“Né” làm giáo viên chủ nhiệm
Nhiều giáo viên (GV) THCS, THPT sợ bị phân công làm chủ nhiệm lớp, bởi công việc của một giáo viên chủ nhiệm (GVCN) chiếm khá nhiều thời gian so với số tiết quy định của ngành giáo dục là 4,5 tiết/tuần.
Trăm dâu đổ đầu chủ nhiệm
Cô Nguyễn Như Thủy, GVCN lớp 7/12 Trường THCS Lê Anh Xuân (Tân Phú, TPHCM), cho biết: Không làm GVCN thì cũng buồn nhưng khi được phân công thì “sợ” thật sự. Vì ngoài giảng dạy, GVCN phải quản lý quỹ hội phụ huynh, phong trào gì cũng họp hành, đề ra phương hướng để các em hoạt động. Chưa kể một tuần GVCN phải có hai tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp và… cũng viết giáo án. “Lớp có học sinh “lì”, quậy phá, hay cá biệt, GVCN phải tìm hiểu, liên lạc với phụ huynh và phối hợp trong giáo dục, học sinh học yếu thì phối hợp với GV bộ môn, cử học sinh khá, giỏi kèm cặp. Nói chung, những việc này ngốn khá nhiều thời gian” – cô Thủy nói thêm.
GV của một trường THCS quận 3 chia sẻ: Mỗi khi ngành hay nhà trường có phong trào văn nghệ, tham gia các cuộc thi, nhà trường đều phân công trực tiếp cho GVCN từ đăng ký, lập danh sách đến việc phát động học sinh tham gia các cuộc thi này… “Khối lượng công việc của nhà trường giao cho một GVCN quá nhiều nên chúng tôi rất sợ khi bị phân công làm GVCN” – GV này nói.
GV làm công tác chủ nhiệm tuy vất vả, tốn thời gian nhưng bù lại họ rất vui vì tình cảm thầy trò ấm áp, gắn bó hơn. Trong ảnh: Một giờ học của thầy trò Trường THCS Kim Đồng, quận 5, TPHCM.
Video đang HOT
Cô Nguyễn Tuyết Trinh, Trường THPT Trần Phú (Tân Phú), chia sẻ: “Để giảm bớt áp lực về thời gian, tôi lập kế hoạch tổ chức lớp theo mô hình tự quản. Ngay từ đầu năm học, tôi dành thời gian nắm tình hình học sinh, trao đổi với phụ huynh, giám thị, GV bộ môn, trợ lý thanh niên… Ngần ấy công việc thì không thể nào 4,5 tiết theo quy định của Bộ có thể làm được và tôi luôn tận dụng giờ nghỉ, những ngày Chủ nhật để xử lý công tác chủ nhiệm” – cô Trinh nói.
Vì sao GV “né”… chủ nhiệm?
Cô Phạm Thị Huệ, Hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng (quận 3), cho rằng: Việc GV sợ làm chủ nhiệm là có thật, do học sinh thời nay biến động rất lớn về mặt tâm sinh lý cũng như hình thể. Các em bị tác động từ xã hội, môi trường sống, gia đình và thể hiện trong lớp học rất đa dạng nên một GVCN làm đúng trách nhiệm phải mất rất nhiều thời gian. Nhà trường cũng thông cảm với GVCN khi họ quá nhiều việc mà tiền phụ trội cho công tác chủ nhiệm họ nhận được rất ít”.
Thầy Nguyễn Văn Vượng, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (Tân Bình), nhìn nhận: GVCN như một hiệu trưởng thu nhỏ, học sinh phát triển sớm, tâm sinh lý biến đổi phức tạp nên GV không có kinh nghiệm sợ làm chủ nhiệm cũng là điều bình thường. “Tôi nghĩ Bộ GD&ĐT cần có chính sách để kích thích họ làm việc. Làm công tác chủ nhiệm tính phụ trội bốn tiết/tuần, họ hưởng thêm chẳng bao nhiêu tiền mà phải chi cho tiền xăng, điện thoại để phối hợp với mọi mối quan hệ nhằm giúp học sinh hoàn thiện, học tập tốt hơn đã “cắn” vào phần lương của họ thì sao đòi hỏi họ làm hết mình được. Tuy vậy, không phải GV nào cũng một cộng một bằng hai, không ít GV tâm sự rằng đi dạy mà không làm chủ nhiệm buồn lắm! Điều này cho thấy họ muốn có cơ chế thay đổi chính sách từ Bộ GD&ĐT. “Nếu được đề xuất, tôi đề nghị Bộ tăng giờ GVCN từ 4,5 tiết/tuần lên 8 tiết/tuần” – thầy Vượng cho biết.
GVCN làm… cảnh sát hình sự! Không chối bỏ được là GVCN quá nhiều việc nhưng ngoài vất vả, tốn nhiều thời gian, bù lại mình được gắn bó với học trò, tình cảm thầy trò ấm áp hơn. GVCN vừa là GV bộ môn, vừa làm công tác chủ nhiệm, chuyên viên tâm lý, có lúc phải đóng vai… cảnh sát hình sự truy bắt “tội phạm” vì phải bắt đúng người, xử đúng tội các em mới tâm phục khẩu phục. Như chính tôi từng “phá án” nhóm học sinh lớp 12 bỏ học, tụ tập ăn nhậu hoặc phải chịu trận nhiều đêm mất ngủ vì phụ huynh gọi điện thoại nhờ tìm con khi các em đi quá 12 giờ khuya chưa về vì các em mê chơi game rồi thuê khách sạn ngủ. Công việc đôi khi vất vả với sức của một GV nữ nhưng cứ một lần khuyên nhủ, dạy bảo các em nghe lời, học tốt là một lần hạnh phúc. – cô Nguyễn Tuyết Trinh, Chủ nhiệm khối GVCN , Trường THPT Trần Phú, TPHCM GVCN chỉ hưởng phụ trội theo quy định GVCN dạy khoảng 17-19 tiết/tuần, trong đó bao gồm luôn 4,5 tiết sinh hoạt chủ nhiệm, tức là số giờ dạy của họ được giảm xuống. 17 tiết dạy của GVCN có thu nhập tương đương 40 giờ làm việc của lao động bình thường. So với những chức danh cụ thể khác, GVCN được tính phụ trội khá kỹ. Tuy nhiên, thực tế GVCN làm thêm những công việc ngoài giờ tương đối nhiều xuất phát từ cái tâm của người thầy, cái này cũng không ai có thể đo, đếm được và cũng không thể nào thu tiền phụ huynh để hỗ trợ cho công tác này, ngân sách địa phương chi cho giáo dục cũng không đề cập nên GVCN chỉ được hưởng phụ trội theo quy định của Nhà nước tùy theo thâm niên của GV. – ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM
Theo Quốc Việt
Pháp luật TPHCM
Vụ "Một kỳ thi kỳ lạ!": Tổ chức thi "chui"
Chiều 24-10, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi ĐH Đà Nẵng yêu cầu báo cáo về việc thi liên thông từ CĐ lên ĐH năm 2011 được tổ chức một cách kỳ lạ trong hai ngày 22 và 23-10.
Trong đó, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu ĐH Đà Nẵng khẩn trương kiểm tra và báo cáo cụ thể về các nội dung phản ánh của bài báo và gửi về bộ trước ngày 28-10.
Liên quan đến kỳ thi này, ông Đỗ Quốc Anh - vụ trưởng, giám đốc Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM - cho rằng đây là một sai phạm hết sức nghiêm trọng của các bên liên quan và không thể chấp nhận. Ông cho rằng trách nhiệm này thuộc về các cán bộ coi thi, giám thị hành lang, thanh tra và lãnh đạo hội đồng tuyển sinh do không làm tròn nhiệm vụ.
Theo quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), CĐ, ĐH, đối với liên kết đào tạo trình độ CĐ, ĐH, đối tượng tham gia liên kết đào tạo, đơn vị phối hợp đào tạo bao gồm các trường TCCN, CĐ, ĐH, các ĐH, học viện và trung tâm giáo dục thường xuyên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hiện chưa có quy định nào cho phép các trường ĐH liên kết đào tạo với các trường CĐ nghề.
"Kỳ thi này tổ chức không đúng quy định hiện hành và không có giá trị về mặt pháp lý" - ông Đỗ Quốc Anh nói. Đồng thời, đại diện Vụ Giáo dục ĐH Bộ GD-ĐT cũng khẳng định Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) chưa xin phép Bộ GD-ĐT về việc tổ chức đào tạo chương trình liên thông này.
Trong khi đó ngày 24-10, Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM đã ký văn bản đề nghị Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM báo cáo về một số hiện tượng không bình thường trong việc tổ chức thi liên thông trên. Ông Lê Thanh Tâm - giám đốc sở - đề nghị: "Làm rõ trách nhiệm của trường và Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) trong việc thi tuyển sinh liên thông ĐH vào ngày 23-10, phương án giải quyết các hiện tượng bất thường xảy ra tại kỳ thi tuyển sinh nói trên".
Cùng ngày, ông Trần Văn Nam - giám đốc ĐH Đà Nẵng - cho biết ông đã liên lạc ngay với bà Nguyễn Thị Hằng - hiệu trưởng Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM - để nắm tình hình, ĐH Đà Nẵng cũng đã mời bà Hằng ra làm việc. Về phương án xử lý, ông Nam cho biết phải chờ báo cáo của hội đồng thi, phía Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM. Sau đó sẽ họp để xác minh sự việc mới có biện pháp tiếp theo.
Ông Nam cho biết trưa cùng ngày, đại diện Bộ GD-ĐT đã liên lạc với ông Nam để hỏi thăm tình hình. ĐH Đà Nẵng sẽ sớm tổ chức cuộc họp về sự việc này và có báo cáo gửi Bộ GD-ĐT..
Theo TT
Sự thật thi tuyển công chức ở Nam Định Trong phòng thi, thí sinh ngang nhiên sử dụng "phao" thi..., trong khi giám thị làm ngơ và tạo điều kiện cho một số thí sinh được "gửi gắm" từ trước... Đó là những lời kể của chị Bùi Thị M. T, một thí sinh vừa tham dự kỳ thi tuyển công chức của tỉnh Nam Định năm 2011 chia sẻ với PV....