Nên ăn gừng già hay gừng non?
Khác với gừng già, gừng non có vị cay nhẹ và mọng nước hơn, cũng như có thịt mềm hơn nên thích hợp dùng ăn sống.
Ảnh minh họa
Không chỉ là gia vị quen thuộc trong gian bếp, gừng còn là loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe nhờ chứa hơn 10 loại chất chống ôxy hóa khác nhau, các thành phần kháng viêm tự nhiên, giàu tinh dầu, prôtêin, canxi, sắt, vitamin C, choline, axít folic, mangan và vitamin B3. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc ăn gừng non hay gừng già tốt hơn cho sức khỏe hay chưa?
Khác với gừng già, gừng non có vị cay nhẹ và mọng nước hơn, cũng như có thịt mềm hơn nên thích hợp dùng ăn sống. Ngược lại, gừng già chứa ít nước và thịt cũng nhiều xơ hơn, nhưng bù lại có vị cay đậm hơn. Vị cay nồng của gừng già là do gingerol, một hợp chất không bay hơi tập trung nhiều ở lớp vỏ. Vì thế, gừng càng già thì càng cay.
Được biết, gingerol có công dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như tiêu hóa, giảm buồn nôn, phòng ngừa cảm cúm và cảm lạnh thông thường. Cũng nhờ sự kết hợp của hoạt chất sinh học này và các loại tinh dầu mà gừng có hương thơm và vị cay nồng đặc trưng. Song, các chuyên gia cho biết trong khi gừng non có công dụng hạ thân nhiệt thì gừng già lại làm tăng thân nhiệt. Chính vì đặc điểm đó, việc dùng hai loại gừng này có thể mang lại những lợi ích sức khỏe khác biệt cho cơ thể.
Video đang HOT
Do đó, cần lưu ý đến mục đích tăng cường sức khỏe khi chọn dùng gừng già hay gừng non. Cụ thể, chỉ dùng gừng già trong trường hợp bạn thường xuyên thấy lạnh hoặc cần làm ấm cơ thể khi trời lạnh. Gừng già cũng đặc biệt tốt cho sức khỏe bệnh nhân suy giáp. Trong khi đó, gừng non rất tốt cho bệnh nhân cường giáp vốn thường cảm thấy nóng bức, hoặc sử dụng trong trường hợp cần hạ thân nhiệt khi bị sốt và trong mùa hè nóng bức.
Nói tóm lại, cả gừng già và non đều mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe miễn là bạn lựa chọn loại gừng phù hợp với thể trạng và mục đích sử dụng. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc chữa bệnh nào từ loại thảo dược này.
Biện pháp đẩy lùi chứng mệt mỏi, chán ăn
Mệt mỏi là trạng thái cơ thể trở nên kiệt sức, uể oải, trong nhiều trường hợp dẫn đến hoa mắt, chóng mặt.
Chán ăn có thể bắt nguồn từ sức khỏe cơ thể không ổn định dẫn đến cảm giác không ngon miệng. Nhìn chung, đây là dấu hiệu cơ thể đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Mệt mỏi là trạng thái cơ thể luôn cảm thấy thiếu năng lượng, uể oải, là một rối loạn phức tạp mà không giải thích được bởi bất kỳ tình trạng bệnh lý nào. Mệt mỏi chán ăn là hiện tượng cơ thể thiếu năng lượng, kiệt sức, rã rời dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn, cơ thể không muốn tiếp nhận thức ăn.
Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng khi cơ thể mệt mỏi, chán ăn là khác nhau. Tuy nhiên, chúng thường có các biểu hiện chung như: mệt mỏi, mất trí nhớ, kém tập trung, viêm họng, đau cơ, đau khớp không rõ nguyên nhân, nhức đầu, ngủ không ngon, mất ngủ, trọng lượng sụt giảm, chóng mặt, ngất xỉu, không có cảm giác thèm ăn, từ chối thức ăn, chán ăn, nôn mửa, đau bụng, táo bón, kinh nguyệt không đều, thiếu cảm xúc, hay cáu gắt, lo âu, trầm cảm... Các dấu hiệu này kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng như: phiền muộn, tự cô lập bản thân, hạn chế lối sống...
Một số nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi, chán ăn
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mệt mỏi chán ăn nhưng chủ yếu được chia làm 3 nhóm yếu tố chính là: về lối sống, về sức khỏe tâm thần, do mắc bệnh thực thể...
Do thói quen sinh hoạt: Cảm giác mệt mỏi chán ăn có thể đến từ các nguyên nhân đơn giản trong lối sống như: Việc ăn uống không điều độ, thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể; Vận động quá sức hoặc thiếu vận động, thiếu ngủ, tâm trạng buồn chán, thừa cân, căng thẳng cảm xúc, sử dụng các chất gây nghiện, các chất kích thích, rượu bia, hoặc do chế độ ăn không hợp lý, thiếu chất dinh dưỡng.
Nguyên nhân mệt mỏi chán ăn do sức khỏe tâm thần: Thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng, lo lắng, buồn bã khiến tinh thần trở nên quá tải áp lực chịu đựng, hình thành cảm giác mỏi mệt, dẫn đến ăn uống không ngon. Trong một số trường hợp, căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về viêm loét dạ dày, táo bón, tiêu chảy,... Tâm trạng lo lắng, trầm cảm cũng là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng kéo dài dai dẳng, những rối loạn này dẫn đến mệt mỏi chán ăn. Tình trạng mệt mỏi chán ăn này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh, khiến người bệnh không thể tập trung, tâm lý không ổn định, có thể làm thay đổi cả tính cách.
Do bệnh lý cơ thể: Mệt mỏi chán ăn có thể do cơ thể đã mắc một chứng bệnh nào đó như: thiếu máu, suy giáp, cường giáp, suy tuyến thượng thận, mất ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn miễn dịch, các bệnh về gan, thận, hội chứng mệt mỏi mạn tính, nhiễm trùng,...
Bổ sung hoa qua, rau đê cung câp đủ lượng vitamin cần thiết sẽ giảm thiểu sự mệt mỏi.
Cac biên phap cân ap dung
Để duy trì sức khỏe ổn định, tránh cảm giác mỏi mệt, chán ăn, nên áp dụng các biệp pháp sau:
Thể dục thể thao lành mạnh để tăng cường sức khỏe. Giữ tinh thần luôn được thoải mái, chia sẻ cảm xúc khi gặp tình trạng căng thẳng. Hạn chế thức khuya, làm việc quá sức, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Áp dụng các kỹ thuật thư giãn để ngủ ngon hơn. Ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ góp phần ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
Để hạn chế tình trạng chán ăn, mệt mỏi, cần bổ sung một số thực phẩm như:
Vitamin là dưỡng chất quan trọng trong hoạt động cơ thể. Bổ sung đủ lượng vitamin cần thiết sẽ giảm thiểu sự mệt mỏi, tăng cường khoáng chất và sức đề kháng. Sắt có vai trò hình thành hồng cầu, cung cấp oxy đi nuôi cơ thể. Do đó, nên bổ sung lượng sắt phù hợp trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thiếu nước là nguyên nhân gây hoa mắt, chóng mặt, mỏi mệt,... Vì vậy, cần uống đủ nước theo trọng lượng cơ thể mỗi ngày để có một sức khỏe tốt. Hàu, thịt bò, lợn gà, hoa quả,... là những thực phẩm chứa nhiều kẽm, vitamin B, E,... có tác dụng kích thích vị giác, khiến ăn uống ngon miệng hơn.
Để tăng cường sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật, cần tránh nhóm thực phẩm sau: Thức uống có cồn: bia, rượu;... Các loại nước uống có gas, giàu đường hóa học; Thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều axit béo gây tăng cân. Tránh các thức ăn nhiều gia vị chua, cay,...
Tại sao phụ nữ bị tuyến giáp sẽ khó có con? Ở Việt Nam, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới. Đặc biệt, bệnh tuyến giáp khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Phân biệt giữa người khỏe mạnh và người bị tuyến giáp. (hình minh họa) Tiến sĩ - bác sĩ Lý Đại Lương, Bệnh viện Mỹ Đức cho biết tuyến giáp là...