Nên ăn khoai lang vàng hay khoai lang tím?
Khoai lang vàng và khoai lang tím đều là hai loại thực phẩm tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, mỗi loại lại có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau.
Lượng protein
Khoai lang vàng và khoai lang tím có thể cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Đồ họa: Hồng Nhật
Khoai lang lớn chứa một lượng lớn protein. Theo các nghiên cứu cho thấy, cứ trong 100g, khoai lang tím chứa 1.59g protein, trong khi đó khoai lang vàng chỉ chứa 1.26g.
Do đó, khoai lang tím là thực phẩm ngon – bổ – rẻ và rất thích hợp với những người cần bổ sung nhiều protein như người có miễn dịch kém, người lao động chân tay.
Khoai lang vàng và khoai lang tím đều chứa nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, lượng khoáng chất giữa 2 loại thực phẩm này cũng có sự khác biệt.
Cứ trong 100g khoai lang tím sẽ chứa 45,2mg canxi (gấp 1,28 lần so với khoai lang vàng), 1,7g sắt (gấp 1,42 lần so với khoai lang vàng) và 23,8g magie (gấp 1,63 lần khoai lang vàng).
Khoai lang vàng có hàm lượng vitamin C cao hơn khoai lang tím, trong 100g khoai lang vàng chứa tới 10,96mg vitamin C, trong khi khoai lang tím chỉ chứa 5,96mg.
Video đang HOT
Tất cả các loại khoai lang đều chứa chất chống oxy hóa, nhưng màu sắc của thịt khoai lang quyết định nguồn gốc và số lượng chất chống oxy hóa.
Khoai lang vàng rất giàu carotenoid, khoai lang tím rất giàu anthocyanin.
Carotenoid là các sắc tố màu vàng và cam, có chức năng như một nguồn cung cấp vitamin A cho cơ thể. Do đó, carotenoid có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm cho đôi mắt khỏe mạnh.
Theo một đánh giá trên tạp chí Annals of Neurology năm 2012, carotenoid có thể đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh Lou Gehrig (xơ cứng teo cơ một bên). Trong đó, beta-carotene có trong khoai lang vàng có liên quan đến việc giảm 15% nguy cơ mắc căn bệnh này.
Anthocyanin (trong khoai lang tím) là chất chống oxy hóa mạnh, có thể có tác dụng chống tiểu đường, chống béo phì, tốt trong chống lão hóa, ngăn ngừa sự phát triển của các khối u, bướu, hạn chế nguy cơ bị đột quỵ, giảm nguy cơ mắc ung thư…
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Preventive Nutrition and Food Science tháng 6.2016 cho thấy, hoạt động chống oxy hóa ở các giống khoai tím cao hơn đáng kể so với các loại khoai trắng và vàng.
Ung thư "sợ" thực phẩm có màu sắc gì nhất?
Có nhiều loại thực phẩm đã được chứng minh về khả năng phòng, chống ung thư. Trong đó các loại rau củ quả màu xanh lá cây, màu tím và màu vàng-cam-đỏ được xếp vào tốp đầu trong danh sách này.
Hầu hết các loại thực vật sở hữu những màu sắc vừa nêu sẽ giàu các hoạt chất phòng, chống ung thư mạnh mẽ như: vitamin A, C, resveratrol, flavonoid, các chất chống oxy hóa... Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, chế độ ăn nhiều thực phẩm thuộc nhóm này như: cam, nho, rau họ cải, khoai lang tím... giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư dạ dày, đại tràng, phổi, tử cung và tuyến tiền liệt.
Thực vật màu tím
Gốc tự do là những nguyên tử hay phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng. Chúng sinh ra liên tục trong quá trình trao đổi chất của cơ thể hoặc dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh như ô nhiễm môi trường, stress, rượu bia, thuốc lá...
Gốc tự do là nguyên nhân gây ra quá trình lão hóa và hơn 60 loại bệnh khác nhau, đặc biệt trong đó có ung thư. Các gốc tự do tạo ra chuỗi phản ứng trao đổi điện tử liên tục tấn công và gây tổn thương các bộ phận của tế bào. Trong trường hợp một số gen cụ thể bị hư tổn, tế bào sẽ nhân đôi một cách không kiểm soát, từ đó hình thành ung thư.
Đáng chú ý, nhiều loại rau-củ-quả có màu tím (hoặc màu đỏ thẫm, xanh-tím) tự nhiên chứa một loại chất chống oxy hóa đặc biệt có tên anthocyanin. Anthocyanin cũng chính là sắc tố giúp tạo ra màu sắc đặc trưng của nhóm thực vật này.
Anthocyanin đã được nhiều công trình khoa học chứng minh về các giá trị sức khỏe đáng kinh ngạc như: làm tăng tuổi thọ, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, phòng ngừa bệnh ung thư, chứng mất trí... Do đó, các loại rau-củ-quả màu tím vẫn thường được các chuyên gia dinh dưỡng ví như: siêu thực phẩm.
Thực vật màu vàng - cam - đỏ
Thuật ngữ carotenoid dùng để chỉ một họ gồm khoảng 600 sắc tố thực vật khác nhau. Sắc tố thực vật carotenoid được coi là dưỡng chất màu bởi có nhiều đặc tính tương tự như vitamin.
Carotenoid là nhóm chất chống oxy hóa tự nhiên, đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ phát triển của ung thư. Một cách để nhận ra một thực phẩm giàu carotenoid là màu sắc đặc trưng của nó.
Carotenoid thường được tìm thấy trong trái cây và rau quả với màu cam, đỏ hoặc vàng. Khoai lang, rau bí đỏ, và mơ là những thực phẩm có lượng carotenoid cao. Theo một nghiên cứu tại Đại học Harvard, lượng caroten cao trong cà rốt có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú khoảng 28%. Đặc biệt, alpha carotene, -carotene và beta carotene có trong cà rốt có thể giúp làm giảm nguy cơ tái phát ung thư khoảng 68%.
Các khảo sát ở châu Âu cũng đã chỉ ra rằng, những phụ nữ thường ăn thực phẩm chay giàu cà rốt sẽ giảm 40% đến 60% tỷ lệ mắc ung thư vú liên quan đến thụ thể estrogen.
Lycopene là một carotenoid có màu đỏ tươi. Lycopene làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Nó cũng ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư vú, phổi và nội mạc tử cung trong các thí nghiệm.
Cà chua là một nguồn lycopene tuyệt vời và việc nấu hoặc chế biến chúng sẽ làm cho lycopene dễ hấp thu hơn.
Các nguồn lycopene khác bao gồm: ổi đào, dưa hấu, đu đủ, bưởi chùm, ớt chuông đỏ nấu chín, măng tây nấu chín, bắp cải đỏ, xoài và cà rốt nấu chín.
Thực vật màu xanh lá cây
Trong nhiều loại rau xanh có chứa những hợp chất giúp chống lại các hormone gây ung thư. Hầu hết chúng được bán phổ biến trong siêu thị.
Folate thường được biết đến với cái tên "Vitamin B9" là một dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Folate có nhiều trong các loại trái cây và các loại rau ăn lá màu xanh. Việc cơ thể bị thiếu Folate có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như: thiếu máu, vô sinh, chứng mất trí do tuổi già, vấn đề về trí não và thậm chí là cả ung thư.
Phân tích tổng hợp về mối liên quan giữa ung thư vú và việc ăn rau đã cho thấy chất lutein và zeaxanthin có trong các loại rau lá xanh thẫm như: rau chân vịt và cải xoăn có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.
Rau củ quả màu xanh còn giàu chất diệp lục cũng rất tốt cho sức khỏe. Chất này có tác dụng làm sạch gan, máu, xoang mũi, xoang trán và kích thích tiêu hóa. Một nghiên cứu được thực hiện trên 12.000 động vật, đã cho thấy chất diệp lục có hiệu quả trong việc ngăn chặn tác dụng gây ung thư của các amin dị vòng. Amin dị vòng là chất được tạo ra khi nướng thực phẩm ở nhiệt độ cao.
Chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng từ tinh bột, protein, chất xơ và vitamin. Nguồn bổ sung protein người bệnh hạn chế nguồn từ thịt đỏ tuy nhiên không nên quá khắt khe, chỉ cần giảm so với thông thường, nên bổ sung nhiều protein từ cá, trứng, thịt gia cầm. Người bệnh nên kiêng hoặc hạn chế ở mức tối đa đồ ăn chế biến dưới dạng chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, thức ăn cay nóng. Chất kích thích như rượu, bia, cafe hay thuốc lá nên tránh tuyệt đối.
Những thực phẩm vàng cho gia đình lúc giao mùa Thời tiết chuyển mùa, thay đổi từ nóng bức sang mát mẻ và dần se lạnh, không khí khô hanh... là nguyên nhân khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Những gợi ý dưới đây trong bữa ăn gia đình nhằm tăng hệ miễn dịch, giúp các thành viên khỏe mạnh hơn. Các loại rau...