Nể phục nghị lực đến trường của cậu bé khiếm thị, mồ côi
Đó là câu chuyện về em Nguyễn Văn Hiếu theo đuổi ước mơ thành nhà phiên dịch dù đã bị hỏng một bên mắt trái còn mắt phải thì nhìn không rõ.
Khi Nguyễn Văn Hiếu (sinh năm 2000), quê ở Bảo Đài, Lục Nam, tỉnh Bắc Giang mới học lớp 6 thì bố qua đời bởi căn bệnh suy thận để lại bao lo toan, gánh nặng đè lên đôi vai của mẹ.
Để nuôi Hiếu và em gái ăn học, cả gia đình sống nhờ vào mấy sào ruộng nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn, vất vả.
Hiểu được điều đó, cộng với ước mơ trở thành nhà phiên dịch giỏi, Hiếu đã luôn cố gắng học tập và trở thành tân sinh viên ngành ngôn ngữ Anh, trường Đại học Khoa học Thái Nguyên.
Em Nguyễn Văn Hiếu theo đuổi ước mơ thành nhà phiên dịch dù đã bị hỏng một bên mắt trái còn mắt phải thì nhìn không rõ. (Ảnh: Thùy Linh)
Cậu tân sinh viên cho hay, sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng mẹ đồng thời để cuộc sống sau này đỡ vất vả.
Là con trai lớn trong gia đình, nhiều công việc Hiếu muốn đỡ đần mẹ ấy thế mà tình hình thị giác của em rất yếu nên chỉ giúp mẹ được một số việc nhỏ như nấu cơm, quét dọn nhà cửa, hái rau, chăn gà chăn lợn còn mọi công việc nặng nhọc trong nhà đều do mẹ gánh vác.
Chia sẻ rõ hơn về tình hình sức khỏe của mình, Hiếu kể với tôi: “Em cận bẩm sinh, sau đó bị chứng bong võng mạc nhưng do không có tiền để chữa trị kịp thời, giờ đã bị hỏng một bên bắt trái.
Còn mắt phải hiện nhìn không rõ dù đã trải qua 4 ca phẫu thuật. Quá trình học tập, sinh hoạt hàng ngày của em rất khó khăn”.
Không chỉ khó khăn vì quãng đường đến trường mà khi tới lớp rồi Hiếu lại đối mặt với việc chỉ có thể nghe cô giảng bài, vì mắt không thể nhìn xa lên bảng được. Để khắc phục em phải sử dụng điện thoại để phóng to chụp những nội dung thầy cô đã ghi. Đôi mắt không còn nhìn rõ đã khiến việc đến trường của Hiếu gặp rất nhiều khó khăn. Việc phải tự đạp xe đạp đến trường cách nhà 5km có những lúc tưởng như không thể tiếp tục. Trời nắng hay trời mưa cũng làm cho đôi mắt của em càng thêm nhòa.
Việc học chữ đối với Hiếu gian nan như vậy nhưng cậu bé khiếm thị này vẫn đạt 3 năm liền là học sinh tiên tiến ở mái trường trung học phổ thông.
Bước vào giảng đường đại học để theo đuổi ước mơ trở thành một phiên dịch viên dù con đường đó với Hiếu còn bộn bề khó khăn,thử thách.
Nhưng qua trò chuyện với em, tôi thấy toát lên một niềm tin mãnh liệt về tương lai. Việc Hiếu đặt ra kế hoạch cho bản thân rằng kết thúc năm thứ nhất sẽ thi được chứng chỉ B1 và đến khi ra trường sẽ đạt C1.
Video đang HOT
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Thầy giáo trẻ với ý tưởng cùng học sinh gây quỹ ủng hộ người nghèo
Thầy giáo trẻ Dương Văn Thắng cùng đoàn viên, học sinh của mình đã giúp đỡ nhiều gia đình, học sinh nghèo qua mô hình "Trải nghiệm gây quỹ ủng hộ người nghèo".
Thầy giáo trẻ Dương Văn Thắng (sinh năm 1985) sinh ra và lớn lên ở thôn Nội Chùa, xã Yên Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang). Từ thuở nhỏ ước mơ được đứng trên bục giảng đã in sâu trong tâm trí thầy Thắng.
Ước mơ đó đã dần trở thành hiện thực vào năm 2007, khi đó thầy tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm Hà Nội, chuyên ngành Hoá - Sinh với tấm bằng khá và được tuyển dụng vào Trường trung học phổ thông Cẩm Lý (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang).
Thầy Dương Văn Thắng "Đảng viên trẻ tiêu biểu học tập và làm theo lời Bác" toàn quốc. Ảnh: TT.
Thầy Nguyễn Thanh Bình - Bí thư chi Bộ, Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Cẩm Lý nhận xét:
"Thầy Dương Văn Thắng là một thầy giáo trẻ luôn luôn tận tâm với công việc quản lý, tâm huyết với nghề, tận tụy hết lòng vì học sinh, cán bộ giáo viên và nhà trường.
Thầy hiện là Bí thư Đoàn trường, công việc cũng nhiều nhưng thầy luôn có ý thức tự học, sáng tạo để bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Sống lành mạnh, trong sáng, thực hành tiết kiệm, liêm chính chí công vô tư. Được đồng nghiệp và học sinh tin yêu, tín nhiệm".
Thầy giáo có nhiều sáng kiến
Sau khi được nhận công tác, thầy giáo Thắng đã bắt tay luôn vào công việc mình yêu thích và dành nhiều thời gian học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, những thầy cô thế hệ trước có nhiều thâm niên giảng dạy từ đó thầy đã sớm thích ứng với công việc được phân công.
"Xác định nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của người giáo viên là mỗi giờ lên lớp, tôi luôn đặt ra câu hỏi làm thế nào để tạo ra những giờ học hay, giúp các em hứng thú, say mê học tập?
Vì thế, tuỳ theo trình độ của học sinh, tôi đưa ra phương pháp sử dụng thiết bị dạy học phù hợp, tạo ra những tiết học sinh động, giàu tính trực quan, giúp học sinh nhớ nội dung bài tốt hơn", thầy Thắng chia sẻ.
Thầy Thắng (thứ 4 từ trái qua) cùng đoàn viên, học sinh đã giúp đỡ nhiều gia đình, học sinh nghèo. Ảnh: TT.
Khởi đầu cho sự nghiệp "trồng người" của mình, năm thứ nhất công tác tại Trường trung học phổ thông Cẩm Lý thầy Thắng đã có sáng kiến đầu tiên về việc sử dụng thiết bị dạy học đã được Ban giám hiệu và đồng nghiệp đánh giá cao.
Vững vàng về chuyên môn cộng với sức trẻ, sự năng động, nhiệt tình... bước sang năm thứ hai công tác tại trường, thầy Thắng được đồng nghiệp tín nhiệm bầu làm Tổ phó chuyên môn tổng hợp, Phó Bí thư Chi đoàn; từ năm 2010 đến nay là Tổ trưởng chuyên môn Sinh - Thể dục - Kỹ thuật nông nghiệp, kiêm Bí thư Đoàn trường.
Khẳng định chuyên môn qua những kỳ thi giáo viên giỏi các cấp, khi được Ban giám hiệu tin tưởng phân công trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Sinh học, thầy Thắng dành nhiều thời gian tìm hiểu, hướng dẫn từng em.
Kết quả, đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh do thầy Thắng hướng dẫn, bồi dưỡng nhiều năm liền có giải, đặc biệt có nhiều em đạt giải nhất học sinh giỏi của tỉnh Bắc Giang.
Bồi dưỡng đội tuyển tham dự học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh môn Sinh học 12 tính đến tháng 5/2019 đạt 01 giải nhất, 05 giải nhì, 07 giải ba, 11 giải khuyến khích.
Với sáng kiến kinh nghiệm "Vận dụng toán xác suất để giải một số dạng bài tập quy luật di truyền môn sinh học 12" được Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang phê duyệt năm 2016 và được áp dụng vào thực tế.
Trên cương vị là Bí thư Đoàn Trường trung học phổ thông Cẩm Lý (Bắc Giang) thầy Thắng đã tổ chức được rất nhiều hoạt động tình nguyện ý nghĩa. Ảnh: TT.
Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy chuyên môn, trên cương vị Bí thư Đoàn trường, thầy Thắng còn có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong phong trào Đoàn.
Tiêu biểu như: Tổ chức sinh hoạt đầu tuần bằng các buổi toạ đàm, tạo sân chơi bổ ích cho học sinh thay cho buổi rút kinh nghiệm với nhận xét đơn điệu như trước đây.
Cùng đó, thầy cũng tổ chức các trò chơi như: Rung chuông vàng, diễn đàn giáo dục kỹ năng sống, trải nghiệm thực tế tại các địa danh lịch sử... được Đoàn trường tổ chức thường xuyên.
Bản thân thầy Thắng cũng đã hiến máu 06 lần và vận động được gần 300 người tham gia hiến máu nhân đạo và thành lập Câu lạc bộ "Ngân hàng máu di động".
Thông qua những hoạt động bổ ích đó góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm cho mỗi đoàn viên.
Một vài mô hình hoạt động ý nghĩa
Trong năm học 2015 - 2016, mô hình "Trải nghiệm gây quỹ ủng hộ người nghèo" của thầy Thắng đã được đề xuất và thực hiện.
Đó cũng là năm đầu tiên thầy Thắng tổ chức hoạt động trải nghiệm gây quỹ dưới hình thức bán hàng (bán bánh trung thu) với sự tham gia của 2 chi đoàn 11A1 (20 đồng chí) và 12A1 (48 đồng chí) trong một buổi chiều đã gây quỹ được 4.500.000 đồng, toàn bộ số tiền trên ủng hộ cho học sinh chạy thận của nhà trường.
Số tiền gây quỹ được các chi đoàn cùng Đoàn trường đến tận nhà học sinh, người dân khó khăn để trao tặng.Các năm học tiếp theo, hàng năm thu hút được hàng trăm đoàn viên, học sinh tham gia và gây quỹ mỗi năm được hơn 10.000.000 đồng.
Từ năm 2015 đến nay Đoàn trường cùng các chi đoàn đã tham gia 12 hoạt động trải nghiệm và hỗ trợ được 51 học sinh và người dân có hoàn cảnh khó khăn.
Thông qua trải nghiệm gây quỹ để giúp đỡ học sinh tại trường, người dân có hoàn cảnh khó khăn để phần nào động viên, vơi bớt gánh nặng về mặt tâm lý và kinh tế.
Giúp học sinh khơi dậy tình yêu thương con người với con người, sống biết nghĩ tới người khác.
Trang bị kỹ năng sống cho học sinh: Tiêu biểu là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng đàm phán...
Hoạt động trải nghiệm trên được Ban giám hiệu, cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường ủng hộ cao. Đặc biệt là sự đón nhận, hưởng ứng của rất nhiều các em học sinh.
"Thông qua hoạt động, điều thấy rõ nhất từ các em đó là việc hiểu được sự vất vả của việc làm ra đồng tiền, làm các em càng trân trọng người nuôi dưỡng mình hơn", thầy Thắng chia sẻ.
Từ năm 2011 đến nay, thầy Thắng luôn đạt danh hiệu lao động tiên tiến xuất sắc và chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, nhiều năm liền đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh, được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo khen thưởng, được Tỉnh đoàn tuyên dương "Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi" tỉnh Bắc Giang và nhiều Bằng khen cấp Trung ương...
Công Tiến
Theo giaoduc.net
Học sinh TP.HCM sẽ nghỉ Tết Nguyên đán 2020 16 ngày Ngày 18.9, theo hướng dẫn triển khai nhiệm vụ chuyên môn của Sở GD-ĐT TP.HCM, học sinh TP.HCM sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán 2020 tổng số 16 ngày. Giáo viên và học sinh tham gia lễ hội xuân - B.THANH Theo hướng dẫn triển khai nhiệm vụ chuyên môn của Sở GD-ĐT TP.HCM, khung kế hoạch thời gian năm học thực hiện...