… nên ở một số trường đại học, họ tuyển sinh theo kiểu đánh trống ghi tên. Ở Việt Nam không đủ các điều kiện đó nên nếu không sàng lọc đầu vào thì không thể đáp ứng nhu cầu của người học, chất lượng cũng không đảm bảo.
PGS Văn Như Cương (Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh): Tổ chức thi chỉ để loại một vài % học sinh là lãng phí
Bộ GD-ĐT cho rằng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao, số thí sinh và giám thị vi phạm quy chế thi giảm mạnh là do kết quả của phong trào “hai không”. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, “số lượng lâm tặc bị bắt năm nay ít hơn năm ngoái không đồng nghĩa với việc rừng bị chặt phá ít hơn mà có thể do kiểm lâm không bắt hoặc không bắt được lâm tặc”.
Một phòng thi mà gần như cả phòng sai, đúng giống nhau thì rõ ràng phải xem lại tính nghiêm túc của kỳ thi. Vì thế, nêu tỷ lệ trên 90% đỗ tốt nghiệp là không phản ánh đúng thực chất. Với kết quả “siêu đẹp” như thế, tôi cho rằng điều đáng lo ngại nhất là bệnh thành tích đang có nguy cơ trở lại.
Nhưng theo tôi, tổ chức một kỳ thi căng thẳng như thế là không nên. Để thi tốt nghiệp, học sinh phải đi học đủ số buổi quy định, làm hàng loạt bài kiểm tra, thi lên lớp, năm học nào cũng thế, từ lớp 1 đến lớp 12 thì kỳ thi này rõ ràng không có nhiều giá trị. Vì thế, Bộ nên giao lại cho các sở. Nếu tổ chức thi cử công phu, tốn kém chỉ để đánh trượt một vài phần trăm học sinh là lãng phí.
Theo Đất Việt
Nếu kết quả thi tốt nghiệp không như ý muốn
Bây giờ chúng ta đã có thể thở phào nhẹ nhõm khi kết thúc kì thi TN. Thế nhưng nỗi lo này qua đi thì nỗi lo khác lại ập đến, một câu hỏi được đặt ra "Liệu mình có đậu TN không?" hoặc "Lỡ như mình không được bằng khá giỏi thì sao?". Bất cứ teen 12 nào cũng mang trong mình tâm trạng ấy: lo lắng, suy nghĩ thậm chí tuyệt vọng... Và nếu không có một giải pháp kịp thời teen sẽ dễ bị "stress" và không tập trung ôn thi ĐH được.
Nỗi sợ mang tên "xui xẻo"
Chỉ còn một tuần nữa thôi là teen có thể biết được kết quả của mình. Càng gần đến ngày đó, một số bạn lại cảm thấy lo lắng hơn về bài thi của mình. Chỉ vì một chút bất cẩn, một chút sai sót nhỏ trong kì thi đã làm cho các bạn ăn không ngon ngủ không yên, hồi hộp, lo lắng sợ hãi mình thi rớt, hoặc kết quả không như mong muốn.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bạn mặc dù học giỏi, thi tốt nhưng cũng tỏ ra khá lo lắng vì chẳng may "xui xẻo" đến với mình thì công sức 12 năm học bỏ phí. Thay vì đến các lớp học ôn thi ĐH, một số bạn lại xa lánh mọi người, hoàn toàn không tập trung vào việc học nữa mà suốt ngày cứ bi quan, hết lo cái này đến lo cái khác, nghĩ đủ chuyện xui xẻo xảy ra như: máy chấm sai, thầy cô chấm gắt... dẫn đến mình bị liệt hay thiếu điếm. Chính vì những nỗi sợ hãi này mà teen rơi vào tình thế tuyệt vọng tinh thần trước khi đến với kì thi ĐH trong đời.
Hoài Thương (teen 12 THPT Quang Trung) tâm sự: "Bây giờ tớ không biết làm thế nào đi nữa, hôm thi TN vừa rồi tớ làm bài tương đối tốt nhưng tớ sợ lỡ mình chủ quan thiếu sót cái gì đó thì bài mình bị liệt thì sao? Tớ không biết mình có tô đúng mã đề không, thêm chuyện tớ vẽ biểu đồ bằng bút chì nữa thật sự tớ rất là sợ".
Nỗi sợ của T cũng như bao thí sinh khác, dù làm bài tốt nhưng vẫn mang tâm lý lo lắng, bồn chồn nên hoàn toàn không chú trọng vào việc thi ĐH. Đây cũng là hậu quả của việc thiếu tự tin vào bản thân.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Đừng vội bi quan
Nếu như bạn cảm thấy mình đã làm bài tốt thì không nên quá lo sợ vì TN thường thầy cô chấm bài tương đối "thoáng" chứ không khắt khe như chấm thi ĐH. Chính vì thế bạn đừng quá lo lắng, mục tiêu chúng ta hướng tới là cánh cửa ĐH. Nếu bạn quá chú trọng vào tấm bằng TN thì sau này sẽ hối hận vì đã bỏ lỡ con đường ĐH.
Theo như kinh nghiệm từ các anh chị thi trước thì kì thi TN sẽ chấm không quá cứng nhắc vì thầy cô chấm thi sẽ không nỡ để học sinh của mình rớt TN vì những lỗi nhỏ như thế đâu. Bạn nào tô sai mã đề thì có thể làm đơn phúc khảo và vẫn được tính điểm phần đó. Những bạn học giỏi thì không nên lệ thuộc vào kì thi TN này quá mà hãy hướng đến kì thi ĐH cao hơn.
Ý Lan (teen 12 THPT Thái Phiên): "Sau khi thi TN xong tớ thấy mình đã làm bài tốt nhưng về đến nhà mới phát hiện ra mình tô sai mã đề. Sau vài ngày buồn chán đến gần như tuyệt vọng. Tớ nhốt mình trong nhà và không nói chuyện với ai. Thế nhưng sau ngày thứ 3 thì tớ mới choàng tỉnh không thể nào cứ tiếp tục mãi như thế này được, tớ càn quét hết tất cả những nỗi buồn, tớ lên mạng săn lung tin tức về sự cố của mình, tham khảo ý kiến của thầy cô và kết quả là tớ vẫn còn có cơ hội được phúc khảo. Nếu như tớ mãi nhốt mình như thế thì tớ không thế biết được mình có cơ hội lấy lại điểm như thế và càng tệ hơn là hết quá hạn phúc khảo tớ sẽ không có cơ hội nữa. Thật may là tớ đã không quá bi quan về bài làm của mình".
Hướng tới mục tiêu cao hơn
Chưa có kết quả nghĩa là mình vẫn còn có cơ hội. Do đó không nên quá buồn, chán nản, thậm chí đừng nghĩ đến ý định tự tử. Hãy cứ luôn hy vọng về tương lai tươi sáng hơn, không có cơ hội này thì có cơ hội khác. Nếu có chút hy vọng nào thì bạn hãy cứ ôm ấp nó, buồn chán sẽ không giải quyết được vấn đề mà chỉ càng làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Thật đáng buồn khi có nhiều bạn không may mắn như mình, ngưỡng cửa TN bạn không vưon tới thì bạn không vội nản chí. Trong thời đại này nếu không có tấm bằng TN thì không thể kiếm được cho mình một công việc tốt được. Thế nên, nếu bạn không may mắn như thế thì đừng vội kết thúc con đường học vấn của mình bằng cách lăn lội vào các công việc khác mà hãy cố gắng chăm chỉ ôn thi lại vào năm sau. Chỉ có học mới giúp chúng ta khẳng định được vị trí của mình trong xã hội.
Theo PLXH
"Điểm danh" 4 nhà leo núi Olympia Trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 10 sẽ diễn ra vào ngày 13/6 tới. Chỉ còn vài ngày nữa là đến giờ G nên cả 4 thí sinh đều đã sẵn sàng cho cuộc chơi có tính quyết định này. Một điều đặc biệt là cả 4 thí sinh đều vừa trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010....