Nên ăn hoa quả trước hay sau bữa ăn?
Trên mạng xã hội gần đây có truyền nhau thông tin ‘Hoa quả phải ăn lúc đói’. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ phân tích và đưa ra giải đáp, hoa quả nên ăn lúc đói hay lúc no sẽ tốt hơn?
Ảnh minh họa.
Quả chín là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự sống và phát triển của cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể và tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, cần chọn thời điểm thích hợp ăn quả chín để có lợi nhất cho cơ thể.
Theo ThS.BS Nguyễn Đình Phú – (Phó Chủ nhiệm Khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện TWQĐ 108): “Tuy quả chín chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng thời điểm ăn tùy thuộc vào trạng thái của cơ thể, các bệnh lý kèm theo.
Với quan điểm sử dụng enzym tự nhiên có trong quả chín (nhân tố enzym), chúng ta nên ăn các loại hoa quả này lý tưởng nhất là trước bữa ăn khoảng 30 phút.
“ Trái cây dễ tiêu hóa và chuyển hóa thành các dưỡng chất qua hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Vì vậy, bạn nên ăn nó trước khi nạp năng lượng khác”, ThS.BS Nguyễn Đình Phú nhấn mạnh.
Đối với người có bệnh lý kèm theo cần đặc biệt lưu ý chọn loại cũng như thời điểm ăn trái cây chín. Ví dụ như đái tháo đường, nên lựa chọn quả chín có chỉ số đường huyết thấp, có thể thử bằng nếm. Nếu ngọt là chỉ số đường máu cao, không nên ăn. Và thời điểm ăn là giữa 2 bữa ăn, ví dụ: Ăn sáng lúc 7 giờ, ăn trưa lúc 11 giờ thì ăn quả chín lúc 9 giờ, nhằm tránh hạ đường máu khi đói và tăng đường máu sau ăn.
Ngoài ra, khi chọn quả chín, nên chọn đa dạng về chủng loại và màu sắc, với hàm lượng dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất khác nhau, và mỗi loại sẽ có một công dụng khác nhau đối với cơ thể.
ThS.BS Nguyễn Đình Phú cũng lưu ý: Không bao giờ ăn trái cây trong bữa ăn, cùng với bất cứ thực phẩm nào. Mặc dù ăn sa-lát hoa quả là tốt, tuy nhiên, ăn chúng với quá nhiều thực phẩm khác có thể làm chậm quá trình tiêu hóa.
Ngoài ra, để giữ được giá trị dinh dưỡng củ a trái cây, bạn lưu ý, không nên pha sữa với sinh tố hoa quả.
Video đang HOT
Điều gì xảy ra khi bạn ăn trái cây?
Trái cây có thực sự tốt cho sức khỏe của bạn?
Các chuyên gia luôn khuyên "mọi thứ đều có chừng mực" - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Về cơ bản nó là kẹo của thiên nhiên - cung cấp loại bánh hoàn hảo cho ngũ cốc ăn sáng của bạn, một món ăn nhẹ tiện lợi khi bạn đang chạy bộ và một món tráng miệng lành mạnh và ngon miệng, theo Eat This, Not That!
Người ta thường nói "Ăn một quả táo mỗi ngày giúp bạn tránh xa bác sĩ", chắc chắn là có lý do. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng chìa khóa để gặt hái những lợi ích mà không có bất kỳ tác động tiêu cực nào là tuân theo câu thần chú "mọi thứ đều có chừng mực".
Brooke Glazer, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng của RSP Nutrition, cho biết: "Trong ngắn hạn, khi chúng ta ăn trái cây, chúng ta sẽ nạp ngay chất xơ, vitamin, khoáng chất, nước, chất điện giải, chất phytochemical và chất chống ô xy hóa. Về lâu dài, ăn đủ trái cây có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim, huyết áp cao và cholesterol cao. Ăn trái cây cũng liên quan đến việc kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ béo phì".
Nhưng đó không phải là tất cả những gì từ việc ăn trái cây đối với cơ thể của bạn. Đây là những gì bạn cần biết, theo Eat This, Not That!
1. Lượng đường trong máu sẽ tăng lên
Theo chuyên gia dinh dưỡng Paul Claybrook, trái cây có thể làm tăng mức insulin của bạn bởi vì khi bạn tiêu hóa carbohydrate trong nó, lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng lên một cách tự nhiên.
Chuyên gia Claybrook nói: "Đừng lo lắng, đây không phải là điều xấu. Hầu hết các loại trái cây đều có ít nhất một chỉ số đường huyết vừa phải, điều này cuối cùng có nghĩa là lượng đường trong máu tăng dần, sau đó là giảm ổn định - theo cách mà nó phải như vậy".
Điều này là do đường tìm thấy trong trái cây không giống như bạn tìm thấy trong bánh rán hoặc nước ngọt, được hấp thụ gần như ngay lập tức.
Chuyên gia Claybrook giải thích rằng các chuỗi đường trong trái cây phải được hệ thống tiêu hóa của bạn phá vỡ trước khi chúng có thể đi vào máu của bạn, điều này cần một thời gian, do đó ngăn ngừa sự tăng đột biến.
Tuy nhiên, đó là giả sử bạn ăn một lượng trái cây vừa phải. Lượng trái cây lý tưởng để tiêu thụ phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và mức độ hoạt động thể chất của bạn - nhưng chuyên gia Glazer khuyên bạn nên ăn khoảng 2-3 phần trái cây mỗi ngày. Chuyên gia Claybrook cho rằng nếu bạn lạm dụng trái cây trong một lần ăn, điều đó có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng quá mức, theo Eat This, Not That!
Chuyên gia khuyên bạn nên thay đổi loại trái cây bạn đang ăn hằng ngày - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
2. Có thể bị đầy hơi tạm thời
Đừng lo lắng nếu bạn cảm thấy hơi chướng bụng ngay sau khi ăn trái cây. Mặc dù đây là một trong những tác dụng phụ khó chịu hơn nhưng các chuyên gia cho rằng nó khá phổ biến.
Người sáng lập Vive Nutrition, tiến sĩ Andres Ayesta lưu ý rằng bạn có nhiều khả năng bị đầy hơi và khó tiêu khi ăn quá nhiều trái cây. Đó là lý do tại sao ông nhấn mạnh rằng điều độ là chìa khóa. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thấy chướng bụng nhẹ ngay cả sau khi ăn khẩu phần bình thường.
3. Nhận được một lượng lớn chất chống ô xy hóa
Bạn có thể đã nghe nói về chất chống ô xy hóa - những chất này từ lâu đã được ca ngợi vì lợi ích chống ung thư, chống lão hóa. Nhiều loại trái cây được cho đầy chất chống ô xy hóa. Đặc biệt, tiến sĩ Ayesta cho biết trái cây họ cam quýt chứa nhiều vitamin c, xoài chứa nhiều beta carotene, dưa hấu chứa nhiều lycopene, quả mọng và táo có rất nhiều chất chống oxy hóa quan trọng khác.
Tiến sĩ Glazer giải thích: Chất chống ô xy hóa hoạt động như những chất nhặt rác trong cơ thể để dọn dẹp các gốc tự do. Các gốc tự do (là các phân tử) gây ra thiệt hại và dẫn đến sự phát triển của bệnh tật và lão hóa tiến triển. Vì vậy, ăn các loại trái cây nhiều màu sắc, giàu chất chống ô xy hóa giúp chúng ta luôn khỏe mạnh và trẻ trung, theo Eat This, Not That!
Chuyên gia Claybrook cho biết thêm rằng chất chống ô xy hóa cũng tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn cũng như giảm viêm.
Vì mỗi loại chất chống ô xy hóa có những lợi ích sức khỏe khác nhau, ông Glazer khuyên bạn nên thay đổi loại trái cây bạn đang ăn hằng ngày.
4. Có thể cảm thấy no
Mặc dù trái cây chỉ thực sự có một lượng nhỏ protein, nhưng nó vẫn có thể gây cảm giác no một cách đáng ngạc nhiên. Theo các chuyên gia, điều này là do nó chứa nhiều nước và chất xơ.
5. Bạn sẽ được ngậm nước
Bạn có biết rằng một quả táo có 85% là nước? Hay dâu tây được tạo thành từ khoảng 92% là nước? Vì trái cây giàu hàm lượng nước nên chúng chắc chắn có thể hỗ trợ quá trình hydrat hóa - đặc biệt là các loại như dưa và dứa, theo tiến sĩ Ayesta.
Chuyên gia Claybrook nói: Trong khi bạn thường ăn trái cây, bạn thực sự đang nhận được nhiều nước hơn bất cứ thứ gì khác. Điều đó làm cho trái cây trở thành một món ăn nhẹ lý tưởng sau khi tập luyện hoặc món ăn nhanh chóng trong ngày hè oi ả, theo Eat This, Not That!
6. Giúp cơ thể thực hiện các chức năng cơ bản
Cơ thể của bạn dựa vào một số vitamin và khoáng chất nhất định để hoạt động bình thường - và may mắn thay, trái cây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
Tiến sĩ Ayesta giải thích: Trái cây cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất hỗ trợ cơ thể trong hàng trăm quá trình trao đổi chất. Ví dụ, kali trong chuối hỗ trợ tín hiệu thần kinh, co cơ và cân bằng chất lỏng.
Tóm lại, ăn trái cây giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.
Chuyên gia chỉ cách phòng hai bệnh ung thư hay gặp nhất ở đường tiêu hoá Theo TS.BS Phạm Văn Bình, Bệnh viện K, ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày là hai loại ung thư đường tiêu hoá phổ biến nhất tại Việt Nam, đang có xu hướng gia tăng. Ung thư đại trực tràng Theo số liệu của WHO năm 2018, ung thư đại trực tràng là ung thư phổ biến thứ 5 tại...